Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Hiện nay có 2 cách tính thuế GTGT phải nộp: Một là tính thuế GTGT phải nộp bằng phương pháp trực tiếp và hai là tính thuế GTGT ptheo phương pháp khấu trừ. Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng VisioEdu tìm hiểu về cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

1. Thuế Giá trị gia tăng là gì?

Thuế Giá trị gia tăng còn gọi là VAT (Value Added Tax), là loại thuế đánh vào người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT Người tiêu dùng là người chi trả nhưng người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.

Thuế VAT được tính trên giá trị gia tăng của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này có nghĩa là chỉ có phần giá trị mới được thêm vào sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi các thành phần khác được sản xuất hoặc cung cấp sẽ bị đánh thuế.

Xem thêm: Đối tượng không chịu thuế Giá trị gia tăng

2. Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là gì?

Phương pháp khấu trừ được xem là phương pháp tính thuế giá trị gia tăng được sử dụng phổ biến nhất và hiệu quả nhất trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp sẽ tính toán số tiền thuế GTGT phải nộp dựa trên sự khác biệt giữa số tiền Thuế GTGT đầu vào và GTGT đầu ra. Một trong những ưu điểm của phương pháp này là sự công bằng trong việc tính toán thuế. Theo phương pháp khấu trừ, chỉ số tiền giá trị gia tăng mới sẽ phải chịu thuế, còn các chi phí đã phát sinh sẽ được khấu trừ. Điều này giúp tránh được việc tính thuế đối với các khoản chi phí đã phát sinh trước đó.

Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

3. Đối tượng áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Đối tượng áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo các quy định pháp luật liên quan, bao gồm các đối tượng sau:

– Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng trở lên.

– Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế bao gồm:

+) Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới 1 tỷ đồng;

+) Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;

+) Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh;

+) Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ;

+) Tổ chức kinh tế khác bao gồm cả tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp hạch toán kế toán đầy đủ, xác định được thuế GTGT đầu vào, đầu ra đăng ký tự nguyện áp dụng:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai, khấu trừ, nộp thay.

Chi nhánh mới thành lập của doanh nghiệp hoặc thành lập từ dự án đầu tư của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và chi nhánh thuộc trường hợp khai thuế GTGT riêng thì chi nhánh cũng áp dụng phương pháp khấu trừ để kê khai, nộp thuế GTGT.

Lưu ý: Hộ, cá nhân kinh doanh không áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

Xem thêm: 

Điều kiện khấu trừ Thuế GTGT đầu vào

Nguyên tắc khấu trừ Thuế GTGT đầu vào

4. Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Theo điều 12 Thông tư 219/ 2013/TT-BTC quy định công thức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cụ thể như sau:

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế = số thuế GTGT đầu ra trừ (-) số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

– Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT. Số thuế của một hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT được xác định bằng công thức:

Thuế GTGTG của hàng hóa dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra (x) Thuế suất GTGT của hàng hóa dịch vụ đó.

– Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định; trên chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu; trên chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài và đáp ứng đầy đủ các điều kiện khấu trừ thuế đầu vào.

Xem thêm: Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Trên đây là nội dung đầy đủ về đối tượng và cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hi vọng với những kiến thức này có thể giúp các bạn kế toán có thể xử lý trôi chảy mọi vấn đề về Thuế đang phát sinh trong doanh nghiệp của mình.

Để nắm vững các kiến thức về tất cả các sắc Thuế, vận dụng linh hoạt luật Thuế vào thực tiễn doanh nghiệp, kế toán hãy tham khảo ngay các khóa học về Thuế chuyên sâu tại VisioEdu cụ thể như sau:

>> Ôn thi Đại lý Thuế

>> Khóa học Thuế chuyên sâu

Các khóa học do VisioEdu tổ chức, các học viên sẽ được học trực tiếp cùng chuyên gia đầu ngành về Thuế – Kế toán – Kiểm toán với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến, truyền đạt trọn vẹn kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm “xương máu” khi áp dụng vào thực tiễn công việc.

Đăng ký ngay nhận ưu đãi tại: https://bit.ly/VisioEdu_DangKyDaiLyThue

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    tư vấn Thuế là gì

    Tư vấn Thuế là gì? Cơ hội việc làm ngành Tax Consultant

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    15 Th6 2024

    Việc hội nhập kinh tế, thay đổi liên tục trong chính sách ngành thuế biến công việc tư vấn Thuế…

    Thuế nhập khẩu có được khấu trừ không

    Thuế nhập khẩu có được khấu trừ không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    14 Th6 2024

    Thuế nhập khẩu là gì? Thuế nhập khẩu có được khấu trừ không? Đây chắc hẳn là câu hỏi được…

    Phân loại hợp đồng lao động

    Phân loại hợp đồng lao động

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th6 2024

    Hiện nay có mấy loại hợp đồng lao động là vấn đề được rất nhiều người lao động (NLĐ) cũng…

    hợp đồng lao động vô hiệu

    2 trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu và cách xử lý

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    10 Th6 2024

    Hợp đồng lao động là thỏa thuận thường xuyên được diễn ra giữa người sử dụng lao động và người…

    Bài cùng tác giả
    4 Loại Báo cáo Tài chính thường gặp trong doanh nghiệp

    4 Loại Báo cáo Tài chính thường gặp trong doanh nghiệp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th10 2022

    Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính là hệ thống…

    bảng cân đối kế toán không cân

    Hướng dẫn xử lý Bảng cân đối kế toán không cân

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    06 Th5 2024

    Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính quan trọng, phản ánh tổng hợp tình hình tài sản…

    Hướng dẫn chi tiết các chỉ tiêu trên tờ khai Quyết toán Thuế Thu nhập cá nhân theo Thông tư 80

    Hướng dẫn chi tiết các chỉ tiêu trên tờ khai Quyết toán Thuế Thu nhập cá nhân theo Thông tư 80

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    29 Th12 2022

    Thông tư 80 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và cập nhật khá nhiều chỉ tiêu mới trên…

    Chuyên gia giải đáp 5 tình huống thường gặp trong Giao dịch liên kết – Chuyển giá

    Giảng viên: Tác giả: admin
    03 Th10 2022

    5 tình huống hay gặp phải nhất về Giao dịch liên kết – Chuyển giá trong doanh nghiệp được chuyên…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành