Quy định mức giảm trừ gia cảnh mới nhất và cách xác định người phụ thuộc

Theo Nghị Quyết 954/2020, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và cả người phụ thuộc đều có sự thay đổi. Theo sự phát triển của nền kinh tế, mức tiêu dùng của người dân tăng lên, nên việc tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế là việc làm hết sức cần thiết, góp phần tăng an sinh xã hội. 

Cùng VisioEdu tìm hiểu về mức giảm trừ gia cảnh theo quy định mới nhất và cách xác định người phụ thuộc trong bài viết này nhé. 

Mức giảm trừ gia cảnh mới nhất

1. Giảm trừ gia cảnh là gì?

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.

Đây là chính sách quy định về số tiền người lao động được trừ khi thu nhập đến mức chịu thuế thu nhập cá nhân. Giảm trừ gia cảnh được nhà nước nhằm vào những người đang có thu nhập cao đến ngưỡng nhất định sẽ được giảm trừ trong một số trường hợp cụ thể.

Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. Ví dụ, nếu 2 vợ chồng đều có thu nhập cao ở mức cần nộp thuế TNCN, thì con cái dưới 18 tuổi là người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ cho vợ hoặc chồng.

2. Mức giảm trừ gia cảnh theo quy định mới nhất

Tiếp theo, cùng VisioEdu tìm hiểu mức giảm trừ gia cảnh theo quy định mới nhất nhé.

Mức giảm trừ gia cảnh từ năm 2020 trở đi được thực hiện theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, quy định như sau: 

  • Mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
  • Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Lưu ý, giảm trừ gia cảnh được tính theo 2 nguyên tắc sau đây:

– Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế: 

Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.

Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 1 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam cho đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).

– Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc: 

Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

Vì thế, khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho người lao động, kế toán cần nắm rõ mức giảm trừ gia cảnh theo quy định mới nhất này để tránh nộp thừa thuế thu nhập cá nhân.

>>> Xem thêm: Khóa Ôn thi chứng chỉ hành nghề Đại lý thuế 

3. Cách xác định người phụ thuộc khi đăng ký giảm trừ gia cảnh

Tiếp theo, cùng VisioEdu tìm hiểu về cách xác định người phụ thuộc, hồ sơ chứng minh người phụ thuộc khi đăng ký giảm trừ gia cảnh nhé. 

3.1. Người phụ thuộc gồm những ai?

Điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định người phụ thuộc bao gồm những đối tượng sau:

(1) Con: Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của chồng, con riêng của vợ, cụ thể gồm:

– Con dưới 18 tuổi (trường hợp này tính đủ theo tháng).

– Con từ 18 tuổi trở lên mà bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

– Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập đó không vượt quá 01 triệu đồng.

(2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng đủ điều kiện (theo quy định tại mục 3.2).

(3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha chồng, mẹ chồng (hoặc cha vợ, mẹ vợ); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện (theo quy định tại mục 3.2).

(4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện (theo quy định tại mục 3.2), bao gồm:

– Chị ruột, anh ruột, em ruột của người nộp thuế.

– Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, cậu ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

– Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: Con của chị ruột, anh ruột, em ruột.

– Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

3.2. Điều kiện để trở thành người phụ thuộc

Điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định cá nhân thuộc đối tượng (2), (3), (4) được tính là người phụ thuộc khi đáp ứng các điều kiện VisioEdu nêu sau:

Trường hợp 1: Người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Điều kiện 1: Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

(Người khuyết tật, không có khả năng lao là người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động như bệnh AIDS, suy thận mãn, ung thư,…).

Điều kiện 2: Không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

Trường hợp 2: Người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

4. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo quy định mới nhất

Tiếp theo, cùng VisioEdu tìm hiểu quy định về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo quy định mới nhất nhé. 

Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 79/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2023), hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo từng đối tượng cụ thể sẽ là khác nhau. 

4.1 Đối với người phụ thuộc là con của người nộp thuế

Trong trường hợp người phụ thuộc là con của người nộp thuế, hồ sơ chứng minh được chia thành 3 nhóm đối tượng như sau:

– Con dưới 18 tuổi: Hồ sơ chứng minh là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (nếu có).

– Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động, hồ sơ chứng minh gồm:

+ Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (nếu có).

+ Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

+ Con đang theo học tại các bậc học theo hướng dẫn tại tiết d.1.3, điểm d, khoản 1, Điều này, hồ sơ chứng minh gồm:

+ Bản chụp Giấy khai sinh.

+ Bản chụp Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề.

– Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng thì ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như: bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

4.2 Đối với người phụ thuộc là vợ hoặc chồng của người nộp thuế

Với trường hợp người phụ thuộc là vợ hoặc chồng của người nộp thuế thì hồ sơ chứng minh người phục thuộc gồm:

– Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.

– Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng) hoặc Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

4.3 Người phụ thuộc là cha, mẹ của người nộp thuế

Với trường hợp này, người nộp thuế TNCN cần hồ sơ chứng minh bao gồm:

– Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.

– Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp, giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

4.4 Với đối tượng khác

Với người phụ thuộc là đối tượng khác với 3 đối tượng VisioEdu nêu trên, thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc bao gồm:

– Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Giấy khai sinh.

– Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người phụ thuộc trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

Các giấy tờ hợp pháp tại tiết g.4.2, điểm g, khoản 1, Điều này là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc như:

+ Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).

+ Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp.

+ Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về việc người phụ thuộc đang sống cùng.

+ Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú về việc người phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (trường hợp không sống cùng).

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của https://visio.edu.vn/ về mức giảm trừ gia cảnh và cách xác định người phụ thuộc khi nộp thuế thu nhập cá nhân. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn dễ dàng hoàn thiện hồ sơ người phụ thuộc và đăng ký giảm trừ gia cảnh đúng theo quy định mới nhất.

Để nắm vững kiến thức về Thuế thu nhập cá nhân, đăng ký ngay khóa học Ôn thi Đại lý Thuế nhận ưu đãi lên đến 20%: https://bit.ly/VisioEdu_DangKyDaiLyThue

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    02 Th5 2024

    Ở bài viết trước chúng tôi đã trình bày các nội dung liên quan đến cách tính thuế GTGT theo…

    Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

    Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    01 Th5 2024

    Hiện nay có 2 cách tính thuế GTGT phải nộp: Một là tính thuế GTGT phải nộp bằng phương pháp…

    Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

    Tổng hợp các loại chi phí được trừ khi tính Thuế TNDN

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    29 Th4 2024

    Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh tại các doanh nghiệp thường sẽ phát sinh rất nhiều loại chi…

    Doanh thu tính thuế TNDN

    Hướng dẫn cách xác định Doanh thu tính thuế TNDN

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    27 Th4 2024

    Việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thường được thực hiện bằng cách tính toán doanh thu và các…

    Bài cùng tác giả
    4 Loại Báo cáo Tài chính thường gặp trong doanh nghiệp

    4 Loại Báo cáo Tài chính thường gặp trong doanh nghiệp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th10 2022

    Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính là hệ thống…

    VisioEdu kết hợp cùng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đào tạo kế toán

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    10 Th11 2023

    VisioEdu đồng hành cùng hơn 400 sinh viên kế toán tại trường Đại học Tài nguyên & Môi trường Hà…

    Thông báo danh sách thí sinh dự thi kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế năm 2023

    [Mới nhất] Danh sách thí sinh dự thi Đại lý Thuế 2023

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th5 2023

    Ngày 12/05/2023, Tổng Cục Thuế đã có thông báo chính thức danh sách các thí sinh dự thi kỳ thi…

    Ôn thi chứng chỉ CPA môn Phân tích Tài chính cần học những gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    04 Th8 2023

    Nếu bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ CPA môn Phân tích Tài chính thì việc quan trọng…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành