Mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế thường gây nhầm lẫn cho kế toán bởi mỗi loại nhóm hàng hóa khác nhau lại áp dụng một mức thuế suất riêng. Kế toán cần nắm vững mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của từng loại mặt hàng để kê khai và hạch toán cho đúng.

Cùng VisioEdu tìm hiểu kỹ hơn về thuế tiêu thụ đặc biệt và mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cho từng loại hàng hóa, dịch vụ nhé.

2023.08.18 Muc thue suat thue tieu thu dac biet moi nhat va nhung dieu ke toan can biet 1

1. Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Thuế tiêu thụ đặc biệt giúp điều tiết thu nhập của người tiêu dùng, góp phần tăng thu cho ngân sách, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Ta có thể thấy, người tiêu dùng là người chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng không nộp trực tiếp vì thuế được cộng vào giá bán của hàng hóa, dịch vụ. Vậy ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, cùng VisioEdu tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé. 

=> Xem thêm: Các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

2. Ai phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?

Căn cứ Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, người nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế TTĐB.

Như vậy, có thể thấy người nộp thuế và người chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không phải là một (vì bản chất đây là loại là thuế gián thu).

3. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất

Tiếp theo, cùng VisioEdu tìm hiểu mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định mới nhất là bao nhiêu nhé.

STT Hàng hóa, dịch vụ Thuế suất (%)
I Hàng hóa  
1 Thuốc lá dạng điếu, xì gà và các loại chế phẩm khác được sản xuất từ cây thuốc lá. 75
2 Rượu  
 
  1. Có từ 20 độ trở lên
65
  b) Có từ 20 độ trở xuống 35
3 Bia 65
4 Xe ô tô dưới 24 chỗ  
  a) Xe ô tô chở người dưới 9 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g  
  – Dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống 40
  – Dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 đến 2.500 cm3  50
  – Dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 60
  – Dung tích xi lanh từ trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 90
  – Dung tích xi lanh từ trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 110
  – Dung tích xi lanh từ trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 130
  – Dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 150
  b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ ngồi 15
  c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi 10
  d) Xe ô tô dùng vận chuyển cả người, hàng hóa   
  – Dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống 15
  – Dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 20
–  Dung tích xi lanh trên 3.000 cm3  25
  đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp với chạy bằng điện (lượng xăng sử dụng không quá 70%) Bằng 70% đối với thuế suất cho xe cùng loại
  e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50% đối với thuế suất cho xe cùng loại
  g) Xe ô tô chạy điện  
  (1) Sử dụng pin  
  – Xe ô tô chở người dưới 9 chỗ  
  + Từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 28/2/2027 3
  + Từ ngày 01/3/2027 11
  – Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ ngồi  
  + Từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 28/2/2027 2
  + Từ ngày 01/3/2027 7
  – Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi  
  + Từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 28/2/2027 1
  + Từ ngày 01/3/2027 4
  – Xe ô tô dùng vận chuyển cả người, hàng hóa  
  + Từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 28/2/2027 2
  + Từ ngày 01/3/2027 7
  (2) Sử dụng điện khác  
  – Xe ô tô chở người dưới 9 chỗ 15
  -Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ ngồi 10
  – Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi 5
  – Xe ô tô dùng vận chuyển cả người, hàng hóa 10
5 Xe mô tô hai bánh, ba bánh với dung tích xi lanh từ 125 cm3  20
6 Tàu bay 30
7 Du thuyền 30
8 Xăng các loại  
  a) Xăng 10
  b) E5 8
  c) E10 7
9 Điều hòa có công suất 90.000 BTU trở xuống 10
10 Bài lá 40
11 Vàng mã, hàng mã 70
II Dịch vụ  
1 Hoạt động kinh doanh vũ trường, bar 40
2 Hoạt động kinh doanh mát-xa, karaoke 30
3 Hoạt động kinh doanh casino, trò chơi trúng thưởng 35
4 Hoạt động kinh doanh đặt cược 30
5 Hoạt động kinh doanh gon bao gồm cả bán thẻ hội viên 20
6 Hoạt động kinh doanh xổ số 15

4. 4 Trường hợp được hoàn thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Tiếp theo, cùng VisioEdu tìm hiểu quy định về hoàn thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt nhé.

Điều 7 Thông tư 195/2015/TT-BTC quy định, người nộp thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau:

4.1 Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm:

– Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài.

– Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo qui định của Chính phủ.

– Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu.

– Hàng nhập khẩu đã nộp thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.

– Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để phục vụ công việc khác trong thời hạn nhất định đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế.

– Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo; hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB.

– Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp đồng, giấy phép nhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định của cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà được phép nhập khẩu thì cơ quan hải quan kiểm tra và xác nhận lại số thuế TTĐB phải nộp, nếu có số thuế đã nộp thừa thì được hoàn lại, nếu nộp thiếu thì phải nộp đủ số phải nộp.

Trường hợp được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài thì được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.

Trường hợp trả lại hàng cho bên nước ngoài trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì cơ quan hải quan kiểm tra thủ tục và thực hiện việc không thu thuế TTĐB phù hợp với số hàng nhập khẩu trả lại nước ngoài.

4.2 Hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu:

Được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hoá thực tế xuất khẩu.

4.3 Tổ chức lại doanh nghiệp:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế TTĐB nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế TTĐB nộp thừa.

4.4 Một số trường hợp hoàn thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khác:

– Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Hoàn thuế theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Hoàn thuế trong trường hợp có số tiền thuế TTĐB đã nộp lớn hơn số tiền thuế TTĐB phải nộp theo quy định.

5. Kỳ khai thuế tiêu thụ đặc biệt

Điều lưu ý tiếp theo VisioEdu muốn kế toán nắm rõ đó là kỳ khai thuế tiêu thụ đặc biệt. 

Khác với kỳ khai thuế GTGT và các loại thuế khác, kỳ khai thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định rõ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có nêu cụ thể rằng huế TTĐB là loại thuế khai theo tháng. Trừ một số trường hợp khai theo từng lần phát sinh, cụ thể như sau:

– Thuế TTĐB của người nộp thuế có kinh doanh xuất khẩu chưa nộp thuế TTĐB ở khâu sản xuất sau đó không xuất khẩu mà bán trong nước. Thuế TTĐB của cơ sở kinh doanh mua xe ô tô, tàu bay, du thuyền sản xuất trong nước thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng sang đối tượng chịu thuế TTĐB.

– Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không phải khai theo từng lần phát sinh thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của VisioEdu về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất và những lưu ý quan trọng kế toán cần biết. Hy vọng với những chia sẻ này bạn đã nắm rõ hơn về loại thuế đặc biệt này và kê khai, hạch toán chính xác.

>>> Xem thêm: Các lưu ý về Thuế tiêu thụ đặc biệt

>>> Tham dự ngay khóa học Hành nghề Thuế chuyên sâu tại VisioEdu để làm chủ mọi sắc thuế và trở thành nhà Tư vấn thuế chuyên nghiệp nhất!

>>> Link tìm hiểu khóa học: https://forms.gle/TrLSUNn51Vd86tMB9

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Đề thi CPA 2023 môn luật

    Đề thi CPA 2023 môn luật về kinh tế và luật doanh nghiệp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    19 Th5 2024

    Môn pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp là một trong những môn thi quan trọng trong kỳ…

    Đề thi CPA 2023 môn Kiểm toán

    Đề thi CPA 2023 môn Kiểm toán và Dịch vụ Bảo đảm Nâng cao

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th5 2024

    Đề thi môn Kiểm toán và Dịch vụ Bảo đảm Nâng cao đóng vai trò quan trọng trong kỳ thi…

    Đề thi CPA 2023 môn Kế toán

    Đề thi CPA 2023 môn Kế toán

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th5 2024

    Kỳ thi CPA năm nay đang đến gần và môn Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao…

    Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ

    Quy định về thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ kế toán cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    16 Th5 2024

    Theo quy định của pháp luật thì thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ là khi nào? Hãy cùng chúng…

    Bài cùng tác giả

    Làm thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi Chứng chỉ CPA

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    01 Th5 2023

    Chứng chỉ CPA là thước đo đánh giá chính xác kỹ năng chuyên môn và kiến thức của kế toán,…

    Phải xử lý thuế TNDN nộp thừa sau quyết toán như thế nào ?

    Phải xử lý thuế TNDN nộp thừa sau quyết toán như thế nào ?

    Giảng viên: Tác giả: Edu Visio
    10 Th3 2024

    – Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong những loại thuế quan trọng nhất trong hệ thống thuế…

    Khấu hao tài sản cố định: Những ảnh hưởng đến bảo toàn vốn cố định của doanh nghiệp

    Khấu hao tài sản cố định: Những ảnh hưởng đến bảo toàn vốn cố định của doanh nghiệp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th2 2023

    Trong quá trình sử dụng, đa số doanh nghiệp gặp phải vấn đề tài sản cố định bị hao mòn…

    3 thay đổi quan trọng của Luật quản lý thuế

    3 thay đổi quan trọng của Luật Quản lý Thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th2 2024

    Luật Quản lý thuế số 38 là văn bản pháp lý cao nhất quy định về thuế. Một số điểm…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành