Các trường hợp phải kê khai Giao dịch liên kết

Theo nghị định 20/2017/NĐ-CP của chính phủ Việt Nam thì bắt đầu từ 01/05/2017 thì khi làm tờ khai quyết toán Thuế thu nhập doanh nghiệp thì phải có thêm tờ khai Giao dịch liên kết. Vậy đâu những trường hợp phải kê khai Giao dịch liên kết? Hãy cùng VisioEdu tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây. 

Các trường hợp phải kê khai Giao dịch liên kết

 

1. Giao dịch liên kết là gì?

Theo khoản 22 Điều 3 Luật Quản lý Thuế 2019, Giao dịch liên kết (GDLK) là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình kinh doanh và sản xuất bao gồm: 

– Mua bán, mượn, cho mượn, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, thiết bị, máy móc, cung cấp dịch vụ;

– Mua bán, mượn, cho mượn, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản vô hình, tài sản hữu hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn nhân lực như: hợp tác, hợp lực khai thác sử dụng nhân lực. 

– Cho vay, vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác. 

– Chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết

2. Quy định mới nhất về Giao dịch liên kết

GDLK của doanh nghiệp được xác định như sau:

– Các bên có mối quan hệ liên kết là các bên thuộc một trong các trường hợp sau:

+) Bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp này điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia.

+) Các bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp đều cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên liên kết khác.

– Theo Điều 5 Nghị định số 132 /2020/NĐ-CP các bên liên kết được quy định cụ thể như sau:

+) Một doanh nghiệp tham gia nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp bên kia. 

+) Cả hai doanh nghiệp tham gia đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ gián tiếp hoặc trực tiếp. 

+) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ gián tiếp hoặc trực tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia. 

+) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.

+) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;

+) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba.

+) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;

+) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của cá nhân, tổ chức nước ngoài.

+) Các doanh nghiệp đang chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua việc vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc tham gia trực tiếp vào điều hành doanh nghiệp;

+) Các trường hợp khác, trong đó doanh nghiệp chịu sự kiểm soát, điều hành, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;

+) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính Thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính Thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.

3. Các trường hợp phải kê khai Giao dịch liên kết

Theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì các trường hợp phải kê khai Giao dịch liên kết là:

Tổ chức kinh doanh, sản xuất các loại dịch vụ, hàng hóa là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP

Cơ quan Thuế gồm: Chi cục Thuế, Tổng cục Thuế và Cục Thuế

Tổ chức, cá nhân và cơ quan nhà nước có liên quan đến việc áp dụng quy định về quản lý Thuế đối với Giao dịch liên kết.

4. Các trường hợp miễn kê khai Giao dịch liên kết

Ngoài các trường hợp phải kê khai Giao dịch liên kết chúng tôi vừa nêu ra ở trên, thì sẽ có các trường hợp được miễn lập hồ sơ xác định giá GDLK. Đó là các trường hợp sau

Có phát sinh Giao dịch liên kết nhưng doanh thu phát sinh của kỳ tính Thuế tổng dưới 50 tỷ đồng và giá trị tất cả các GDLK phát sinh trong kỳ tính Thuế tổng dưới 30 tỷ đồng

Đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá

Thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và Thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực như sau:

Phân phối: Từ 5% trở lên;

Sản xuất: Từ 10% trở lên;

Gia công: Từ 15% trở lên

5. Kê khai Giao dịch liên kết tại VisioEdu – Khóa học giúp bạn giải quyết khó khăn GDLK, chuyển giá

Hiện nay có rất nhiều kế toán còn đang gặp khó khăn trong xác định quan hệ liên kết và các phương pháp thực hiện xác định giá thị trường trong GDLK. Để đáp ứng đúng nhu cầu thực tiễn, VisioEdu đã cho ra đời một khóa học đào tạo chuyên sâu về Giao dịch liên kết – Chuyển giá

Chương trình đào tạo này đã giúp cho Kế được giảng dạy trực tiếp bởi Chuyên gia Trần Thế Thụ –người có 28 năm kinh nghiệm trực tiếp quản lý dịch vụ Thuế về giá Giao dịch liên kết. Và đặc biệt đây là một trong những giảng viên cao cấp tại VisioEdu.  Trước đây, chuyên gia Trần Thế Thụ cũng từng là một Trưởng nhóm Kiểm toán cho Top 6 công ty Kiểm toán lớn nhất Việt Nam, đó là Công ty Kiểm toán Grant Thornton.

Với kiến thức chuyên sâu từ người thầy có kinh nghiệm cùng cáchgiảng dạy dễ hiểu, ký thuyết không xa rời thực tiễn. Khóa học đã giúp cho các học viên giải quyết được tận cùng những khó khăn về Giao dịch liên kết, chuyển giá. 

Khi học xong khóa học này học viên sẽ quy trình lập hồ sơ, nâng cao kỹ năng xây dựng hồ sơ và chính sách giá với các bên liên kết sao cho tối ưu nghĩa vụ Thuế nhất. Đồng thời cũng giúp họ có thể tự tin trả lời mọi chất vấn từ cơ quan Thuế giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi có thanh tra, kiểm tra Giao dịch liên kết.

>>> Tìm hiểu khóa học ngay tại: https://visio.edu.vn/khoa-hoc/giao-dich-lien-ket-chuyen-gia/

>>> Hoặc đăng ký để nhận ưu đãi lên đến 20% tại: https://bit.ly/VisioEdu_DangKyDaiLyThue

Nếu bạn vẫn cần thêm bất cứ thông tin gì về các trường hợp phải kê khai giao dịch liên kết và khóa học, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0932.55.1661 – 0973.55.1661 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    bảng cân đối kế toán không cân

    Hướng dẫn xử lý Bảng cân đối kế toán không cân

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    06 Th5 2024

    Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính quan trọng, phản ánh tổng hợp tình hình tài sản…

    loại Thuế doanh nghiệp phải nộp

    4 loại thuế doanh nghiệp phải nộp theo quy định

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    05 Th5 2024

    Dù kinh doanh ngành nghề, dịch vụ nào thì sau khi được cấp mã số thuế thành lập doanh nghiệp…

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì? Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    04 Th5 2024

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bảng báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp, hỗ trợ…

    tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    02 Th5 2024

    Ở bài viết trước chúng tôi đã trình bày các nội dung liên quan đến cách tính thuế GTGT theo…

    Bài cùng tác giả
    Phân tích của chuyên gia về thời điểm xác định doanh thu

    Thời điểm xác định Giá tính thuế Giá trị gia tăng, doanh thu tính thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp và doanh thu kế toán có giống nhau

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th12 2022

    Phần đa trong các tình huống giá tính thuế giá trị gia tăng, doanh thu tính thu nhập chịu thuế…

    Đào tạo kế toán Inhouse là gì? Tiêu chí lựa chọn đơn vị đào tạo kế toán Inhouse hiệu quả, tối ưu chi phí?

    Đào tạo kế toán Inhouse là gì? Tiêu chí lựa chọn đơn vị đào tạo kế toán Inhouse hiệu quả, tối ưu chi phí?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    04 Th10 2023

    Đào tạo kế toán Inhouse dần trở thành phương thức đào tạo đang được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn….

    Báo cáo tài chính gồm những gì

    Báo cáo Tài chính gồm những gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th11 2023

    Báo cáo Tài chính là một trong những bộ báo cáo quan trọng của doanh nghiệp với mục đích cung…

    4 bước thường gặp trong kịch bản thanh, kiểm tra giá Giao dịch liên kết

    4 bước thường gặp trong kịch bản thanh, kiểm tra giá Giao dịch liên kết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th10 2023

    Giao dịch liên kết luôn là chủ đề được kế toán bàn tán xôn xao, đặc biệt đối với doanh…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành