Hướng dẫn kế toán xử lý doanh thu trong thời gian tạm ngừng kinh doanh

Do tác động từ nền kinh tế, nên nhiều doanh nghiệp hiện nay đã phải áp dụng phương án đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Vậy trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có được phép ghi nhận doanh thu và xuất hóa đơn hay không. Và kế toán cần làm những thủ tục gì để khoản doanh thu này được ghi nhận là hợp lý, hợp lệ. Cùng VisioEdu tìm hiểu về tạm ngừng kinh doanh trong bài viết này nhé!

Hướng dẫn kế toán xử lý doanh thu trong thời gian tạm ngừng kinh doanh

1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp sẽ tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định vì nhiều lý do khác nhau như gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh hoặc cần thời gian để sắp xếp lại công việc. 

Đây được xem như một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và đáng cân nhắc nếu doanh nghiệp chưa muốn giải thể. Nhưng trong thời gian tạm ngừng, nếu doanh nghiệp có các nghĩa vụ hay có cơ hội tìm kiếm doanh thu thì sẽ phải thực hiện như thế nào. Đây là câu hỏi mà không ít doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh gặp phải trong quá trình chờ đợi cơ hội tốt để kinh doanh trở lại.

Cùng VisioEdu tìm hiểu về xử lý doanh thu trong thời gian tạm ngừng kinh doanh ở phần tiếp theo nhé!

2. Quy định hiện hành về tạm ngừng kinh doanh theo Luật doanh nghiệp số 59/2020

Thời điểm Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được ban hành là trong bối cảnh môi trường kinh doanh gặp nhiều ảnh hưởng do dịch Covid. Sự điều chỉnh này được đánh giá rất kịp thời khi đã giảm bớt các thủ tục, và thay đổi những quy định làm hỗ trợ hơn cho doanh nghiệp gặp khó khăn. Sau đây, VisioEdu xin được tổng hợp những điểm mới trong Luật doanh nghiệp số 59 mà kế toán cần nắm vững.

Thời hạn nộp đăng ký tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh

Theo Khoản 1 Điều 206 Luật doanh nghiệp số 59 có quy định “Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo”. 

Vậy có thể hiểu, đối với các doanh nghiệp thành lập qua Sở Kế hoạch – Đầu tư (SKH-ĐT) thì thủ tục tạm ngừng cũng sẽ làm trên trang đăng ký này, các đơn vị không thành lập qua Sở Kế hoạch – Đầu tư thì thủ tục làm tạm ngưng sẽ được thực hiện trên cơ quan quản lý cấp huyện của đơn vị đó (thường là Cơ quan Thuế). 

Những thay đổi về thời gian tạm ngừng kinh doanh theo Luật doanh nghiệp số 59

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thời gian đăng ký tạm ngừng kinh doanh tối đa là 12 tháng. 

Tuy nhiên, trong quy định mới tại Luật doanh nghiệp số 59 đã không còn giới hạn số lần đăng ký tạm ngừng cho doanh nghiệp. Đây là một sự thay đổi kịp thời phù hợp với bối cảnh kinh tế đang chịu những ảnh hưởng lớn từ đại dịch. Theo quy định cũ thì giới hạn chỉ được tạm ngừng kinh doanh 2 lần liên tiếp (tức là được phép tạm ngừng trong 2 năm), sau đó doanh nghiệp cần hoạt động trở lại một thời gian rồi mới được tiếp tục đăng ký tạm ngừng hoạt động). 

Thay đổi về thủ tục đăng ký tạm kinh doanh

Đối với thủ tục, doanh nghiệp đã không còn cần thực hiện thủ tục tạm ngừng tại hai cơ quan nữa (quy định trước đăng ký tạm ngừng phải làm thủ tục cả ở Sở kế hoạch – Đầu tư và Cơ quan Thuế), bây giờ sẽ chỉ cần làm thủ tục tại một nơi ban đầu đăng ký kinh doanh.

Xử lý các khoản nợ và nghĩa vụ khi tạm ngừng kinh doanh 

Các doanh nghiệp khi gặp khó khăn muốn làm thủ tục tạm ngưng nhưng còn thắc mắc về điều kiện được đăng ký, liệu có được làm tạm ngưng khi doanh nghiệp đang còn các khoản nợ, hay còn các nghĩa vụ cần thực hiện hay không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 206 Luật doanh nghiệp số 59/2020:

“Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.”

Do trong thời gian tạm ngừng doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ nợ nên ta có thể hiểu rằng doanh nghiệp đang nợ thuế hay còn nghĩa vụ với các bên vẫn được phép tạm ngừng hoạt động.

Trên đây là một số điểm thay đổi nổi bật về tạm ngừng kinh doanh mà VisioEdu muốn bạn nắm vững. Tiếp theo, hãy cùng VisioEdu tìm hiểu về cách xử lý doanh thu trong thời gian tạm ngừng kinh doanh như thế nào nhé. 

3. Hướng dẫn kế toán xử lý doanh thu trong thời gian tạm ngừng kinh doanh

Khi nhận thấy cơ hội kinh doanh trong thời gian đã đăng ký tạm ngừng, vậy doanh nghiệp có được ký kết, thực hiện hợp đồng hay không. VisioEdu sẽ hướng dẫn kế toán cách ghi nhận doanh thu trong thời gian tạm ngừng kinh doanh.

Quy định về nghĩa vụ thuế và xử dụng hóa đơn trong thời gian tạm ngừng kinh doanh

Căn cứ Điều 14, Thông tư 151/2014/TT-BTC:

“đ) Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh…”.

Và Điểm c Khoản 2 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý Thuế quy định rõ: Trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động kinh doanh “Người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn…”

Do nghĩa vụ nộp tờ khai, báo cáo cho các kỳ trong thời gian tạm ngưng của doanh nghiệp được miễn bỏ nên các hành vi phát sinh tới các chỉ tiêu trên báo cáo cũng bị loại trừ, nghiêm cấm

Vậy có thể hiểu, những hoạt động không làm phát sinh các nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ kê khai thì không nằm trong các quy định cấm khi doanh nghiệp tạm ngừng. 

Cách xử lý nếu kế toán muốn ghi nhận doanh thu trong thời gian tạm ngừng kinh doanh

Có nhiều doanh nghiệp, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh lại ký kết được hợp đồng và phát sinh doanh thu. Vậy kế toán cần làm gì để các khoản thu này là hợp lý, hợp lệ. Cùng VisioEdu tìm hiểu ở mục dưới đây.

 Đối với quy định về ký kết hợp đồng mới trong thời gian kinh doanh thì theo Khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ““Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp.” Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.”

Do đó, có thể hiểu tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định. Đồng nghĩa với việc, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào như ký hợp đồng, trao đổi, mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên thị trường.

Trường hợp doanh nghiệp tiến hành kinh doanh lại trước khi hết thời hạn tạm ngừng trong thông báo thì doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh ít nhất 03 ngày trước khi bắt đầu hoạt động trở lại.

Vì vậy, khi muốn ghi nhận doanh thu, kế toán cần gửi thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp ít nhất 03 ngày trước khi phát sinh doanh thu.

Ta có thể nhận thấy, đối với những quy định mới thay đổi những năm gần đây đã làm giảm các thủ tục hơn cho đơn vị thực hiện. Các cơ quan nhà nước cũng dần tách rõ các vai trò của mình hơn trên thị trường và sử dụng dữ liệu kết nối để có thể hỗ trợ nhau trong vận hành, quản lý. 

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của VisioEdu về tạm ngừng kinh doanh. Hy vọng với những chia sẻ này, kế toán và doanh nghiệp có thể nhìn nhận rõ các vai trò, đánh giá đúng nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong quá trình tạm ngừng hoạt động.

Có thể bạn cũng quan tâm:

>>> Nghỉ Covid doanh nghiệp có được khấu hao tài sản cố định?

>>> Nguyên nhân và biện pháp xử lý khi doanh thu kế toán trên Báo cáo Tài chính khác doanh thu tính Thuế

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Đề thi CPA 2023 môn Kiểm toán

    Đề thi CPA 2023 môn Kiểm toán và Dịch vụ Bảo đảm Nâng cao

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th5 2024

    Đề thi môn Kiểm toán và Dịch vụ Bảo đảm Nâng cao đóng vai trò quan trọng trong kỳ thi…

    Đề thi CPA 2023 môn Kế toán

    Đề thi CPA 2023 môn Kế toán

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th5 2024

    Kỳ thi CPA năm nay đang đến gần và môn Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao…

    Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ

    Quy định về thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ kế toán cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    16 Th5 2024

    Theo quy định của pháp luật thì thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ là khi nào? Hãy cùng chúng…

    Hóa đơn đầu vào không chịu thuế có cần kê khai không?

    Hóa đơn đầu vào không chịu thuế có cần kê khai không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    14 Th5 2024

    Hóa đơn đầu vào không chịu thuế có cần kê khai không? Đây là một trong những câu hỏi được…

    Bài cùng tác giả
    Khóa học hành nghề thuế chuyên sâu

    Khóa học Hành nghề Thuế chuyên sâu – Đào tạo sâu nhất về Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    29 Th2 2024

    Để trở thành một người tư vấn Thuế chuyên nghiệp, kế toán cần hiểu biết chuyên sâu về tất cả…

    Ôn thi Đại lý Thuế 2023 ở đâu hiệu quả

    Ôn thi Đại lý Thuế 2023 ở đâu hiệu quả?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    31 Th3 2023

    Hàng năm, kỳ thi Đại lý Thuế đều thu hút hàng nghìn kế toán đăng ký tham gia. Phần lớn…

    Kê khai thuế Giá trị gia tăng với đối tượng không chịu thuế

    Kê khai thuế Giá trị gia tăng với đối tượng không chịu thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th1 2023

    Cùng VisioEdu  xem xét tình huống “hiếm hoi” về đăng ký nhầm phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng…

    Kế toán thêm “nhầu” khi chia bánh trung thu

    Kế toán thêm “nhầu” khi chia bánh trung thu

    Giảng viên: Tác giả: admin
    03 Th10 2022

    Trung thu đang rộn ràng ngoài đình, trong ngõ. Trung thu năm nay lại đặc biệt hơn, chọn nhằm đúng…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành