Lệ phí môn bài là khoản thu cố định mà mỗi doanh nghiệp phải nộp hàng năm. Vậy cá nhân cho thuê tài sản có phải nộp lệ phí và hồ sơ khai lệ phí môn bài hay không? Các nội dung thú vị về lệ phí môn bài của cá nhân cho thuê tài sản mà kế toán nên biết. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có thuê tài sản của cá nhân và có ủy quyền nộp thuế thay. Tất cả những nội dung này sẽ có câu trả lời trong bài viết dưới đây.
1. Lệ phí môn bài là gì?
Lệ phí môn bài là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước; là một trong những khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu.
2. Cá nhân cho thuê tài sản có phải nộp lệ phí môn bài không?
Cá nhân cho thuê tài sản có phải nộp lệ phí môn bài hay không được xác định dựa trên doanh thu tính thuế TNCN của các hợp đồng cho thuê tài sản của năm tính thuế.
Nếu cá nhân phát sinh doanh thu cho thuê tài sản dưới 100 triệu/năm thì cá nhân đó không cần phải kê khai nộp lệ phí môn bài cũng như thuế GTGT, thuế TNCN trên doanh thu đó.
Nếu tổng doanh thu cho thuê tài sản trong năm dương lịch từ trên 100 triệu đến 300 triệu thì mức đóng lệ phí môn bài là 300.000 đồng/ năm.
Nếu tổng doanh thu cho thuê tài sản trong năm dương lịch từ 300 triệu đến 500 triệu thì mức đóng lệ phí môn bài là 500.000 đồng/ năm.
Nếu tổng doanh thu cho thuê tài sản trong năm dương lịch trên 500 triệu thì mức đóng lệ phí môn bài là 1000.000 đồng/ năm.
Lưu ý: Nếu thời gian ký hợp đồng thuê tài sản ở nửa năm sau (từ ngày 01/07/20xx đến ngày 31/12/20xx ) thì tiền lệ phí môn bài chỉ nộp một nửa so với mức quy định ban đầu.
>>> Có thể bạn cũng quan tâm: Khóa Ôn thi Đại lý Thuế online toàn quốc hiệu quả
3. Nội dung cần lưu ý về lệ phí môn bài của cá nhân cho thuê tài sản
Thứ nhất: Cá nhân cho thuê tài sản thì không cần phải nộp tờ khai lệ phí môn bài
Theo đó doanh nghiệp khi nộp thay lệ phí môn bài cho cá nhân cho thuê tài sản, cơ quan Thuế sẽ căn cứ vào hồ sơ mà doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân thay cho cá nhân để xác định mức lệ phí môn bài và thông báo cho doanh nghiệp để doanh nghiệp đi nộp thay
Thứ hai: Doanh thu để tính mức lệ phí môn bài cho mỗi địa điểm kinh doanh
Theo Thông tư số 65/2020/TT-BTC quy định doanh thu để tính
lệ phí môn bài cho mỗi địa điểm kinh doanh được xác định bằng tổng doanh thu của tất cả các hợp đồng mà cá nhân đó cho thuê tài sản phát sinh trong năm.
Một ví dụ cụ thể cho trường hợp này như sau: Ở tháng 1 cá nhân cho thuê địa điểm A với mức doanh thu phát sinh trong năm là 200 triệu thì mức nộp lệ phí môn bài của địa điểm A sẽ là 300.000đ. Nhưng đến tháng 2 cá nhân đó lại cho thuê tiếp địa điểm B cùng với mức doanh thu cho năm đó là 200 triệu thì lúc này mức nộp lệ phí môn bài của địa điểm B là 500.000đ chứ không còn là 300.000đ nữa.
Thứ ba: Trường hợp doanh nghiệp thuê nhà của cá nhân mà trả tiền thuê trước cho nhiều năm
Với trường hợp này, mức doanh thu tính lệ phí môn bài được xác định bằng tổng số tiền đã trả trước cho nhiều năm chứ không phải là xác định theo mức doanh thu của từng năm và ở những năm sau thì chúng ta không cần phải nộp lệ phí môn bài cho cá nhân cho thuê tài sản nữa.
Xem giải đáp của chuyên gia:
4. Các bậc thuế môn bài theo quy định mới nhất
Căn cứ Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định khá chi tiết về mức thu lệ phí môn bài cho từng đối tượng. Cụ thể như sau:
-
Với tổ chức
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
-
Với cá nhân, hộ gia đình
Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm;
Có thể bạn cũng quan tâm:
>>> Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có phải nộp lệ phí môn bài hay không?