Chuyện xưa kế toán

Chuyện xưa kế toán

Chào các bạn đọc, chào những người đồng nghiệp kế toán thân mến!

Công việc kế toán trên đe dưới búa với áp lực không được sai sót dù chỉ một đồng, đến hạn là phải nộp báo cáo nếu chậm nộp báo cáo với cơ quan thuế thì “học phí” sẽ là mấy tháng lương. Điển hình như các kế toán thu ngân thu thiếu tiền thì chỉ có bỏ tiền túi ra mà bù hay như kế toán kho mà nhập xuất không cẩn thận là cũng bỏ tiền ra mà mua vật tư đền vào phần thiếu.

Dưới đây là một tình huống thực tế rất thú vị, đáng để chúng ta phân tích, mổ sẻ như sau:

Năm 2021 Lợi nhuận trước thuế 500 triệu, đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 100 triệu và chia lợi nhuận sau thuế cho nhà đầu tư và đã nộp thuế thu nhập cá nhân đầy đủ.
Nay xem lại. Thấy kế toán cũ (đã nghỉ) bỏ quên chi phí thuê văn phòng 80 triệu.

Đọc qua tình huống là chúng ta có thể hình dung là năm 2021 đã tính toán sai lợi nhuận sau thuế do bỏ quên chi phí làm tăng lợi nhuận sau thuế nhưng số lợi nhuận sau thuế này lại chia hết cho nhà đầu tư rồi. Bây giờ điều đầu tiên cần làm là tính toán lại báo cáo kết quả kinh daonh và chắc chắn là sẽ làm giảm lợi nhuận sau thuế, tiền thì đã chia hết cho nhà đầu tư và tình trạng không khác gì “thả gà ra đuổi” nên chắc chắn đây sẽ là một khoản thiệt hại của công ty và lúc này có thể một số cá nhân phải đứng ra nhận trách nhiệm, bồi thường tổn thất và một việc không thể thiếu là nộp lại hồ sơ quyết toán.

Đầu tiên đối với kế toán, phải khẳng định đây là sai sót và sai sót này là sai sót bỏ quên chi phí lên đến 80 triệu đồng. Và theo Luật Kế toán “Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh về việc sửa chữa này.” Khi phát hiện sổ kế toán của kỳ báo cáo có sai sót thì phải sửa chữa bằng phương pháp phù hợp với quy định của Luật kế toán. Trường hợp phát hiện sai sót trong các kỳ trước, doanh nghiệp phải điều chỉnh theo quy định của chuẩn mực kế toán “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” – Chuẩn mực kế toán số 29, áp dụng hồi tố hoặc điều chỉnh hồi tố. Việc áp dụng hồi tố và điều chỉnh hồi tố đòi hỏi phải đặt giả thiết về ý định của Ban Giám đốc.

  • Áp dụng hồi tố là chúng ta sẽ không sửa Báo cáo Tài chính đã nộp mà điều chỉnh vào số dư đầu kỳ.
  • Điều chỉnh hồi tố là coi như sai sót của kỳ trước chưa hề xảy ra và sẽ ghi nhận nghiệp vụ này như một nghiệp vụ phát sinh vào năm nay.

Với kế toán thì là như vậy nhưng với thuế thì ngược lại. Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm, tờ khai giao dịch liên kết; các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế. Hồ sơ khai thuế lần đầu đã nộp nhưng có sai sót thì chúng ta sẽ phải nộp bổ sung hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế khi khai bổ sung sẽ luôn là tờ khai thuế bổ sung và các tài liệu liên quan bao gồm cả báo cáo tài chính. Chúng ta sẽ được nộp bổ sung trong thời hạn 10 năm trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra tại trụ sở hoặc ở trước khi cơ quan thuế phát hiện mà không qua kiểm tra tại trụ sở. Tức là mọi lúc, bất kể khi họ phát hiện ở thời gian nào, ở thời điểm nào thì cũng ta đều không được quyền điều chỉnh. Cho nên khi mình phát hiện ra là mình phải làm ngay.

Vậy bây giờ theo kế toán thì áp dụng kỹ thuật điều chỉnh trên báo cáo tài chính năm 2022 và không làm lại báo cáo tài chính năm 2021 vì Báo cáo đã phát hành, nó là một lời hứa, một lời cam kết đến các nhà đầu tư nên không thể thay đổi, lật như lật bánh tráng được. Nhưng đối với thuế thì nộp hồ sơ bổ sung sẽ phải nộp bổ sung Báo cáo tài chính. Như vậy thì … theo ai đây?

Ngoài ra, khi phát hiện chia thừa lợi nhuận, tại thời điểm này là theo quy định của kế toán thì đây là một một khoản thiệt hại. Và theo chuẩn mực kế toán thì đây sẽ là thiệt hại chờ xử lý và ghi nhận vào năm nay. 

Cách xử lý đầu tiên mà ai cũng sẽ nghĩ đến đó là thu lại của nhà đầu tư, nhưng nếu đây là một công ty có hàng trăm, hàng nghìn nhà đầu tư thì sao? Thì rất khó để xử lý theo hướng này và lúc này, với thiệt hại đã gây ra cho doanh nghiệp thì phòng Tài Chính, các nhân vật có liên đới sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất do mình đã gây ra tùy thuộc và mức độ trách nhiệm đối với báo cáo tài chính trước đây đã công bố. Thế nên kế toán hãy cẩn thận khi xử lý số liệu, đừng làm nó một cách qua loa, hời hợt bởi vì nghề kế toán là một nghề đòi hỏi tính chuyên môn cao, không phải là một nghề có thể học theo kiểu “cầm tay chỉ việc” như nhiều người vẫn hay nói. Chúng ta phải có thời gian học nó, tìm hiểu nó, nghiên cứu nó, trải nghiệm nó, hiểu nó và sử dụng nó để đem lại giá trị cho doanh nghiệp.

Xem thêm bài khác của tác giả – chuyên gia Nguyễn Ngọc Minh:

Nghề Công chức Thuế – Trải nghiệm để thấu hiểu

Lan man nhánh suy tư: Grab và Kế toán

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Nguyên tắc và lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200

    Nguyên tắc và lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th10 2024

    Lập báo cáo tài chính là công việc đòi hỏi kế toán không chỉ vững chuyên môn mà còn cần…

    Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo quy định mới nhất tại Thông tư 200

    Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo quy định mới nhất tại Thông tư 200

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Lập Bảng cân đối kế toán là bước đột phá mở ra cơ hội thăng tiến cho kế toán. Là…

    Khóa học chi tiết, hệ thống nhất giúp kế toán Trình bày và lập Báo cáo Tài chính chuẩn chỉnh

    Khóa học chi tiết, hệ thống nhất giúp kế toán Trình bày và lập Báo cáo Tài chính chuẩn chỉnh

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Lập Báo cáo Tài chính là công việc mà mọi kế toán đều phải thực hiện trước các kỳ quyết…

    Hệ thống các báo các tài chính theo quy định của Thông tư 200 mới và chuẩn nhất

    Hệ thống các báo cáo tài chính theo quy định của Thông tư 200 mới và chuẩn nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng để doanh nghiệp nộp lên Cơ quan Thuế và công bố…

    Bài cùng tác giả
    Cập nhật những thay đổi mới nhất trong quản lý đối với hàng tiêu dùng nội bộ mọi kế toán cần biết

    Cập nhật những thay đổi mới nhất trong quản lý đối với hàng tiêu dùng nội bộ mọi kế toán cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    16 Th11 2022

    Hóa đơn là một trong những công cụ quản lý hiệu quả của Cơ quan Thuế, là một trong những…

    6 vấn đề cần chú ý để tránh mất điểm phần Thuế Thu nhập doanh nghiệp

    6 Lưu ý để tránh mất điểm phần Thuế Thu nhập doanh nghiệp khi thi Đại lý thuế 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th2 2024

    Trong đề thi Đại lý Thuế, trọng tâm kiến thức của bài thi về Thuế Thu nhập doanh nghiệp sẽ…

    Hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn khi nào?

    Sự khác biệt về thời hạn kê khai của Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn & Tờ khai Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    01 Th12 2022

    Ngay tại thời điểm kết thúc Quý là kế toán đã có đủ số liệu để lên Báo cáo tình…

    Chuẩn mực IFRS 16 và những điều kế toán cần biết

    Chuẩn mực IFRS 16 – Thay đổi toàn diện kế toán các hợp đồng thuê tài sản

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    14 Th12 2022

    Hiện nay, hoạt động thuê tài sản được nhiều doanh nghiệp áp dụng do doanh nghiệp vẫn có quyền sử…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành