Tài sản cố định là gì? Tài sản cố định bao gồm những gì?

Trong hầu hết các doanh nghiệp hiện nay tồn tại 2 nhóm tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty. Đó là tài sản cố định và tài sản không cố định. Mỗi loại tài sản có giá trị và thời gian khấu hao khác nhau. Vậy tài sản cố định là gì? Tài sản cố định bao gồm những gì? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng VisioEdu chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này.

1. Tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định (TSCĐ) bao gồm các loại tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Loại tài sản này có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh mang tính chất nhiều năm, có giá trị lớn được chuyển dần sang giá trị sản phẩm, chi phí quản lý thông qua chi phí khấu hao. Chúng có thể ở trạng thái chưa được sử dụng, đang được sử dụng, đã hết hạn sử dụng hoặc hiện tại không còn được sử dụng.

2. Đặc điểm của tài sản cố định là gì?

Về tuổi thọ: Tài sản cố định sẽ có thời gian sử dụng trên 1 năm, nghĩa là TSCĐ sẽ tham gia vào nhiều niên độ kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm làm ra thông qua phần chi phí khấu hao. Vì vậy, giá trị của tài sản cố định thường sẽ giảm dần hàng năm.

Tuy nhiên, không phải tất cả các tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm đều được gọi là tài sản cố định. Bởi trên thực tế có những tài sản có tuổi thọ trên 1 năm nhưng vì giá trị nhỏ nên chúng được xếp vào tài sản lưu động chứ không phải là tài sản cố định.

Tài sản cố định là gì

3. Tài sản cố định bao gồm những gì?

Sau khi đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Tài sản cố định là gì? Chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến các loại tài sản cố định. Hiện nay TSCĐ của doanh nghiệp bao gồm:

– Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, kiến trúc máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.

– Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị của nó và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình do Bộ Tài chính quy định; tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh như một số chi phí liên quan trực tiếp đến đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả, nhãn hiệu thương mại.

– Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Mọi tài sản cố định đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.

– Tài sản cố định tương tự: là tài sản cố định có công dụng tương tự trong cùng 1 lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương

– Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh do bào mòn của tự nhiên, … trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.

– Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ 1 cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.

– Thời gian trích khấu hao tài sản cố định: là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao tài sản cố định để thu hồi vốn đầu tư tài sản cố định,

– Số khấu hao lũy kế của tài sản cố định: là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.

4. Điều kiện ghi nhận tài sản cố định

Theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

Tài sản cố định được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh, có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.

Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, tài sản cố định cũng phải đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật, chẳng hạn như:

TSCĐ phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp lệ.

TSCĐ phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đi thuê theo hình thức thuê tài chính.

TSCĐ có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện các chức năng nhất định.

=> Xem thêm: Điều kiện ghi nhận tài sản cố định 

Điều kiện ghi nhận tài sản cố định

5. Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất

Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định như sau:

Danh mục các nhóm tài sản cố định Thời gian trích khấu hao tối thiểu (năm) Thời gian trích khấu hao tối đa (năm)
A – Máy móc, thiết bị động lực
1. Máy phát động lực 8 15
2. Máy phát điện, thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, hỗn hợp khí. 7 20
3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện 7 15
4. Máy móc, thiết bị động lực khác 6 15
B – Máy móc, thiết bị công tác
1. Máy công cụ 7 15
2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng 5 15
3. Máy kéo 6 15
4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp 6 15
5. Máy bơm nước và xăng dầu 6 15
6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại 7 15
7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất 6 15
8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh 10 20
9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác 5 15
10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm 7 15
11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt 10 15
12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc 5 10
13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy 5 15
14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm 7 15
15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế 6 15
16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình 3 15
17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm 6 10
18. Máy móc, thiết bị công tác khác 5 12
19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hóa dầu 10 20
20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí. 7 10
21. Máy móc thiết bị xây dựng 8 15
22 Cần Cẩu 10 20
C – Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm
1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học 5 10
2. Thiết bị quang học và quang phổ 6 10
3. Thiết bị điện và điện tử 5 10
4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá 6 10
5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ 6 10
6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt 5 10
7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác 6 10
8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc 2 5
D – Thiết bị và phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải đường bộ 6 10
2. Phương tiện vận tải đường sắt 7 15
3. Phương tiện vận tải đường thuỷ 7 15
4. Phương tiện vận tải đường không 8 20
5. Thiết bị vận chuyển đường ống 10 30
6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng 6 10
7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác 6 10
E – Dụng cụ quản lý
1. Thiết bị tính toán, đo lường 5 8
2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý 3 8
3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác 5 10
G – Nhà cửa, vật kiến trúc
1. Nhà cửa loại kiên cố. 25 50
2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe… 5 25
3. Nhà cửa khác. 6 25
4. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân bay; bãi đỗ, sân phơi… 5 20
5. Kè, đập, cống, kênh, mương máng. 5 30
6. Bến cảng, ụ triền đà… 6 30
7. Các vật kiến trúc khác 10 40
H – Súc vật, vườn cây lâu năm
1. Các loại súc vật 4 15
2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm. 6 40
3. Thảm cỏ, thảm cây xanh. 2 8
I – Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa quy định trong các nhóm trên. 4 25
K – Tài sản cố định vô hình khác. 2 20

6. Các loại tài sản cố định không phải trích khấu hao

Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC được bổ sung tại Thông tư 147/2016/TT-BTC, tất cả tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những tài sản cố định sau đây:

– Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất.

– Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ Tài sản cố định thuê tài chính).

– Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

– Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các Tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).

– Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

– Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

– Các tài sản cố định loại 6 được quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 45/2013/TT-BTC không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi: Tải sản cố định là gì và tất cả những nội dung liên quan đến tài sản cố định. Hì vọng những thông tin này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về tài sản cố định trong doanh nghiệp.

=> Xem thêm: Hạch toán hao mòn tài sản cố định 

Nếu quan tâm đến tài sản cố định hãy tham khảo ngay khóa học hành nghề Thuế chuyên sâu tại Visio.edu.vn

Đăng ký ngay hôm nay để nhận ưu đãi lên đến 30% tại: https://forms.gle/MsN2aanm7RFowakh9

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    tư vấn Thuế là gì

    Tư vấn Thuế là gì? Cơ hội việc làm ngành Tax Consultant

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    15 Th6 2024

    Việc hội nhập kinh tế, thay đổi liên tục trong chính sách ngành thuế biến công việc tư vấn Thuế…

    Thuế nhập khẩu có được khấu trừ không

    Thuế nhập khẩu có được khấu trừ không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    14 Th6 2024

    Thuế nhập khẩu là gì? Thuế nhập khẩu có được khấu trừ không? Đây chắc hẳn là câu hỏi được…

    Phân loại hợp đồng lao động

    Phân loại hợp đồng lao động

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th6 2024

    Hiện nay có mấy loại hợp đồng lao động là vấn đề được rất nhiều người lao động (NLĐ) cũng…

    hợp đồng lao động vô hiệu

    2 trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu và cách xử lý

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    10 Th6 2024

    Hợp đồng lao động là thỏa thuận thường xuyên được diễn ra giữa người sử dụng lao động và người…

    Bài cùng tác giả
    Cập nhật những thay đổi mới nhất trong quản lý đối với hàng tiêu dùng nội bộ mọi kế toán cần biết

    Cập nhật những thay đổi mới nhất trong quản lý đối với hàng tiêu dùng nội bộ mọi kế toán cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    16 Th11 2022

    Hóa đơn là một trong những công cụ quản lý hiệu quả của Cơ quan Thuế, là một trong những…

    Doanh thu tính thuế TNDN

    Hướng dẫn cách xác định Doanh thu tính thuế TNDN

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    27 Th4 2024

    Việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thường được thực hiện bằng cách tính toán doanh thu và các…

    Rủi ro khi xuất hóa đơn điều chỉnh và giải pháp hạn chế

    Rủi ro khi xuất hóa đơn điều chỉnh và giải pháp hạn chế

    Giảng viên: Tác giả: admin
    03 Th10 2022

    Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm có giá trị tương đương hóa đơn gốc hoặc Xuất hóa đơn thay thế…

    Quy định mới nhất về Thuế TNCN từ đầu tư vốn

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th1 2024

    Đóng Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những nghĩa vụ của mỗi công dân sống và làm…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành