Các trường hợp phải khai bổ sung trên tờ khai thuế Giá trị gia tăng theo Thông tư 80

Trong quá trình quyết toán thuế, việc xảy ra sai sót chỉ tiêu khi tính hoặc kê khai là vấn đề khá phổ biến đối với kế toán. Tuy nhiên, không phải kế toán nào cũng biết cách kê khai bổ sung đối với những chỉ tiêu đã sai phạm. Bài viết dưới đây, VisioEdu sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách trường hợp cũng như cách khai bổ sung trên tờ khai thuế Giá trị gia tăng.

Các trường hợp phải khai bổ sung trên tờ khai thuế Giá trị gia tăng theo Thông tư 80

1. Các trường hợp phải khai bổ sung thuế Giá trị gia tăng 

Các trường hợp phải kê khai bổ sung do sai chỉ tiêu được VisioEdu tổng hợp duới đây:

Trường hợp 1: Sai ở chỉ tiêu số [22] – Thuế Giá trị gia tăng còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang.

Trường hợp 2: Sai ở chỉ tiêu số [23],[24],[25] – Giá trị và thuế Giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ mua vào, số thuế Giá trị gia tăng được khấu trừ kỳ này (các chỉ tiêu này thường liên quan đến hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp bị kê khai sai)

Trường hợp 3: Sai ở chỉ tiêu số [26],[27],[28],[29],[30],[31],[32],[33],[34],[35] – Giá trị và thuế Giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ bán ra (các chỉ tiêu này thường liên quan đến hóa đơn đầu ra của doanh nghiệp bị kê khai sai)

Trường hợp 4: Sai ở chỉ tiêu số [37],[38] – chỉ tiêu số [37] “Điều chỉnh giảm số thuế Giá trị gia tăng”, chỉ tiêu số [38] “Điều chỉnh tăng số thuế Giá trị gia tăng”. Nguyên nhân do nhập sai số thuế Giá trị gia tăng điều chỉnh của các tờ khai bổ sung kỳ trước vào kỳ hiện tại.

Trường hợp 5: Riêng các chỉ tiêu số [28],[35],[36],[39a],[40a],[40],[41],[43] (trên phần mềm hỗ trợ kê khai bôi dòng màu xanh) là các chỉ tiêu không điền bằng tay được. Chúng ta không tự sửa các chỉ tiêu này mà phần mềm hỗ trợ kê khai tự động tính, do đó, chúng ta cũng không điều chỉnh các chỉ tiêu này mà sẽ điều chỉnh các chỉ tiêu từ trường hợp 1 đến trường hợp 4, khi điều chỉnh đúng tự động các chỉ tiêu này sẽ cho kết quả đúng.

Lưu ý: Các bạn cần lưu ý khi kê khai bổ sung sẽ được thực hiện bằng cách sai chỉ tiêu nào điều chỉnh chỉ tiêu đó trên tờ khai bổ sung rồi sau đó các bạn tổng hợp thông tin bổ sung có ảnh hưởng đến số thuế Giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau vào kỳ tính thuế hiện tại áp dụng cho các trường hợp nêu trên.

Xem thêm: Khóa học Lập tờ khai Quyết toán thuế chuẩn Thông tư 80

2. Cách lập tờ khai thuế Giá trị gia tăng điều chỉnh bổ sung

Bước 1: Chọn tờ khai thuế Giá trị gia tăng bổ sung

Bước 1.1 Đăng nhập vào phần mềm hỗ trợ kê khai 4.8.3 (phiên bản mới nhất nâng cấp ngày 20/05/2022) 

Nhập đúng mã số thuế của doanh nghiệp => rồi chọn “Đồng ý”.

Bước 1.2 Chọn loại tờ khai thuế Giá trị gia tăng: Lựa chọn loại tờ khai cần điều chỉnh, bổ sung ở trường hợp này là tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT theo TT80/2021/TT-BTC).

Bước 1.3 Chọn kỳ tính thuế Giá trị gia tăng bổ sung

Ở bước này ta cần chọn “Tờ khai tháng 01/2022” .

Chú ý: Những doanh nghiệp kinh doanh thông thường không phải doanh nghiệp kinh doanh “xổ số, điện toán; dầu khí; doanh nghiệp có chuyển nhượng dự án đầu tư, nhà khác tỉnh với trụ sở; nhà máy sản xuất điện khác tỉnh với trụ sở” thì chọn “Hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường”.

Bước 2: Thực hiện kê khai điều chỉnh vào tờ khai bổ sung 

Do ví dụ cho chúng ta sai sót ở nhiều chỉ tiêu khác nhau nên chúng ta cần bổ sung điều chỉnh tất cả các chỉ tiêu sai đó cho đúng.

Thứ nhất: Do sai sót xảy ra là lỗi sai số học hoặc bỏ sót hóa đơn bán ra nên việc kê khai sẽ thuộc trường hợp bắt buộc kê khai bổ sung.

Thứ hai: Cách bổ sung là chúng ta sẽ nhập đúng tất cả các chỉ tiêu bị sai sót về đúng trên tờ khai bổ sung lần 1 của tháng 1/2022.

Cách thức bổ sung, điều chỉnh tờ khai thuế tháng 1/2022 như sau:

Bước 2.1 Nhập đúng các chỉ tiêu sai sót vào tờ khai thuế Giá trị gia tăng mẫu 01/GTGT (vào lần bổ sung)

– Nhập đúng các chỉ tiêu sai sót vào tờ khai GTGT 01/GTGT bổ sung lần thứ 1

Bước 2.2 Tổng hợp dữ liệu kê khai bổ sung và lên tờ khai bổ sung (01/KHBS)

Sau khi các bạn đã điều chỉnh các chỉ tiêu sai về chỉ tiêu đúng trên tờ khai Giá trị gia tăng mẫu số 01/GTGT bổ sung lần thứ 1 thì các bạn bấm vào nút “Tổng hợp KHBS” để tổng hợp dữ liệu lên tờ khai bổ sung (01/KHBS) và bản giải trình bổ sung (01-1/KHBS) và các bạn bấm “ghi” để lưu lại các thay đổi.

Tiếp theo trong tờ khai bổ sung (01/KHBS) các bạn điền một số thông tin bổ sung.

Ở bước lên tờ khai bổ sung (01/KHBS) các bạn chú ý phải điền mã giao dịch điện tử của tờ khai GTGT các bạn bổ sung điều chỉnh, cách thức tra cứu mã giao dịch các bạn vào trang thuế điện tử và tra cứu lại tờ khai GTGT mẫu số 01/GTGT đã nộp và copy mã giao dịch đã nộp trước đó để paste vào ô trên.

Ngoài ra các bạn có thể kiểm tra lại số tiền chậm nộp điều chỉnh tăng/giảm tại mục 3 nằm trong phần A (xem ảnh bên trên), phần mềm sẽ tự động tính và cho ra kết quả, các bạn có thể kiểm tra tính lại nếu cảm thấy chưa chính xác. (Căn cứ tính tiền chậm nộp các bạn có thể tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp theo khoản 2, Điều 59 của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14).

Thêm nữa chú ý xem phần mục “II. Số thuế GTGT được khấu trừ tăng/giảm” và mục “III. Số thuế đề nghị hoàn đề nghị điều chỉnh tăng/giảm”. Các mục này phần mềm tự động điền các bạn có thể kiểm tra lại nếu kết quả tính toán khác với phần mềm.

Bước 2.3 Lập bản giải trình khai bổ sung (01/KHBS)

Các bạn mở “Bản giải trình khai bổ sung (01/KHBS)” lên để ghi lý do giải trình cho từng chỉ tiêu bị thay đổi. Như trước đây thì chỉ cần lý do sai sót 1 lần cho toàn bộ sai sót nhưng từ khi Thông tư 80/2021/TT0BTC có hiệu lực thì các bạn cần nhập đầy đủ lý do cho từng chỉ tiêu bị kê khai điều chỉnh. 

Có thể bạn cũng quan tâm:

>>> Cách xử lý khi Tờ khai thuế thu nhập cá nhân quý có sai sót

>>> Hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    02 Th5 2024

    Ở bài viết trước chúng tôi đã trình bày các nội dung liên quan đến cách tính thuế GTGT theo…

    Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

    Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    01 Th5 2024

    Hiện nay có 2 cách tính thuế GTGT phải nộp: Một là tính thuế GTGT phải nộp bằng phương pháp…

    Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

    Tổng hợp các loại chi phí được trừ khi tính Thuế TNDN

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    29 Th4 2024

    Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh tại các doanh nghiệp thường sẽ phát sinh rất nhiều loại chi…

    Doanh thu tính thuế TNDN

    Hướng dẫn cách xác định Doanh thu tính thuế TNDN

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    27 Th4 2024

    Việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thường được thực hiện bằng cách tính toán doanh thu và các…

    Bài cùng tác giả
    3 phương pháp tính Thuế XNK hoàn hảo cho Kế toán

    3 phương pháp tính Thuế XNK hoàn hảo cho Kế toán

    Giảng viên: Tác giả: Edu Visio
    27 Th2 2024

    Theo thống kê gần đây của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2022, cơ quan…

    Quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với người làm việc tại hai nơi

    Quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với người làm việc tại hai nơi

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    08 Th1 2023

    Đối với người lao động làm việc tại hai nơi, vấn đề Quyết toán thuế thu nhập cá nhân sẽ…

    10 rủi ro thường gặp trên bảng cân đối kế toán, cân đối số phát sinh

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    31 Th10 2022

    Bảng cân đối kế toán phản ánh số liệu về giá trị toàn bộ tài sản và nguồn vốn hiện…

    Gia hạn nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp theo quy định năm 2022

    Gia hạn nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp theo quy định năm 2022

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    03 Th12 2022

    Ngày 28 tháng 05 năm 2022, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã ký quyết định ban hành nghị định…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành