4 vấn đề cần lưu ý về thuế tiêu thụ đặc biệt

Thay đổi về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt thời gian qua có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với việc tiêu thụ các hàng hóa, dịch vụ nằm trong danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Hơn hết, thuế tiêu thụ đặc biệt còn là rào cản nhất định với các doanh nhân muốn kinh doanh trong các lĩnh vực có liên quan. Vì vậy, để tránh khỏi sai phạm bị xử phạt rất nặng về thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toán cần cập nhật và hiểu rõ những quy định, thay đổi hiện hành. Bài viết dưới đây, VisioEdu chia sẻ về đối tượng chịu thuế thu nhập đặc biệt và các kê khai, nộp loại thuế này theo đúng quy định của pháp luật.

1. Khái niệm về thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội và điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng.

Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán.

2. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Căn cứ tại Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi 2014) và khoản 2 Nghị định 108/2015/NĐ-CP, quy định các đối tượng chịu thuế tiêu đặc biệt được VisioEdu liệt kê dưới đây:

2.1. Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

– Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
– Rượu;
– Bia;
– Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
– Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
– Tàu bay, du thuyền (sử dụng cho mục đích dân dụng).
– Xăng các loại;
– Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
– Bài lá;
– Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học).

Lưu ý: hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này.

2.2. Dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào một số dịch vụ kinh doanh đặc biệt được VisioEdu chia sẻ dưới đây:

– Kinh doanh vũ trường;
– Kinh doanh massage, karaoke;
– Kinh doanh casino; trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy jackpot, máy slot và các loại máy tương tự;
– Kinh doanh đặt cược (bao gồm: Đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật);
– Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
– Kinh doanh xổ số.

Đối tượng chịu thuế, cách kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt

3. Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Căn cứ theo Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi 2014) và khoản 3 Nghị định 108/2015/NĐ-CP, hàng hóa theo quy định trên không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp mà VisioEdu chia sẻ dưới đây: 

(1) Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;

(2) Hàng hóa nhập khẩu gồm:           

– Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ, bao gồm:

+ Hàng viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hàng trợ giúp nhân đạo, hàng cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh;

+ Quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

+ Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật.

– Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
– Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
– Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;

(3) Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch;

(4) Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;

(5) Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.

4. Kê khai và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

Để có thể kê khai, nộp báo cáo và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, những cơ sở kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế này phải tiến hành đăng ký với cơ quan thuế quản lý trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp có phát sinh hay không phát sinh thuế tiêu thụ đặc biệt thì doanh nghiệp vẫn phải lập và nộp tờ khai theo mẫu số 01/TTĐB và bảng xác định thuế này để được khấu trừ theo mẫu số 01-1/TTĐB hoặc mẫu số 01-2/TTĐB (Ban hành kèm Nghị định 14/2019/NĐ-CP).

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải kê khai hàng tháng và nộp tờ khai chậm nhất không quá 20 ngày đầu của tháng tiếp theo. Hoặc được kê khai theo từng lần phát sinh trong thời gian 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế (áp dụng đối với hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng được tiêu thụ trong nước).

Khi phát sinh nghĩa vụ nộp thuế, cơ sở kinh doanh cần phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngân sách Nhà nước chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. Hoặc theo từng lần phát sinh cho những mặt hàng nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế.

Trên đây, VisioEdu đã chia sẻ cụ thể những điều cần biết về thuế tiêu thụ đặc biệt, hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn tổng thể về loại thuế này.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Đối tượng được hưởng và các khoản phụ cấp thu hút không chịu thuế Thu nhập cá nhân

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Nhận diện đúng rủi ro Báo cáo Tài chính với khóa học chuyên sâu tại VisioEdu

    Nhận diện đúng 4 rủi ro Báo cáo Tài chính với khóa học chuyên sâu tại VisioEdu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th9 2023

    Doanh nghiệp thường gặp nhiều rủi ro Báo cáo Tài chính sau mỗi kỳ quyết toán thuế. Bởi việc lập…

    Ôn thi chứng chỉ CPA – Những điểm mới của Luật Đầu tư

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th9 2023

    Luật Đầu tư là môn học khá mởi mẻ với kế toán. Việc hiểu rõ và và cập nhật những…

    Nhận diện đúng rủi ro Báo cáo Tài chính với khóa học chuyên sâu tại VisioEdu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    14 Th9 2023

    Rủi ro Báo cáo Tài chính là một vấn đề mà tất cả kế toán và chủ doanh nghiệp đều…

    Giải bài tập ôn thi CPA môn Tài chính: Giá trị thời gian của tiền

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th9 2023

    Bài tập ôn thi CPA liên quan đến nội dung giá trị thời gian của tiền trong môn thi Tài…

    Bài cùng tác giả

    Ôn thi chứng chỉ CPA môn Phân tích Tài chính cần học những gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    04 Th8 2023

    Nếu bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ CPA môn Phân tích Tài chính thì việc quan trọng…

    Những trường hợp xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% và điều kiện áp dụng

    Những trường hợp xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% và điều kiện áp dụng

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    09 Th12 2022

    Theo Luật thuế Giá trị gia tăng hiện hành quy định có rất nhiều mặt hàng được áp dụng thuế…

    Hồ sơ cần chuẩn bị khi Quyết toán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Thu nhập doanh nghiệp

    Hồ sơ cần chuẩn bị khi Quyết toán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Thu nhập doanh nghiệp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    04 Th1 2023

    Để giúp kế toán dễ dàng vượt qua kỳ Quyết toán thuế cuối năm, trong bài viết này VisioEdu sẽ…

    Báo cáo Tài chính là gì? Doanh nghiệp cần nộp Báo cáo Tài chính khi nào?

    Báo cáo Tài chính là gì? Doanh nghiệp cần nộp Báo cáo Tài chính khi nào?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th10 2022

    Báo cáo Tài chính là hồ sơ không thể thiếu mà kế toán cần lập hàng năm. Báo cáo Tài chính…

    Khóa Học Liên Quan

    Kê khai Giao dịch liên kết

    Giúp kế toán và doanh nghiệp xử lý nhanh gọn giao dịch liên kết, chuyển giá một cách hợp pháp. Nâng cao kỹ năng xây dựng hồ sơ và chính sách giá với các bên liên kết sao cho tối ưu nghĩa vụ thuế nhất.

    Đăng ký tư vấn

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành