Doanh nghiệp được miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết khi nào là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian gần đây. Dưới đây là câu trả lời của VisioEdu cho vấn đề này.
1. Giao dịch liên kết là gì?
Theo khoản 22 Điều 3 Luật Quản lý Thuế 2019, Giao dịch liên kết (GDLK) là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình kinh doanh và sản xuất bao gồm:
– Mua bán, mượn, cho mượn, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, thiết bị, máy móc, cung cấp dịch vụ;
– Mua bán, mượn, cho mượn, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản vô hình, tài sản hữu hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn nhân lực như: hợp tác, hợp lực khai thác sử dụng nhân lực.
– Cho vay, vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác.
– Chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết
=>> Xem thêm: Hồ sơ giao dịch liên kết gồm những gì?
2. Các trường hợp miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết
Ngày 05/11/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì doanh nghiệp là người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP nhưng được miễn lập lập hồ sơ giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:
Chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, nhưng phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
– Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP nhưng được miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:
+) Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng;
+) Người nộp thuế đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế.
Các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 18 Nghị định 132/2020/NĐ-CP;
+) Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp (không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính) trên doanh thu thuần, bao gồm các lĩnh vực như sau:
+) Phân phối: Từ 5% trở lên;
+) Sản xuất: Từ 10% trở lên;
+) Gia công: Từ 15% trở lên.
Trường hợp người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng lĩnh vực thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực.
Trường hợp người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu nhưng không theo dõi, hạch toán riêng được chi phí phát sinh của từng lĩnh vực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì thực hiện phân bổ chi phí theo tỷ lệ doanh thu của từng lĩnh vực để áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực.
Trường hợp người nộp thuế không theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu và chi phí của từng lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh để xác định tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với từng lĩnh vực thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần của lĩnh vực có tỷ suất cao nhất.
Trường hợp người nộp thuế không áp dụng theo mức tỷ suất lợi nhuận thuần quy định tại điểm này thì phải lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định.
– Người nộp thuế thuộc trường hợp được miễn kê khai giao dịch liên kết, miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 19 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, việc xác định tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có giao dịch liên kết được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
Đây là tất cả các trường hợp được miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm: 3 trường hợp phải kê khai giao dịch liên kết
3. Quy định đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Căn cứ Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định đối với doanh nghiệp có giáo dịch liên kết như sau:
– Thời hạn lập hồ sơ giao dịch liên kết: Theo quy định hiện hành, hồ sơ giao dịch liên kết phải được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm và được lưu trữ, xuất trình khi Cơ quan thuế yêu cầu.
– Thời hạn nộp tờ khai giao dịch liên kết: Các doanh nghiệp có giao dịch liên kết cần lưu ý rằng tờ khai giao dịch liên kết phải được nộp cùng với tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm. Thời điểm nộp tờ khai giao dịch liên kết là ngày thứ 90, tính từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
– Kê khai giao dịch liên kết: Các doanh nghiệp phải kê khai giao dịch liên kết và nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm. Tuy nhiên, có những trường hợp được miễn kê khai tờ khai giao dịch liên kết hoặc phải kê khai nhưng miễn lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết.
– Rủi ro khi lập hồ sơ giao dịch liên kết: Khi lập hồ sơ giao dịch liên kết, có nhiều rủi ro phát sinh, bao gồm: thiếu cơ sở dữ liệu để so sánh, không có công văn giải trình giao dịch liên kết được nộp cho cơ quan thuế, không nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, sử dụng sai phương pháp so sánh khi kê khai và lập hồ sơ giao dịch liên kết, sử dụng cơ sở dữ liệu so sánh không trung thực hoặc không đúng thực tế, không nêu rõ nguồn gốc số liệu để xác định mức giá và tỷ suất lợi nhuận trong giao dịch liên kết, sử dụng dữ liệu so sánh không tương đồng với doanh nghiệp của mình, và nhiều hạn chế khác.
– Giao dịch liên kết khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có giao dịch liên kết cần chú ý rằng một số khoản chi phí có thể bị loại khỏi chi phí hợp lý nếu không phù hợp với bản chất của giao dịch. Ví dụ, các chi phí phát sinh từ giao dịch liên kết không có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các bên hoặc quy mô hoạt động của bên nhận thanh toán không tương xứng với giá trị giao dịch. Ngoài ra, chi phí lãi vay chỉ được trừ khi không vượt quá 30% lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và chi phí khấu hao.
Trên đây là các trường hợp được miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
Có thể bạn quan tâm:
=> Dấu hiệu nhận biết giao dịch liên kết
=> Hướng dẫn lập phụ lục giao dịch liên kết chi tiết
=> Ví dụ về giao dịch liên kết kế toán không nên bỏ qua
6. Khóa học Giao dịch liên kết – Nằm lòng mọi bí mật về Liên kết, chuyển giá
Hiện nay, rất nhiều kế toán còn gặp khó khăn trong việc xác định các trường hợp miễn lập hồ sơ Giao dịch liên kết. Nhằm giúp kế toán cũng như doanh nghiệp có một mùa quyết toán Thuế an toàn, VisioEdu đã nghiên cứu và xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu về Giao dịch liên kết – Chuyển giá. Sau khóa học kế toán hoàn toàn có thể
– Xác định đúng các dấu hiệu Giao dịch liên kết, chuyển giá trong doanh nghiệp.
– Xác định đúng các trường hợp phải lập, miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết
– Kê khai chính xác thông tin về Quan hệ liên kết và Giao dịch liên kết trên Phụ lục 01 theo Nghị định 132.
– Thành thạo quy trình lập hồ sơ, nâng cao kỹ năng xây dựng hồ sơ và chính sách giá với các bên liên kết sao cho tối ưu nghĩa vụ thuế nhất.
– Tự tin trả lời mọi chất vấn từ cơ quan thuế đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định thuế, mang lại lợi ích bền vững cho doanh nghiệp.
– Cập nhật thực tiễn xu thế về thanh, kiểm tra Giao dịch liên kết. Những tình huống cần chú ý trong việc áp dụng, kê khai, lập hồ sơ và cách thức giải trình giá phù hợp với Cơ quan Thuế.
Giảng viên đào tạo: Chuyên gia Trần Thế Thụ
– Kiểm toán viên cấp quốc gia (CPA Việt Nam);
– Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán cho các công ty, tập đoàn lớn như: KBC, Nasco, Mai Linh, PVOIL Quảng Ninh…;
– Từng đảm nhiệm vai trò Trưởng nhóm Kiểm toán cho Top 6 công ty kiểm toán lớn nhất Việt Nam (Công ty Kiểm toán Grant Thornton, Công ty Kiểm toán BDO Việt Nam);
– Phó Tổng Giám đốc TNHH Kiểm toán FAC – VP Hà Nội.
ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI SỐC LÊN ĐẾN 20% TẠI: https://forms.gle/sphfShxD5XpvPShK6