Kê khai thuế Giá trị gia tăng với đối tượng không chịu thuế

Cùng VisioEdu  xem xét tình huống “hiếm hoi” về đăng ký nhầm phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng sau đây:

“Sếp e đăng kí nhầm phương pháp khấu trừ thành phương pháp không tính Giá trị gia tăng! Bây giờ phát hành hoá đơn Cơ quan Thuế không chấp nhận, vì không đúng theo phương pháp tính thuế. Anh chị cho em hỏi em nên xử lý thế nào ạ?”

Quy định trước kia về đăng ký phương pháp tính thuế sử dụng mẫu 06 được tách riêng khỏi hồ sơ đăng ký mở mã số doanh nghiệp; tuy nhiên nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết cho doanh nghiệp và cơ quan thuế, từ ngày 19/09/2017 Bộ Tài Chính đã ban hành Thông 93/2017/TT-BTC bỏ quy định đăng ký này mà sẽ áp dụng phương pháp theo hồ sơ kê khai thuế theo kỳ đầu tiên mà doanh nghiệp thực hiện. Mẫu tờ khai đăng ký thuế mẫu số 01-ĐK-TCT được quy định tại Thông tư 105/2020/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành. Tới giai đoạn năm 2020, từ khi TT105 ra đời thì quy định về đăng ký phương pháp tính lại được áp dụng quay trở lại.

Để giúp kế toán và doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng chính xác, bài viết này VisioEdu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kê khai thuế Giá trị gia tăng cho đối tượng không chịu thuế.

1. Các đối tượng không chịu thuế Giá trị gia tăng

Trước hết, cùng VisioEdu tìm hiểu về các đối tượng không chịu thuế Giá trị gia tăng theo quy định hiện hành.

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC; Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Thông tư số 26/2015/TT-BTC. Các đối tượng không chịu thuế Giá trị gia tăng (GTGT) trong hóa đơn đầu vào bao gồm:

–  Các sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa được chế biến thành các sản phẩm khác hoặc các sản phẩm chỉ mới qua sơ chế thông thường (mới được làm sạch; phơi; sấy khô; bóc vỏ; xay; xay bỏ vỏ; xát bỏ vỏ; tách hạt; tách cọng; cắt; ướp muối; bảo quản lạnh như ướp lạnh, đông lạnh; bảo quản bằng khí sunfuro; bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa; ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác) của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt và bán ra ở khâu nhập khẩu.

– Các sản phẩm là các giống cây trồng, vật nuôi bao gồm trứng giống, con giống, cành giống, củ giống, cây giống, hạt giống, phôi, tinh dịch, vật liệu di truyền của các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với các sản phẩm là giống vật nuôi, cây trồng thuộc loại Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định.

– Dịch vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

– Sản phẩm muối được khai thác, sản xuất từ nước biển (NaCl), muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là NaCl.

– Nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.

– Chuyển quyền sử dụng đất;

– Các dịch vụ bảo hiểm: Bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm cây trồng, bảo hiểm vật nuôi và các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, các trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp trong việc đánh bắt thủy sản; tái bảo hiểm.

– Các dịch vụ tài chính, ngân hàng và kinh doanh chứng khoán;

– Các dịch vụ y tế và dịch vụ thú y;

– Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật;

– Các phần mềm máy tính theo quy định của pháp luật.

Kê khai thuế Giá trị gia tăng với đối tượng không chịu thuế

2. Kê khai thuế Giá trị gia tăng với đối tượng không chịu thuế

Đối với mỗi phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng sẽ có những quy định yêu cầu áp dụng riêng về loại hình và mức doanh thu. Bên cạnh đó cũng có những quy định để doanh nghiệp chủ động lựa chọn phương pháp tính thuế trong giai đoạn mới khi chưa định hình được quy mô của doanh nghiệp. Tiếp theo, hãy cùng VisioEdu tìm hiểu về kê khai thuế Giá trị gia tăng với đối tượng không chịu thuế nhé!

Các quy định về phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng đã được quy định cụ thể trong Thông tư 219/2013/TT-BTC và Thông tư sửa đổi số 119/2014/TT-BTC. Các chỉ tiêu lựa chọn phương pháp tính thuế trong mẫu phụ lục 01-ĐK-TCT mới được ban hành trong TT105 có các thông tin phương pháp cụ thể:

  • Phương pháp khấu trừ: Khấu trừ thuế được áp dụng với loại hình thuế giá trị gia tăng – là việc doanh nghiệp xác định số thuế Giá trị gia tăng (GTGT) cần phải nộp vào ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở lấy số thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đầu ra trừ đi số thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào. Khi nộp tờ khai, sử dụng mẫu 01/GTGT và mẫu 02/GTGT (đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư thuộc đối tượng hoàn thuế).
  • Phương pháp tính thuế trực tiếp: 

Phương pháp này được phân thành hai phương pháp riêng biệt áp dụng với những đối tượng cụ thể mà VisioEdu nêu sau đây:

  • Một là: Phương pháp trực tiếp trên GTGT: là phương pháp chỉ sử dụng cho đối tượng kinh doanh mua bán chế tác vàng bạc, đá quý. Khi nộp tờ khai, sử dụng mẫu 03/GTGT.
  • Hai là: Phương pháp trực tiếp trên doanh số: là phương pháp doanh nghiệp tính thuế Giá trị gia tăng (GTGT) (VAT) để nộp theo tỷ lệ trên doanh thu theo từng ngành nghề kinh doanh (tùy từng ngành nghề kinh doanh sẽ có mức tỷ lệ khác nhau). Khi nộp tờ khai, sử dụng mẫu 04/GTGT.
  • Phương pháp không phải nộp thuế Giá trị gia tăng (GTGT): áp dụng với loại hình kinh doanh duy nhất một sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế. Khi áp dụng phương pháp này, đơn vị không phải nộp tờ khai trong kỳ, nên cũng không được sử dụng hoá đơn. 

Thoạt nghe thì với phương pháp không phải nộp thuế Giá trị gia tăng kế toán có vẻ “nhàn nhã” bởi các thủ tục kê khai quý không phải thực hiện. Nhưng do quy định không được sử dụng hóa đơn nên các đối tượng này trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng không “thuận tiện” khi cung cấp chứng từ cho các đơn vị. Ngay cả khi mở rộng hoạt động kinh doanh, phương pháp này sẽ không còn phù hợp nữa.

3. Hồ sơ kê khai thay đổi phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng

Vậy sẽ thế nào nếu trong năm doanh nghiệp đủ điều kiện áp dụng phương pháp Phương pháp không phải nộp thuế Giá trị gia tăng, sau đó lại có thêm một hoạt động kinh doanh mới? Cùng VisioEdu tìm hiểu về hồ sơ kê khai thay đổi phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng và giải quyết tình huống ban đầu nhé!

Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT- BTC thì: 

“… Sau năm dương lịch đầu tiên từ khi thành lập, doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng ổn định phương pháp tính thuế trong 2 năm liên tục”. 

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đang đăng ký phương pháp không phải nộp thuế Giá trị gia tăng (GTGT) mà trong quá trình hoạt động kinh doanh không đủ điều kiện áp dụng thì doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ để đăng ký thay đổi phương pháp. Và sẽ ổn định phương pháp mới trong suốt năm tài chính còn lại. 

Hồ sơ khi thay đổi phương pháp tính thuế theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định gồm: Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu 08-MST; và Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Theo quy định về thời gian xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp được quy định tại Khoản 1 Điều 11 TT105 “Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người nộp thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có trách nhiệm cập nhật các thông tin thay đổi vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế”.

Có thể hiểu, yêu cầu ổn định và thống nhất trong quy định đều là những nguyên tắc chung của kế toán và thuế. Điều này giúp Cơ quan Thuế dễ dàng quản lý trách nhiệm thực hiện kê khai của doanh nghiệp, đưa ra các chỉ tiêu rủi ro để đánh giá và quản lý. Doanh nghiệp cũng cần nắm được nguyên tắc này để thực hiện các nghĩa vụ đúng theo quy định, tránh những sai sót, nhầm lần dẫn đến những sai phạt trong quá trình hoạt động.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của VisioEdu về kê khai thuế Giá trị gia tăng với đối tượng không chịu thuế. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn có thể lựa chọn phương pháp tính thuế chính xác cho doanh nghiệp mình. Đồng thời tự tin làm hồ sơ thay đổi phương pháp khi lựa chọn sai phương pháp tính thuế.

Có thể bạn cũng quan tâm:

>>> Trường hợp cần phải nộp Tờ khai thuế Mẫu số 01 về giảm thuế Giá trị gia tăng

>>> Các trường hợp phải khai bổ sung trên tờ khai thuế Giá trị gia tăng theo Thông tư 80

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Nên học kế toán hay kiểm toán

    Điểm khác biệt giữa kế toán và kiểm toán, nên lựa chọn phương án nào?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    13 Th5 2024

    Kế toán và kiểm toán là 2 ngành học đang rất hot tại Việt Nam, thu hút nhiều học viên…

    học kế toán Thuế ở đâu tốt

    Học kế toán thuế ở đâu tốt nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    11 Th5 2024

    Là một kế toán thuế muốn nâng cấp sự nghiệp và tài chính, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến…

    Kế toán thuế làm những gì? Các công việc của kế toán thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    10 Th5 2024

    Kế toán thuế là một trong những vị trí vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong hầu hết…

    vay ngân hàng có phải giao dịch liên kết

    Vay ngân hàng có phải giao dịch liên kết hay không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    08 Th5 2024

    Vay ngân hàng là một trong những hình thức vay vốn phổ biến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh,…

    Bài cùng tác giả
    tài sản cố định là gì

    Tài sản cố định là gì? Tài sản cố định bao gồm những gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th4 2024

    Trong hầu hết các doanh nghiệp hiện nay tồn tại 2 nhóm tài sản thuộc quyền sở hữu của công…

    4 bước thường gặp trong kịch bản thanh, kiểm tra giá Giao dịch liên kết

    4 bước thường gặp trong kịch bản thanh, kiểm tra giá Giao dịch liên kết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th10 2023

    Giao dịch liên kết luôn là chủ đề được kế toán bàn tán xôn xao, đặc biệt đối với doanh…

    Doanh nghiệp Việt Nam có phải thực hiện nghĩa vụ Thuế thay cho Facebook hay không

    Doanh nghiệp Việt Nam có phải thực hiện nghĩa vụ Thuế thay cho Facebook hay không? 

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    26 Th2 2024

    Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng mô hình kinh doanh theo hình thức trực tuyến. Vì…

    Kế toán nội bộ gồm những công việc gì

    Kế toán nội bộ gồm những công việc gì

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th12 2023

    Kế toán là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Như vị trí kế…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành