5 dấu hiệu nhận biết Giao dịch liên kết trong doanh nghiệp

Giao dịch liên kết không chỉ tồn tại ở các doanh nghiệp lớn với hình thức Công ty mẹ đầu tư vào công ty con, mà quan hệ này tồn tại ngay ở những doanh nghiệp nhỏ. Việc hiểu rõ và nhận diện đúng trường hợp liên kết giữa các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Điều này giúp đảm bảo tuân thủ quy định thuế, tránh các rủi ro pháp lý và tối ưu hóa quản lý tài chính. Dưới đây, VisioEdu sẽ chia sẻ đến bạn 5 dấu hiệu nhận biết quan hệ liên kết cần đặc biệt lưu ý.

5 dấu hiệu nhận biết Giao dịch liên kết trong doanh nghiệp

1. Quan hệ về sở hữu vốn (tỷ lệ 25%, 10% tùy trường hợp)

Nếu doanh nghiệp có một trong bốn đặc điểm dưới đây thì doanh nghiệp được xác định là có dấu hiệu nhận biết Giao dịch liên kết:

– Một doanh nghiệp nắm giữ ít nhất 25% vốn góp của một doanh nghiệp khác.

– Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp, nắm giữ ít nhất 10% tổng số cổ phần của một doanh nghiệp khác.

– Hai doanh nghiệp có ít nhất 25% vốn góp của một bên thứ ba chung.

– Một cá nhân thông qua vốn góp hoặc tham gia điều hành kiểm soát một hoặc nhiều doanh nghiệp.

2. Quan hệ về vay vốn (tỷ lệ 25%, 10% tùy trường hợp)

Đối với vay vốn, nếu doanh nghiệp thuộc một trong hai trường hợp sau thì có dấu hiệu nhận biết Quan hệ liên kết và cần phải kê khai:

– Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho mượn vốn cho một doanh nghiệp khác với số tiền vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp vay.

– Khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp vay chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ.

3. Quan hệ về quyền quyết định, biểu quyết trên 50%

Theo đó, doanh nghiệp sẽ phát sinh Quan hệ liên kết nếu:

– Một doanh nghiệp chỉ định thành viên trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác; 

– Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba.

Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.

4. Quan hệ liên kết về họ hàng, quen thuộc (quan hệ nội, ngoại 3 đời)

Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc kiểm soát bởi các cá nhân thuộc mối quan hệ gia đình.

>>> Có thể bạn cũng quan tâm: Các trường hợp phải kê khai Giao dịch liên kết

5. Quan hệ về thường trú

Cuối cùng, nếu hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ về trụ sở chính và cơ sở thường trú, hoặc là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài, thì đó là một dấu hiệu Quan hệ liên kết. Doanh nghiệp thuộc diện các bên có Quan hệ liên kết phải có trách nhiệm tự kê khai, xác định giá Giao dịch liên kết, tự chứng minh nghĩa vụ thuế của mình. Cơ quan thuế có quyền ấn định tỷ lệ lợi nhuận đối với các doanh nghiệp không tuân thủ kê khai, không cung cấp hồ sơ theo quy định.

Trước các rủi ro liên quan đến Giao dịch liên kết, doanh nghiệp cần hiểu và nắm được các nội dung phải kê khai để không bỡ ngỡ, không bị động.

Đồng thời, doanh nghiệp cần hiểu và nắm được định nghĩa Giao dịch liên kết để cấu trúc lại mối quan hệ giữa công ty mẹ con, các thành viên trong nhóm các công ty, nhóm tập đoàn; cũng như hiểu mức khống chế lãi vay để cấu trúc lại các khoản vay vốn, vay góp…Hạn chế bị khống chế chi phí lãi vay hợp lý mà không được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Việc quản lý Quan hệ liên kết không chỉ là nhiệm vụ cần thiết để tuân thủ pháp luật mà còn là một cơ hội để tối ưu hóa chiến lược tài chính. Bằng việc hiểu rõ và áp dụng đúng các quy định, doanh nghiệp có thể bước đi vững chắc trên con đường phát triển bền vững.

6. Khóa học Giao dịch liên kết – Nằm lòng mọi bí mật về Chuyển giá

Hiện nay, rất nhiều kế toán còn gặp khó khăn trong việc xác định Quan hệ liên kết và các phương pháp xác định giá thị trường. Nhằm giúp kế toán cũng như doanh nghiệp có một mùa quyết toán Thuế an toàn, VisioEdu đã nghiên cứu và xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu về Giao dịch liên kết – Chuyển giá. Sau khóa học kế toán hoàn toàn có thể

– Xác định đúng các dấu hiệu Giao dịch liên kết, chuyển giá trong doanh nghiệp.

– Kê khai chính xác thông tin về Quan hệ liên kếtGiao dịch liên kết trên Phụ lục 01 theo Nghị định 132.

– Thành thạo quy trình lập hồ sơ, nâng cao kỹ năng xây dựng hồ sơ và chính sách giá với các bên liên kết sao cho tối ưu nghĩa vụ thuế nhất.

– Tự tin trả lời mọi chất vấn từ cơ quan thuế đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định thuế, mang lại lợi ích bền vững cho doanh nghiệp.

– Cập nhật thực tiễn xu thế về thanh, kiểm tra Giao dịch liên kết. Những tình huống cần chú ý trong việc áp dụng, kê khai, lập hồ sơ và cách thức giải trình giá phù hợp với Cơ quan Thuế.

Giảng viên đào tạo: Chuyên gia Trần Thế Thụ

– Kiểm toán viên cấp quốc gia (CPA Việt Nam);

– Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán cho các công ty, tập đoàn lớn như: KBC, Nasco, Mai Linh, PVOIL Quảng Ninh…;

– Từng đảm nhiệm vai trò Trưởng nhóm Kiểm toán cho Top 6 công ty kiểm toán lớn nhất Việt Nam (Công ty Kiểm toán Grant Thornton, Công ty Kiểm toán BDO Việt Nam);

– Phó Tổng Giám đốc TNHH Kiểm toán FAC – VP Hà Nội.

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI SỐC LÊN ĐẾN 20% TẠI: https://forms.gle/sphfShxD5XpvPShK6

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Hạch toán trích lập dự phòng phải thu khó đòi

    Hướng dẫn hạch toán trích lập dự phòng phải thu khó đòi

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    27 Th7 2024

    Hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt là rủi ro thu hồi công nợ. Việc…

    chi phí được trừ khi tính thuế tncn

    Các khoản chi phí được trừ khi tính Thuế TNCN

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    26 Th7 2024

    Thuế Thu nhập Cá nhân (TNCN) là khoản thuế bắt buộc mà mỗi cá nhân có thu nhập trên mức…

    Báo cáo tài chính hợp nhất là gì

    Báo cáo tài chính hợp nhất là gì? Những điều kế toán cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    25 Th7 2024

    Báo cáo tài chính hợp nhất là công cụ quan trọng giúp đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả…

    xử lý sai sót trên báo cáo tài chính

    Xử lý sai sót trên Báo cáo Tài chính tránh rủi ro về Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    24 Th7 2024

    Trong quá trình lập và trình bày Báo cáo Tài chính, kế toán khó có thể tránh khỏi những sai…

    Bài cùng tác giả
    phương pháp định giá doanh nghiệp

    5 Phương pháp định giá doanh nghiệp kế toán trưởng cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th7 2024

    Định giá doanh nghiệp rất quan trọng với nhà đầu tư, nhà quản lý nhằm đưa ra quyết định đầu…

    Chuyện xưa kế toán

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th12 2022

    Chào các bạn đọc, chào những người đồng nghiệp kế toán thân mến! Công việc kế toán trên đe dưới…

    VisioEdu Đào Tạo Inhouse Thuế Cho Viện Rosa Luxemburg Stiftung

    VisioEdu Đào Tạo Inhouse Về Thuế Cho Viện Rosa Luxemburg Stiftung

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    03 Th1 2024

    VisioEdu được rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên cả nước biết đến là đơn vị đào tạo Inhouse…

    Thuế xuất khẩu 2024 - Những thay đổi mới nhất cần lưu ý

    Thuế xuất khẩu 2024 – Những thay đổi mới nhất cần lưu ý

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    25 Th2 2024

    Năm 2023, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã chứng kiến những thay đổi…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành