Thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô mới nhất và cách tính

Thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Vì vậy, hãy cùng VisioEdu tìm hiểu về mức thuế suất và cách tính Thuế tiêu thụ đặc biệt xe ô tô ngay trong bài viết này.  

1. Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế gián thu, loại thuế này đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ được xác định là có ảnh hưởng đặc biệt đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, hoặc có giá trị hàng hóa cao nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Điều này không chỉ nhằm mục đích tạo nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước mà còn tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Đồng thời điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng

Thuế tiêu thụ đặc biệt này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán.

2. Đối tượng xe ô tô chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014) thì xe ô tô dưới 24 chỗ, bao gồm cả cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng thì sẽ là đối tượng chịu thuế của thuế tiêu thụ đặc biệt.

Như vậy, các dòng xe gia đình (4 -7 chỗ), xe khách dưới 24 chỗ sẽ thuộc nhóm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô. Xe tải chở hàng, công-te-nơ không phải chịu thuế TTĐB.

Thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô

3. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô 

Theo khoản 2 điều 2, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế số 106/2016/QH13, các loại ô tô chịu thuế TTĐB với mức thuế suất như sau:

 

Hàng hóa, dịch vụ Thuế suất (%)
Xe ô tô dưới 24 chỗ
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các điểm đ, e và g
– Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống
+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 40
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 35
– Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3
+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 45
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 40
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 50
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3
+ Từ ngày 01 tháng 07 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 55
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 60
– Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 90
– Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 110
– Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 130
– Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 150
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm đ, e và g 15
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm đ, e và g 10
d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các điểm đ, e và g
– Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống 15
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 20
– Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 25
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm a, b, c và d
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm a, b, c và d
g) Xe ô tô chạy bằng điện
– Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 15
– Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 10
– Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 5
– Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10
h) Xe mô-tô-hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh  
– Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 70
– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 75

 

3. Hướng dẫn cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô

Thuế thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô được tính bằng công thức:

Thuế thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB tương ứng

Trong đó: Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là nội dung mà chúng tôi đã nêu ra ở phần trên. Còn giá tính thuế TTĐB lại phức tạp hơn khi có sự khác biệt ở các trường hợp. Vì vậy để xác định đúng số thuế TTĐB, cần xác định đúng giá tính thuế.

3.1. Tại khâu nhập khẩu ô tô

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.

Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật thuế xuất, nhập khẩu. Nếu hàng hóa được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.

3.2. Khi thực hiện tiêu thụ trong nước

Căn cứ Theo điều 2 nghị định 100/2016/NĐ-CP: Đối với hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB là giá do cơ sở nhập khẩu bán ra. 

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng – Thuế bảo vệ môi trường (nếu có) / (1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt)

Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Các trường hợp đặc biệt

– Nếu bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc => Giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở hạch toán phụ thuộc bán ra. 

– Nếu bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng => Giá bán chưa có thuế GTGT trong công thức sẽ là giá do cơ sở sản xuất, khẩu quy định chưa trừ hoa hồng.

– Nếu bán hàng cho các cơ sở kinh doanh thương mại thì: Đối với cơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ, giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của cơ sở nhập khẩu nhưng không được thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu. 

Trong đó: 

Giá vốn xe nhập khẩu = Giá tính thuế nhập khẩu (+) thuế nhập khẩu (+) thuế tiêu thụ đặc biệt tại khâu nhập khẩu. 

Trường hợp giá bán của cơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Trên đây là toàn bộ thông tin hướng dẫn về cách tính Thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô mới nhất. kế toán cần nắm vững theo từng trường hợp cụ thể để đảm bảo tính chính xác về số thuế tiêu thụ đặc biệt cần phải nộp.

Ngoài cách tính Thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô, bạn cũng có thể tham khảo: Mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất

Nếu bạn đang quan tâm đến thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô, hãy tham khảo ngay khóa học: Hành nghề Thuế chuyên sâu để hiểu rõ hơn về loại thuế này và 11 chuyên đề chuyên sâu khác về Thuế.

Đăng ký ngay tại đây để nhận lên ưu đãi lên đến 20%: https://forms.gle/tKDrWnSPH1hDvxhz5

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Nguyên tắc và lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200

    Nguyên tắc và lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th10 2024

    Lập báo cáo tài chính là công việc đòi hỏi kế toán không chỉ vững chuyên môn mà còn cần…

    Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo quy định mới nhất tại Thông tư 200

    Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo quy định mới nhất tại Thông tư 200

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Lập Bảng cân đối kế toán là bước đột phá mở ra cơ hội thăng tiến cho kế toán. Là…

    Khóa học chi tiết, hệ thống nhất giúp kế toán Trình bày và lập Báo cáo Tài chính chuẩn chỉnh

    Khóa học chi tiết, hệ thống nhất giúp kế toán Trình bày và lập Báo cáo Tài chính chuẩn chỉnh

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Lập Báo cáo Tài chính là công việc mà mọi kế toán đều phải thực hiện trước các kỳ quyết…

    Hệ thống các báo các tài chính theo quy định của Thông tư 200 mới và chuẩn nhất

    Hệ thống các báo cáo tài chính theo quy định của Thông tư 200 mới và chuẩn nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng để doanh nghiệp nộp lên Cơ quan Thuế và công bố…

    Bài cùng tác giả
    Hoàn Thuế GTGT cho doanh nghiệp khi mua xe ô tô

    Hoàn Thuế Giá trị gia tăng khi mua xe cho DN

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    27 Th11 2023

    Hoàn Thuế Giá trị gia tăng hiện đã được pháp luật hiện hành đã quy định rõ ràng tại Khoản…

    Chứng chỉ CPA là gì? Lợi ích khi có chứng chỉ CPA

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    08 Th9 2022

    Chứng chỉ CPA là gì mà hầu hết kế toán viên đều mong muốn có được? Nếu bạn là một…

    Thuế gián thu là gì

    Thuế gián thu là gì? Phân loại thuế gián thu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    02 Th7 2024

    Thuế gián thu là gì? Vai trò, đặc điểm và phân loại như thế nào? hãy cùng VisioEdu tìm hiểu…

    Các mức thuế suất theo quy định mới nhất

    Thuế suất là gì? Các mức thuế suất theo quy định mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    10 Th2 2024

    Thuế là khoản thu nộp mang tính chất bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành