Giao dịch liên kết là một trong những giao dịch quan trọng phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp và tổ chức có quan hệ liên kết. Và để giúp học viên và khách hàng hiểu sâu hơn về quan hệ liên kết của doanh nghiệp khi: mượn, cho mượn, vay, cho vay, thuê, cho thuê, trao đổi, mua bán, chuyển giao, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính… Dưới đây là một số ví dụ về giao dịch liên kết mà bạn không thể bỏ qua.
1. Các trường hợp phát sinh giao dịch liên kết
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quan hệ liên kết như sau:
– Các bên có quan hệ liên kết là các bên nằm trong các trường hợp có mối quan hệ sau:
+) Một bên tham gia gián tiếp hoặc trực tiếp vào việc góp vốn, kiểm soát, điều hành hoặc đầu tư vào bên kia;
+) Các bên gián tiếp hoặc trực tiếp cùng chịu sự góp vốn, kiểm soát, điều hành hoặc đầu tư của một bên khác.
Quy định cụ thể:
– Một doanh nghiệp gián tiếp hoặc trực tiếp nắm giữ ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp kia;
– Cả 2 bên doanh nghiệp đều sở hữu ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do bên thứ ba gián tiếp hoặc trực tiếp nắm giữ.
– Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và gián tiếp hoặc trực tiếp nắm giữ ít nhất tổng số 10% cổ phần của doanh nghiệp kia;
– Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ mọi hình thức (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của các bên có quan hệ liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự). Điều kiện, khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.
– Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo nắm quyền kiểm soát hoặc điều hành của một doanh nghiệp khác. Điều kiện là số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định phải chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo nắm quyền kiểm soát hoặc điều hành của doanh nghiệp thứ hai. Hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các hoạt động kinh doanh hoặc chính sách tài chính của doanh nghiệp thứ hai.
– Hai doanh nghiệp đều có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các hoạt động kinh doanh và chính sách tài chính được chỉ định bởi bên thứ ba.
=> Xem thêm: 3 trường hợp phải kê khai Giao dịch liên kết
2. Các ví dụ về giao dịch liên kết
Khi tìm hiểu một vấn đề, thì ví dụ là một trong những minh họa giúp người học hiểu sâu sắc hơn về vấn đề được đưa ra. Dưới đây là một số ví dụ về giao dịch liên kết, đây là những ví dụ chính là câu hỏi và trả lời về giao dịch liên kết từ Tổng cục Thuế:
Ví dụ về giao dịch liên kết 1: Công ty/ doanh nghiệp mượn tiền Giám đốc không lãi suất có phải là giao dịch liên kết không?
Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 132/2020/ NĐ-CP thì:
Nếu công ty/ doanh nghiệp vay mượn tiền của Giám đốc điều hành, kiểm soát công ty có ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu thì được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch mượn tiền là giao dịch liên kết.
Ví dụ về giao dịch liên kết 2: Doanh nghiệp/ công ty thuê nhà của Giám đốc làm văn phòng có được xem là giao dịch liên kết?
Trả lời: Doanh nghiệp/ công ty thực hiện giao dịch thuê nhà của Giám đốc làm văn phòng không phải là giao dịch liên kết. Điều này được căn cứ theo quy định tại Nghị định số 132/2020/ NĐ-CP.
Ví dụ về giao dịch liên kết 3: Trong năm 2022, công ty A có vay vốn của ngân hàng thương mại phục vụ hoạt động kinh doanh với tỉ lệ trên 25% vốn của chủ sở hữu. Vậy đây có được xem là một ví dụ về giao dịch liên kết không? Theo Nghị định số 132/ 2020/NĐ-CP thì tỷ lệ 25% được tính trên số sự nợ vay hay trên từng khoản vay?
Trả lời:
– Tại điểm D khoản 2 điều 5 thuộc Nghị định 132/2020/ NĐ-CP Quy định về giao dịch liên kết cụ thể: Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ mọi hình thức (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của các bên có quan hệ liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự). Điều kiện, khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.
Vì vậy nếu công ty A vay vốn của ngân hàng thương với tỉ lệ trên 25% vốn của chủ sở hữu và chiểm trên 50% tổng giá trị các khaorn nợ trung và dài hạn thì được xác định quan hệ liên kết và giao dịch phát sinh giữa 2 bên là giao dịch liên kết.
– Về tỷ lệ 25% trên vốn chủ sở hữu sẽ được tính trên tổng số dư nợ vay.
=> Xem thêm: Vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết
Ví dụ về giao dịch liên kết 4: Công ty A là công ty con của Công ty B (cả 2 là doanh nghiệp tại Việt Nam. Công ty B là công ty con của công ty C tại nước ngoài. Nếu công ty A vay tiền của công ty C tại nước ngoài thì có được xem là ví dụ về giao dịch liên kết không? Chi phí lãi vay được trừ của công ty A có bị khống chế mức tối đa 30% EBITDA không
Trả lời: Căn cứ vào điểm a và b khoản 2 Điều 132/2020/NĐ-CP:
– Một doanh nghiệp gián tiếp hoặc trực tiếp nắm giữ ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia.
– Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ gián tiếp hoặc trực tiếp.
Do đó, với trường hợp trên công ty A nắm giữ gián tiếp ít nhất 25% vốn góp (qua Công ty B) được xác định là các bên có quan hệ liên kết. Khi đó thì giao dịch vay tiền giữa công ty A với công ty C là giao dịch liên kết. Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp Thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu Thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ) cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp Thuế.
Trên đây là những ví dụ về giao dịch liên kết ở từng trường hợp của doanh nghiệp. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các công ty, doanh nghiệp tránh được những rủi ro không mong muốn trong Giao dịch liên kết.
=> Xem thêm: Hướng dẫn lập phụ lục Giao dịch liên kết
Nếu bạn muốn nắm vững tất cả các quy định của Nghị định 132, xác định chính xác các dấu hiệu của Giao dịch liên kết, Quan hệ liên kết và hiểu rõ bản chất các quy định và ứng dụng kê khai giao dịch liên kết vào doanh nghiệp. Hãy tìm hiểu và tham khảo ngay khóa học: Kê khai giao dịch liên kết, chuyển giá tại VisioEdu.
Đăng ký tại đây nhận ưu đãi lên đến 20%: https://bit.ly/DangkyKhoaGDLK