Vay ngân hàng có phải giao dịch liên kết hay không?

Vay ngân hàng là một trong những hình thức vay vốn phổ biến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong ngành công nghiệp và thương mại. Vậy vay ngân hàng có phải giao dịch liên kết không? Hãy đọc bài viết này để có câu trả lời chính xác cho những băn khoăn này.

1. Giao dịch liên kết là gì?

Để có câu trả lời cho câu hỏi: vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết trước hết hãy làm rõ khái niệm “giao dịch liên kết” là gì?

Theo quy định tại Khoản 22 Điều 3 Luật Quản lý Thuế, giao dịch liên kết là giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết bao gồm các tình huống sau:

– Các bên có quan hệ liên kết là các bên có tham gia gián tiếp hoặc trực tiếp vào việc góp vốn, điều hành, kiểm soát vào doanh nghiệp;

– Các bên cùng chịu sự điều hành, kiểm soát gián tiếp hoặc trực tiếp bởi một tổ chức hoặc cá nhân;

– Các bên cùng có một cá nhân hoặc tổ chức tham gia góp vốn;

– Các doanh nghiệp được điều hành, kiểm soát bởi các cá nhân có mối quan hệ mật thiết trong cùng một gia đình.

vay ngân hàng có phải giao dịch liên kết

2. Vay ngân hàng có phải giao dịch liên kết không?

Chúng ta thấy rằng, giao dịch liên kết là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh và sản xuất. Nó cho phép các bên liên kết tận dụng nguồn lực và tài sản để đạt được lợi ích kinh tế chung. Thông qua việc tương tác và hợp tác, các bên có thể đạt được sự phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh. Vậy vay ngân hàng có phải giao dịch liên kết không?

Điểm d, Điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định vay ngân hàng có thể được xem xét là giao dịch liên kết nếu nó thỏa mãn các điều kiện quy định nếu nó thỏa mãn các điều kiện như sau:

– Doanh nghiệp bảo lãnh cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự hoặc doanh nghiệp nhận bảo lãnh với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

– Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng hoặc nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay hoặc cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân kiểm soát, điều hành doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm G khoản này.

Do đó, việc vay ngân hàng có thể được xem xét là giao dịch liên kết nếu nó đáp ứng các điều kiện quy định trong Nghị định 132/2020/NĐ-CP. Các điều kiện này có thể bao gồm tỷ lệ vốn vay so với vốn góp, quan hệ giữa người điều hành và doanh nghiệp, và các yếu tố khác liên quan đến quan hệ tài chính và quản lý.

Xem thêm:

Các trường hợp miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết

Hồ sơ giao dịch liên kết bao gồm những gì?

3. Chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Nghị định 132/2020/NĐ-CP chi phí lãi vay đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết được quy định cụ thể như sau:

– Chi phí lãi vay tổng cộng, sau khi đã trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay trong kỳ thuế, được sử dụng để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) không được vượt quá 30% của lợi nhuận ròng tổng cộng từ hoạt động kinh doanh trong kỳ thuế cộng với chi phí lãi vay sau khi đã trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay trong kỳ thuế cộng với chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ thuế của người nộp thuế.

– Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định ở trên sẽ được chuyển sang kỳ đánh thuế tiếp theo, trong trường hợp tổng chi phí lãi vay được trừ của kỳ thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định nêu trên.

– Thời gian chuyển giao chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm, tính từ năm tiếp theo sau năm mà chi phí lãi vay không được trừ.

Lưu ý: Quy định về tổng chi phí lãi vay nêu tại gạch đầu dòng thứ nhất không áp dụng cho:

– Các khoản vay của người nộp thuế từ các tổ chức tín dụng theo Luật về các tổ chức tín dụng; hoặc từ các tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm.

– Các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các khoản vay ưu đãi từ Chính phủ, được thực hiện theo phương thức vay nước ngoài của Chính phủ cho các doanh nghiệp vay lại.

– Các khoản vay thực hiện trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững).

– Các khoản vay đầu tư cho các chương trình và dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và các dự án phúc lợi công cộng khác).

Người nộp thuế phải khai báo tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ đánh thuế theo Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP

> Xem thêm: Chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết 

Trên đây là toàn bộ nội dung về việc: Vay ngân hàng có phải giao dịch liên kết không? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với visio.edu.vn qua hotline: 0973.55.1661 để được hỗ trợ và giải đáp.

Nếu bạn vẫn còn lo lắng về việc Xác định chính xác dấu hiệu của Giao dịch liên kết, Quan hệ liên kết và các cơ chế xây dựng quy định điều chỉnh hoạt động Giao dịch liên kết theo quy định của Nghị Định 132 hãy tham khảo ngay khóa học: Kê khai giao dịch liên kết để tự tin hơn với kỳ kỳ Quyết toán Thuế sắp tới.

Nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi tại: https://bit.ly/DangkyKhoaGDLK

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Đề thi CPA 2023 môn luật

    Đề thi CPA 2023 môn luật về kinh tế và luật doanh nghiệp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    19 Th5 2024

    Môn pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp là một trong những môn thi quan trọng trong kỳ…

    Đề thi CPA 2023 môn Kiểm toán

    Đề thi CPA 2023 môn Kiểm toán và Dịch vụ Bảo đảm Nâng cao

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th5 2024

    Đề thi môn Kiểm toán và Dịch vụ Bảo đảm Nâng cao đóng vai trò quan trọng trong kỳ thi…

    Đề thi CPA 2023 môn Kế toán

    Đề thi CPA 2023 môn Kế toán

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th5 2024

    Kỳ thi CPA năm nay đang đến gần và môn Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao…

    Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ

    Quy định về thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ kế toán cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    16 Th5 2024

    Theo quy định của pháp luật thì thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ là khi nào? Hãy cùng chúng…

    Bài cùng tác giả
    Ôn thi CPA môn Tài chính và Quản lý tài chính nâng cao cần học những gì?

    Ôn thi CPA môn Tài chính và Quản lý tài chính nâng cao cần học những gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th7 2023

    Chứng chỉ CPA không chỉ là bằng cấp uy tín mà còn là bệ phóng giúp kế toán thăng tiến…

    Hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn khi nào?

    Sự khác biệt về thời hạn kê khai của Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn & Tờ khai Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    01 Th12 2022

    Ngay tại thời điểm kết thúc Quý là kế toán đã có đủ số liệu để lên Báo cáo tình…

    hủy hóa đơn điện tử theo thông tư 78

    5 bước hủy hóa đơn điện tử theo thông tư 78

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th4 2024

    Hủy hóa đơn điện tử là một trong những nghiệp vụ kế toán thường xuyên gặp phải nếu xảy ra…

    7 môn thi CPA mà kế toán phải vượt qua để chạm tay đến chứng chỉ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th4 2023

    Bạn mong muốn sở hữu chứng chỉ CPA tại Việt Nam nhưng chưa biết phải ôn luyện những môn gì…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành