Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Ở bài viết trước chúng tôi đã trình bày các nội dung liên quan đến cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay VisioEdu sẽ gửi đến bạn cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

1. Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là gì?

Tính thuế trực tiếp là phương pháp tính thuế GTGT (VAT) để nộp theo tỷ lệ trên doanh thu theo từng ngành nghề kinh doanh (tùy từng ngành nghề kinh doanh sẽ có mức tỷ lệ khác nhau).

Với cách tính thuế này, doanh nghiệp chỉ cần có doanh thu là phải đóng thuế GTGT mà không cần phụ thuộc hay quan tâm mức thuế VAT đầu vào là bao nhiêu.

2. Đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Hiện nay với cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì đối tượng áp dụng được phân loại theo 2 trường hợp dưới đây:

2.1. Đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý

Tại điểm 4 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định chi tiết cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý cụ thể như sau:

  • Về đối tượng áp dụng: Là các cơ sở kinh doanh có hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
  • Cách tính số thuế GTGT phải nộp:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Giá trị gia tăng (x) Thuế suất

Cụ thể:

Số thuế GTGT phải nộp của hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý = Giá thanh toán bán ra (-) giá thanh toán mua vào tương ứng (x) Thuế suất GTGT áp dụng với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

Trong đó:

Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra: là giá thực tế ghi trên hóa đơn bán ra, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.

Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào: được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào nội địa hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.

Thuế suất thuế GTGT của mặt hàng là vàng, bạc, đá quý là 10%.

Cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý phải hạch toán riêng hoạt động này để xác định riêng số thuế GTGT phải nộp liên quan.

Trong kỳ tính thuế, nếu:

– Số thuế GTGT phải nộp của hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý có giá trị âm (<0) thì được tính bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp dương (>0) cùng phát sinh từ hoạt động này

– Số thuế GTGT dương không đủ bù trừ thì số thuế GTGT phải nộp âm được kết chuyển để bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp của các kỳ kê khai thuế kế tiếp trong cùng một năm dương lịch

Kết thúc năm dương lịch, số thuế GTGT phải nộp âm không được kết chuyển sang năm sau.

tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

2.2. Đối với các hoạt động khác không bao gồm các hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý

* Đối tượng áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

– Hộ, cá nhân kinh doanh.

– Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hàng năm từ dưới mức một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

– Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng phát sinh doanh thu tại Việt Nam và chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định về thuế hiện hành (trừ trường hợp cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay).

– Các tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

* Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp = Doanh thu (x) Tỷ lệ %

Trong đó:

Doanh thu để tính thuế GTGT: Là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Lưu ý:

– Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ % trên doanh thu đối với hai loại doanh thu này.

– Tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:

  • Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa áp dụng mức tỷ lệ 1%;
  • Hoạt động dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu áp dụng mức tỷ lệ 5%;
  • Hoạt động sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu áp dụng tỷ lệ 3%;
  • Hoạt động kinh doanh khác áp mức tỷ lệ 2%.

– Cơ sở sản xuất kinh doanh phải khai thuế theo từng nhóm lĩnh vực, ngành nghề tương ứng với từng mức tỷ lệ theo quy định nêu trên.

– Trường hợp không xác định được doanh thu theo từng nhóm lĩnh vực, ngành nghề có tỷ lệ thuế GTGT khác nhau do không tách riêng được thì phải áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành mà cơ sở sản xuất kinh doanh đó tham gia.

– Tương tự, nếu một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm ngành nghề có tỷ lệ thuế GTGT khác nhau thì phải áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của các nhóm ngành liên quan đến hợp đồng trọn gói đó để xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp.

3. Cách kê khai tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

3.1 Cách kê khai đối với phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu

Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có thể thực hiện kê khai trực tuyến trên trang thuế điện tử: https://thuedientu.gdt.gov.vn/ hoặc sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai HTKK.

Các cơ sở, tổ chức kinh doanh mới thành lập, hoạt động kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới mức 1 tỷ đồng, các cá nhân, hộ kinh doanh phải thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu mẫu 04/GTGT

Một số chỉ tiêu cần lưu ý khi lập tờ khai 04/GTGT:

Chỉ tiêu [21]: Chỉ tiêu để ghi tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế và đối tượng chịu thuế GTGT 0%;

Chỉ tiêu [22]: Chỉ tiêu để ghi tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ nhóm ngành 1%;

Chỉ tiêu [24]: Chỉ tiêu để ghi tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ nhóm ngành 5%;

Chỉ tiêu [26]: Chỉ tiêu để ghi tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ nhóm ngành 3%;

Chỉ tiêu [28]: Chỉ tiêu để ghi tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ nhóm ngành 2%.

Lưu ý: Khi kê khai tờ khai 04/GTGT trên doanh thu, doanh nghiệp chỉ thực hiện kê khai những hóa đơn bán ra không kê khai các hóa đơn mua vào.

3.2 Cách kê khai đối với phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

Các cơ sở, tổ chức kinh doanh mặt hàng đặc thù là vàng, bạc, đá quý kê khai thuế GTGT trực tiếp trên GTGT thì sử dụng mẫu 03/GTGT.

Một số chỉ tiêu cần lưu ý khi lập tờ khai 03/GTGT:

Chỉ tiêu [21]: Chỉ tiêu ghi nhận GTGT âm được kết chuyển từ kỳ trước sang kỳ này trong năm tài chính. Trong đó, kỳ tính thuế trước (tháng/quý) không phát sinh GTGT dương (+) hoặc GTGT dương (+) không đủ bù trừ vào thuế GTGT của kỳ (tháng/quý);

Chỉ tiêu [22]: Chỉ tiêu để ghi tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thực tế bán ra của vàng, bạc, đá quý ghi trên hóa đơn;

Chỉ tiêu [23]: Chỉ tiêu để ghi tổng giá thanh toán mua vào của hàng hóa, dịch vụ (là vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu);

Chỉ tiêu [24]: Chỉ tiêu dùng điều chỉnh sai sót hoặc khai thiếu làm phát sinh tăng giá trị gia tăng âm kỳ trước;

Chỉ tiêu [25]: Chỉ tiêu dùng điều chỉnh sai sót hoặc khai thiếu làm phát sinh giảm giá trị gia tăng âm kỳ trước.

Chỉ tiêu [26]: GTGT chịu thuế trong kỳ tính theo công thức [26] = [22] – [23] – [21] – [24] + [25];

Chỉ tiêu [27]: Thuế GTGT phải nộp: [27] = [26] x 10%.

Trên đây là nội dung đầy đủ về đối tượng và cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Hi vọng với những kiến thức này có thể giúp các bạn kế toán có thể xử lý trôi chảy mọi vấn đề về Thuế đang phát sinh trong doanh nghiệp của mình.

Để nắm vững các kiến thức về tất cả các sắc Thuế, vận dụng linh hoạt luật Thuế vào thực tiễn doanh nghiệp, kế toán hãy tham khảo ngay các khóa học về Thuế chuyên sâu tại VisioEdu cụ thể như sau:

Khóa học Đại lý Thuế tại: https://bit.ly/VisioEdu_DangKyDaiLyThue

Khóa học hành nghề thuế chuyên sâu tại: https://forms.gle/MCRV8wXYanGnbvwW7

Các khóa học do Visio.edu.vn tổ chức, các học viên sẽ được học trực tiếp cùng chuyên gia đầu ngành về Thuế – Kế toán – Kiểm toán với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến, truyền đạt trọn vẹn kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm “xương máu” khi áp dụng vào thực tiễn công việc.

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ

    Quy định về thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ kế toán cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    16 Th5 2024

    Theo quy định của pháp luật thì thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ là khi nào? Hãy cùng chúng…

    Hóa đơn đầu vào không chịu thuế có cần kê khai không?

    Hóa đơn đầu vào không chịu thuế có cần kê khai không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    14 Th5 2024

    Hóa đơn đầu vào không chịu thuế có cần kê khai không? Đây là một trong những câu hỏi được…

    Nên học kế toán hay kiểm toán

    Điểm khác biệt giữa kế toán và kiểm toán, nên lựa chọn phương án nào?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    13 Th5 2024

    Kế toán và kiểm toán là 2 ngành học đang rất hot tại Việt Nam, thu hút nhiều học viên…

    học kế toán Thuế ở đâu tốt

    Học kế toán thuế ở đâu tốt nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    11 Th5 2024

    Là một kế toán thuế muốn nâng cấp sự nghiệp và tài chính, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến…

    Bài cùng tác giả
    Hàng tồn kho là gì? Khái niệm hàng tồn kho trong kế toán

    Hàng tồn kho là gì? Khái niệm hàng tồn kho trong kế toán

    Giảng viên: Tác giả: Edu Visio
    02 Th3 2024

    “Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME)”, gần 45% doanh nghiệp SME gặp…

    Công thức tính lãi đơn và lãi kép khi ôn thi CPA môn Tài chính và Quản lý tài chính nâng cao

    Công thức tính lãi đơn và lãi kép khi ôn thi CPA môn Tài chính và Quản lý tài chính nâng cao

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th8 2023

    Môn Tài chính và Quản lý tài chính nâng cao được đánh giá là môn khó nhằn nhất với kế…

    VisioEdu đào tạo Thuế cho Tổng công ty Đông Bắc – Bộ Quốc Phòng

    VisioEdu đào tạo Thuế cho Tổng công ty Đông Bắc – Bộ Quốc Phòng

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    29 Th1 2024

    Ngày nay, việc nắm vững các kiến thức và xử lý linh hoạt về Thuế luôn là một trong những…

    5 điều kế toán cần biết khi đăng ký thi Đại lý Thuế

    5 thông tin mới nhất về kỳ thi Đại lý Thuế 2023 kế toán phải biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    10 Th8 2023

    Theo thông báo chính thức từ Tổng cục Thuế kỳ thi Đại lý Thuế 2023 sẽ diễn ra vào tháng…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành