Vay ngân hàng, mượn tiền giám đốc có phải là Giao dịch liên kết hay không?

Giao dịch liên kết tuy không còn là chủ đề mới mẻ nhưng vẫn gây khá nhiều rắc rối cho kế toán và doanh nghiệp. Việc xác định chính xác một doanh nghiệp có giao dịch liên kết hay không góp không nhỏ cho kế toán trong quá trình hạch toán và kê khai thuế.

Một nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc truy thu, xử phạt Thuế liên quan đến đó là hầu hết kế toán không xác định được: Giao dịch vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp có phải là Giao dịch liên kết không? Hay có những doanh nghiệp vay vốn ngân hàng ngắn hạn (6 tháng) cao hơn vốn sở hữu nhưng công ty không có nợ trung và dài hạn, như vậy có thuộc trường hợp phát sinh liên kết không? Trong bài viết dưới đây, VisioEdu sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Vay ngân hàng, mượn tiền giám đốc có phải là Giao dịch liên kết hay không?

1. Vay ngân hàng có phải là Giao dịch liên kết hay không?

Để xác định được vay ngân hàng hoặc vay mượn tiền giám đốc có phải là Giao dịch liên kết hay không, chúng ta đối chiếu vào điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có Giao dịch liên kết (Nghị định số 132).

Điều này quy định: “Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay”.

Khi đó, các giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là có liên kết.

Trường hợp đặc biệt

  • Trong kỳ công ty không có các khoản nợ trung và dài hạn thì không thuộc trường hợp xác định là các bên có quan hệ liên kết.
  • Doanh nghiệp có quan hệ liên kết nhưng không phát sinh Giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132 thì không phải thực hiện kê khai.

Do vậy, doanh nghiệp có phát sinh liên kết khi:

  • Vay ngân hàng hoặc được ngân hàng bảo lãnh cho vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào với mức vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay;
  • Chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.

>>> Có thể bạn cũng quan tâm: Khóa học Kê Khai Giao Dịch Liên Kế 

2. Có phát sinh Giao dịch liên kết khi vay tiền giám đốc không?

Một vấn đề nữa đó là: Vay mượn tiền không tính lãi của chủ doanh nghiệp có phải là Giao dịch liên kết không?

Trong trường hợp vay mượn tiền giám đốc ở trên, VisioEdu xin phép nhấn mạnh: 

  • Đây chỉ là giao dịch mượn tiền và không phải là Giao dịch liên kết;
  • Giao dịch này không bị khống chế lãi vay cũng như không phát sinh thu nhập chịu thuế.

Tuy nhiên với trường hợp sau:

Công ty do thiếu vốn nên đã vay mượn tiền giám đốc với lãi suất 0%. Cùng với đó, công ty cũng vay ngân hàng để kinh doanh trong 6 năm. Công ty trả dần đến năm 2022 thì dư nợ trung và dài hạn không vượt quá 25% vốn chủ sở hữu có phát sinh Giao dịch liên kết không?

Căn cứ theo điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132 quy định: 

  • Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; 
  • Vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.”

Do đó, 

  • Nếu công ty có phát sinh giao dịch vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với chủ doanh nghiệp là cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp thì được xác định là các bên có quan hệ liên kết. 
  • Các giao dịch phát sinh giữa các bên liên kết là Giao dịch liên kết và công ty có nghĩa vụ kê khai theo quy định.

Lưu ý:

  • Trường hợp một cá nhân trực tiếp tham gia điều hành 2 công ty thì 2 doanh nghiệp này được xác định là các bên có quan hệ liên kết. 
  • Khi đó, các giao dịch mua bán hàng hóa phát sinh giữa hai công ty phải thực hiện kê khai vào Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 132.

Trong vấn đề này, Cơ quan Thuế đã xây dựng kế hoạch kiểm tra để phát hiện và ngăn chặn việc vi phạm. Việc xác định các giao dịch có liên kết của các bên đòi hỏi kế toán cần sự hiểu biết rõ ràng về các quy định của pháp luật thuế và chuyển giá để tránh các hậu quả không mong muốn cho doanh nghiệp.

Trên đây VisioEdu đã giải đáp thắc mắc của kế toán về vấn đề vay ngân hàngvay mượn tiền giám đốc có phải là Giao dịch liên kết hay không.  Hy vọng câu trả lời trên sẽ hữu ích giúp kế toán tránh khỏi những sai phạm khi kê khai và quyết toán Thuế.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Hướng dẫn lập phụ lục giao dịch liên kết

>>> Các trường hợp phải kê khai Giao dịch liên kết

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    02 Th5 2024

    Ở bài viết trước chúng tôi đã trình bày các nội dung liên quan đến cách tính thuế GTGT theo…

    Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

    Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    01 Th5 2024

    Hiện nay có 2 cách tính thuế GTGT phải nộp: Một là tính thuế GTGT phải nộp bằng phương pháp…

    Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

    Tổng hợp các loại chi phí được trừ khi tính Thuế TNDN

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    29 Th4 2024

    Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh tại các doanh nghiệp thường sẽ phát sinh rất nhiều loại chi…

    Doanh thu tính thuế TNDN

    Hướng dẫn cách xác định Doanh thu tính thuế TNDN

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    27 Th4 2024

    Việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thường được thực hiện bằng cách tính toán doanh thu và các…

    Bài cùng tác giả
    10 Nguyên tắc quan trọng của Tài chính doanh nghiệp

    10 Nguyên tắc quan trọng của Tài chính doanh nghiệp – Nội dung ôn thi CPA môn Tài chính và quản lý tài chính nâng cao

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    10 Th9 2023

    Cơ sở tài chính đằng sau các quyết định của nhà quản trị tài chính là gì? Để có cơ…

    Cách tính thuế với người thuê tài sản

    Giảng viên: Tác giả: admin
    12 Th9 2021

    Phương pháp tính thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản được hướng dẫn trong Thông tư 40/2021/TT-BTC mới…

    Ưu đãi thuế dành cho phụ nữ

    Những ưu đãi thuế dành cho Phụ nữ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    19 Th10 2022

    Ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu…

    Các phương thức nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022

    Các phương thức nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    02 Th1 2023

    Căn cứ theo quy định tại Công văn 883/TCT-DNNCN ngày 24/3/2022, Tổng Cục thuế hướng dẫn nơi nộp hồ sơ…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành