Những thay đổi quan trọng trong Nghị định 91 /2022/NĐ-CP về Luật Quản lý Thuế mà kế toán cần nắm vững

Những thay đổi quan trọng trong Nghị định 91/2022/NĐ-CP về Luật Quản lý Thuế mà kế toán cần nắm vững

Trong khi kế toán đang phải gấp rút hoàn thành số liệu để ra được số thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của 03 quý đầu năm không thấp hơn 75% của cả năm và thời hạn nộp là 30 tháng 10 hàng năm. Tổng cục Thuế đưa ra công điện hỏa tốc số 13/CĐ-TCT 

về triển khai Nghị định 91/2022/NĐ-CP ngày 30/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Thuế, trong đó có một sửa đổi bổ sung là tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 04 quý không thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm và thời hạn nộp tạm tính lúc này là 30 tháng 1 của năm sau. 

Với sự sửa đổi bổ sung văn bản quy phạm pháp luật kịp thời đã gỡ rối cho kế toán dù văn bản ban hành vào ngày chủ nhật. Tuy trước đó đã có rất nhiều đơn vị tuân thủ đúng thời hạn tạm nộp 03 quý đầu năm không thấp hơn 75% của cả năm nhưng với những doanh nghiệp có thói quen chờ đến giờ áp chót mới nộp tờ khai và nộp thuế thì đây lại làm một văn bản góp phần giải tỏa áp lực tài chính tạm thời cho rất nhiều doanh nghiệp.

Tuy nhiên, VisioEdu khuyên bạn đừng vội mừng vì những thay đổi trên, sau đây chúng ta cùng xem xét đến những sửa đổi bổ sung mà nếu chúng ta xem không kỹ, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

1. Nghị định 91/2022/NĐ-CP thay đổi, bổ sung quy định về ngày kết thúc thời hạn nộp thuế, thời hạn hồ sơ khai thuế

Tại Nghị định 91/2022/NĐ-CP đã bổ sung thêm quy định về xác định ngày kết thúc của thời hạn nộp thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế

Bổ sung Điều 6a. Kết thúc thời hạn

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế, thời hạn cơ quan quản lý thuế giải quyết hồ sơ, thời hạn hiệu lực của quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý Thuế và Nghị định này. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế, thời hạn cơ quan quản lý thuế giải quyết hồ sơ, thời hạn hiệu lực của quyết định cưỡng chế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó.”

Chắc hẳn bạn cũng giống như VisioEdu, thấy hình như điều này đã thấy ở đâu đó rồi phải không. Thực ra nó gần như tương tự điều 86 tại thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai và thời hạn nộp thuế.

“Điều 86. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và thời hạn nộp thuế:

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 44 Luật Quản lý Thuế và Điều 10 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Thời hạn nộp thuế được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 55 Luật Quản lý Thuế và Điều 18 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Trường hợp thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó theo quy định tại Bộ Luật dân sự.”

Vậy một quy định đã có ở một thông tư, nay bổ sung ở nghị định làm gì? 

Nghị định 91 có bổ sung thêm về thời hạn cơ quan thuế giải quyết hồ sơ, thời hạn hiệu lực của quyết định cưỡng chế trùng với ngày nghỉ thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó. Góp phần bổ sung và làm cho quy định về kết thúc thời hạn đầy đủ hơn.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và thời hạn nộp thuế với chúng ta có lẽ không còn quá xa lạ. Nhưng thời hạn cơ quan quản lý thuế giải quyết hồ sơ và thời hạn hiệu lực của quyết định cưỡng chế theo Nghị định 91 là bao lâu. Cùng VisioEdu tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!

Thời hạn Cơ quan Quản lý Thuế giải quyết hồ sơ theo Nghị định 91 gồm những thời hạn sau:

a) Cơ quan Thuế xử lý hồ sơ đăng ký thuế theo quy định sau đây:

  1. a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thuế chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
  2. b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì thông báo cho người nộp thuế chậm nhất là 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế thực hiện phân loại hồ sơ và thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ

b) Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo Nghị định 91

1) Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế

2) Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế

3) Quá thời hạn quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, nếu việc chậm ban hành quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn trả, cơ quan quản lý thuế còn phải trả tiền lãi với mức 0,03%/ngày tính trên số tiền phải hoàn trả và số ngày chậm hoàn trả. Nguồn tiền trả lãi được chi từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

c) Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế theo Nghị định 91

1) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế lý do không thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế.

2) Trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thì trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định miễn thuế, giảm thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế lý do không được miễn thuế, giảm thuế.

Còn thời hạn hiệu lực của quyết định cưỡng chế tại Khoản 3 Điều 127 Luật Quản lý Thuế 38 có nêu “Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày ban hành quyết định; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài Khoản, phong tỏa tài Khoản của đối tượng bị cưỡng chế thì có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định”.

Để bạn dễ hiểu hơn, VisioEdu xin đưa ra một ví dụ cụ thể sau: Thời hạn phong tỏa tài Khoản là 30 ngày, và ngày thứ 30 rơi vào chủ nhật thì ngày kết thúc của quyết định cưỡng chế này sẽ dời sang thứ 2 ngay sau đó.

2. Nghị định 91/2022/NĐ-CP thay đổi quy định về kê khai thuế thu nhập cá nhân

Nghị định 91 bổ sung điểm e Khoản 3 Điều 7 Nghị định 126 như sau:

“e) Người khai thuế thu nhập cá nhân là tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc trường hợp khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý mà trong tháng quý đó không phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của đối tượng nhận thu nhập.”

Để hiểu rõ hơn bổ sung này, cùng VisioEdu tìm hiểu Khoản 3 Điều 7 Nghị định 126 quy định về nội dung gì nhé.

Điều 7 Nghị định 126 quy định về hồ sơ khai thuế, và Khoản 3 Điều 7 Nghị định 126 quy định về các trường hợp người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế. Vậy có nghĩa là ngoài 5 điểm (a, b, c, d, đ) đã nêu trước đây, nay bổ sung thêm điểm thứ 6 (e) và cụ thể nếu doanh nghiệp trong tháng, quý đó không phát sinh chi trả thu nhập hoặc có trả thu nhập nhưng không phát sinh việc khấu trừ thuế thì không cần nộp hồ sơ khai thuế, cụ thể ở đây là tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) mẫu 05/KK thông tư 80/2021. Trước đó tại công văn số 2923/TCT-DNNCN hướng dẫn về khai thuế thu nhập cá nhân, Tổng cục Thuế đưa ra ý kiến “chỉ trường hợp tổ chức, cá nhân phát sinh trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân mới thuộc diện phải khai thuế thu nhập cá nhân. Do đó, trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thì không thuộc diện điều chỉnh của Luật thuế Thu nhập cá nhân. Theo đó, tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tháng/quý nào thì không phải khai thuế thu nhập cá nhân của tháng/quý đó”.

Có sự thay đổi việc sử dụng hai khái niệm mà VisioEdu muốn bạn nắm rõ. Trong công văn 2923 “không phát sinh trả thu nhập chịu thuế TNCN” có thể hiểu là không phát sinh trả lương cho bất cứ lao động nào trong kỳ kê khai và không phát sinh việc khấu trừ thuế TNCN tức là có trả thu nhập cho người lao động nhưng chưa đến mức phải khấu trừ thuế TNCN vì lý do hầu hết các Khoản lương và các Khoản trả thay lương đều là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Với hướng dẫn này thì số liệu quyết toán cuối năm chắc chắn sẽ khác với số liệu của 04 quý đã khai cộng lại. Thiết nghĩ đây là một biện pháp giảm thủ tục hành chính nhưng một lần nữa lại làm khó cho cơ quan thuế trong việc kiểm soát rủi ro về khai thuế Thu nhập cá nhân. Liệu bất cập này có lặp lại giống như khi bỏ phụ lục bảng kê mua vào bán ra trên tờ khai giá trị gia tăng năm 2015 không?

Có một điểm khác nữa mà VisioEdu muốn các bạn hãy xem xét đó là ở tiết 2 điểm b Khoản 1 Điều 9 nghị định 126 Việc khai thuế theo quý được xác định một lần kể từ quý đầu tiên phát sinh nghĩa vụ khai thuế và được áp dụng ổn định trong cả năm dương lịch, có nghĩa là nếu như quý 1 có kê khai mẫu 05/KK thì các quý tiếp theo đều phải khai không liên quan đến việc có phát khấu trừ thuế TNCN hay không. Hãy cùng nhìn qua bảng dưới đây.

Thời gian Quý I Quý II Quý III Quý IV
Phát sinh Có trả lương nhưng chưa đến mức phải khấu trừ thuế Có trả lương, có phát sinh khấu trừ thuế Có trả lương nhưng chưa đến mức phải khấu trừ thuế Có trả lương, có phát sinh khấu trừ thuế
Theo tiết 2 điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định 126 Nộp 05/KK Quý I đã khai và sẽ khai ổn định cả năm nên quý II, quý III, quý IV sẽ đều phải nộp 05/KK Theo tiết 2 điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định 126 Nộp 05/KK
Theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP Không phải nộp 05/KK Phải nộp 05/KK Không phải nộp 05/KK Phải nộp 05/KK

 

Hiện tại cả 2 quy định trên đều đang có hiệu lực, doanh nghiệp khai thuế theo quy định nào hiện tại vẫn đang là một câu hỏi để ngỏ câu trả lời, rất cần một quy định cụ thể để các doanh nghiệp thực hiện đúng việc khai thuế, tránh phát sinh các lỗi vi phạm hành chính không đáng có khi thực hiện nghĩa vụ kê khai của mình. 

Nhưng câu chuyện thay đổi ở đây không chỉ dừng lại ở việc hàng quý có khai hay không, sẽ có một rủi ro rất lớn và đây vô tình là một cái “bẫy rập” mà doanh nghiệp không may sập bẫy nếu để xảy ra tình trạng sau do câu chuyện sai sót của kế toán như sau:

Thời gian Quý I Quý II Quý III Quý IV
Tính toán ban đầu Có trả lương nhưng chưa đến mức phải khấu trừ thuế Có trả lương, có phát sinh khấu trừ thuế Có trả lương nhưng chưa đến mức phải khấu trừ thuế Có trả lương, có phát sinh khấu trừ thuế
Theo Nghị định 91 và thực hiện Không nộp tờ khai Có nộp tờ khai Không nộp tờ khai Có nộp tờ khai
Giả sử doanh nghiệp đến ngày 31/03 năm sau tại thời điểm lập quyết toán thuế TNCN của năm trước, phát hiện sai sót do tính toán và ngay lập tức sẽ phải khai bổ sung các quý có sai sót tương ứng theo quy định tại Nghị định 126

Tại điểm a Khoản 4 Điều 7 Nghị định 126 có nêu như sau:

Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm; riêng trường hợp khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.

Tính toán lại Tính sai trả lương vẫn chưa đến mức phải khấu trừ Tính lại làm tăng số thuế TNCN phải khấu trừ Tính đúng trả lương nhưng tính sai và phát sinh thuế phải khấu trừ Tính đúng
Xử lý Chưa phát sinh khấu trừ thuế nên không phải nộp Làm bổ sung, tăng thuế TNCN phải nộp Làm tờ khai đúng và nộp lần đầu vào ngày 31/03 năm sau Không phải điều chỉnh
Hậu quả An toàn Nộp bổ sung số thuế TNCN còn thiếu và tiền chậm nộp tính đến thời điểm 31/03 Bị xử phạt hành chính vì vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Tính từ 31/10 đến 31/03 năm sau, nhẩm nhanh 5 tháng, trên 90 ngày, khung phạt 15 đến 25 triệu

An toàn

 

Chế tài sẽ còn khủng khiếp hơn nếu như ban đầu doanh nghiệp tính toán là cả 4 quý đều không phải nộp tờ khai nhưng đến thời điểm quyết toán, tính toán lại và thấy rằng cả 4 quý đều phải nộp tờ khai …

3. Nghị định 91 thay đổi, bổ sung Nghị định 126 mở ra cơ hội nghề nghiệp cho các Đại lý Thuế

Nghị định 91 thay đổi quy định Quản lý Thuế đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. VisioEdu nhận thấy, việc thay đổi quy định này mở ra cơ hội nghề nghiệp cho các Đại lý Thuế. Bởi Nghị định 91/2022/NĐ-CP bổ sung Khoản 8, Điều 27 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP như sau:

“8. Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và đúng hạn theo quy định cho cơ quan thuế thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân có tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử bao gồm: tên người bán hàng, mã số thuế hoặc số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ, số điện thoại liên lạc; doanh thu bán hàng thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn. Việc cung cấp thông tin được thực hiện định kỳ hàng quý chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu quý sau, bằng phương thức điện tử, qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo định dạng dữ liệu do Tổng cục Thuế công bố.”

Quy định mới này phần nào phản ánh việc giao trách nhiệm cho các sàn thương mại điện tử khai và nộp thuế thay cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân có giao dịch trên sàn thương mại điện tử. Bởi theo quy định tại Thông tư 40/2021 và được sửa đổi ở Thông tư 100/2021 thành “Tổ chức bao gồm cả chủ sở hữu Sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự” là không thật sự khả thi. Và Nghị định 91 ra đời cũng là dấu hiệu ban đầu cho thấy chiến dịch siết chặt công tác quản lý thuế với các hoạt động của các thương nhân, tổ chức, cá nhân có hoạt động giao dịch trên sàn thương mại điện tử nhằm đảm bảo tính công bằng của môi trường kinh doanh, tăng cường nguồn thu vào ngân sách nhà nước từ Khoản đặc trưng và bị coi là thành phần kinh tế phi chính thức. Cơ quan thuế từ nay sẽ phải tự mình “xắn tay” vào việc trực tiếp đứng ra thu thuế của nhóm đối tượng này và không còn “đá” được trách nhiệm sang các sàn thương mại điện tử.

Hơn nữa, đây cũng sẽ là một cơ hội rất lớn với các đại lý thuế trong tương lai trở thành “một cánh tay đắc lực” cho cơ quan thuế trong việc quản lý nguồn thu có thể chiếm tỷ trọng tương đối lớn này, tham gia ký hợp đồng khai thay và nộp thay cho các cá nhân có hoạt động giao dịch trên các sàn thương mại điện tử.

Văn bản quy phạm pháp luật dù có chặt chẽ đến đâu cũng không thể thoát khỏi giới hạn của từ ngữ. VisioEdu rất mong những vấn đề nêu trên sớm có những hướng dẫn để cho các đối tượng chấp hành quy định không bị bối rối giữa muôn vàn lỗi lo trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn do ảnh hưởng sau những lần phải oằn mình để chống Covid. 

Có thể bạn cũng quan tâm: Nghị định 132 về khống chế lãi vay trong giao dịch liên kết

 

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề

    Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng hoạt động không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    13 Th9 2024

    Suy thoái kinh tế toàn cầu khiến rất nhiều tổ chức và doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính,…

    Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp Báo cáo Tài chính không

    Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp Báo cáo Tài chính không

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th9 2024

    Báo cáo Tài chính là tài liệu quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cần lưu trữ và nộp cho Cơ…

    Các loại báo cáo Thuế doanh nghiệp phải nộp-2

    Các loại báo cáo Thuế doanh nghiệp phải nộp hàng tháng, quý, năm

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    11 Th9 2024

    Báo cáo thuế là hồ sơ quan trọng để 1 doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước,…

    Bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế GTGT không-2

    Bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế GTGT không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    10 Th9 2024

    Thuế GTGT là sắc thuế quan trọng hầu hết mọi doanh nghiệp đều phát sinh. Tuy nhiên, với các doanh…

    Bài cùng tác giả

    Phân tích quy định khống chế lãi vay được trừ đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (Vốn mỏng)

    Giảng viên: Tác giả: admin
    03 Th10 2022

    Nghị định 20/2017/NĐ-CP (“Nghị định 20”), ban hành ngày 24 tháng 2 năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01…

    Chuyên gia thuế Ngọc Minh là ai?

    Chuyên gia thuế Ngọc Minh là ai?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    28 Th8 2023

    Hiện nay, kế toán đang rỉ tai nhau khá nhiều về chuyên gia thuế Ngọc Minh. Đã có hàng trăm…

    5 biện pháp giúp tránh xa rủi ro khi xác định giá Giao dịch liên kết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th10 2023

    Tại nhiều doanh nghiệp, Giao dịch liên kết là giao dịch trọng yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả…

    Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

    Tổng hợp các loại chi phí được trừ khi tính Thuế TNDN

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    29 Th4 2024

    Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh tại các doanh nghiệp thường sẽ phát sinh rất nhiều loại chi…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành