Soát xét Báo cáo Tài chính là gì?

Soát xét Báo cáo Tài chính là công việc mà hầu hết các kế toán thuế và kế toán trưởng cần làm. Để vượt qua kỳ quyết toán Thuế dễ dàng, kế toán cần nắm được các rủi ro tiềm ẩn trên Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp mình và điều chỉnh các yếu tố có thể dẫn đến rủi ro.

Vậy soát xét Báo cáo Tài chính là làm gì và tại sao kế toán cần thực hiện công việc này trước khi nộp quyết toán thuế, cùng VisioEdu tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Soát xét Báo cáo Tài chính là gì?

Soát xét Báo cáo Tài chính là hoạt động nhằm đưa ra ý kiến kết luận là không (hoặc có) phát hiện ra sự kiện trọng yếu nào làm cho kiểm toán viên cho rằng Báo cáo Tài chính không được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc chuẩn mực kế toán được chấp nhận, xét trên mọi khía cạnh trọng yếu.

Việc soát xét Báo cáo Tài chính không cung cấp tất cả bằng chứng kiểm toán và cũng không đưa ra sự đảm bảo hợp lý như một cuộc kiểm toán Báo cáo Tài chính. Vì vậy, soát xét Báo cáo Tài chính có mức độ chính xác, cũng như yêu cầu thấp hơn kiểm toán.

2. Soát xét Báo cáo Tài chính dưới góc độ rủi ro về Thuế

Dưới góc độ rủi ro về Thuế, soát xét Báo cáo Tài chính là hoàn toàn cần thiết. Việc soát xét Báo cáo Tài chính này giúp kế toán sớm nhận ra các rủi ro tiềm ẩn trong Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp, kịp thời sửa đổi trước khi nộp quyết toán thuế. Từ đó giúp doanh nghiệp tránh bị thanh tra, kiểm tra thuế trong kỳ tiếp theo.

Soát xét dưới góc độ rủi ro về Thuế là việc soát xét các số liệu trên Báo cáo Tài chính và bảng cân đối số phát sinh có rủi ro tiềm ẩn về thuế hay không, giúp doanh nghiệp phòng tránh các sai phạm không đáng có trong kỳ quyết toán thuế.

3. Các chỉ tiêu soát xét Báo cáo Tài chính dưới góc độ rủi ro về Thuế

Tiếp theo, VisioEdu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các chỉ tiêu khi soát xét Báo cáo Tài chính. Khi kế toán thực hiện soát xét Báo cáo Tài chính trước mỗi kỳ quyết toán thuế, kế toán thường thực hiện soát xét với các chỉ tiêu sau:

+ Tiền mặt:

Tiền mặt tại quỹ có bị dư quá nhiều hay không? Các tài khoản tiền mặt có được đối chiếu không? Các séc được viết nhưng không được gửi qua đường bưu điện có được phân loại là nợ phải trả không? Có sự điều chỉnh chuyển nhượng giữa các công ty không?

+ Các khoản phải thu:

Có dự phòng đầy đủ cho các tài khoản đáng ngờ không? Có bất kỳ khoản phải thu nào được cầm cố, chiết khấu hay không? Có bất kỳ khoản phải thu dài hạn nào không?

+ Hàng tồn kho:

Số lượng hàng tồn kho thực tế có được thực hiện không? Hàng hóa ký gửi có được xem xét trong quá trình kiểm kê không? Những yếu tố chi phí nào được bao gồm trong giá vốn hàng tồn kho?

+ Doanh thu và chi phí:

Chính sách ghi nhận doanh thu là gì? Các khoản chi phí có được ghi nhận trong kỳ báo cáo chính xác không? Kết quả của các hoạt động ngừng hoạt động đã được báo cáo đúng trong Báo cáo Tài chính chưa?

+ Các khoản đầu tư:

Giá trị hợp lý được xác định như thế nào đối với các khoản đầu tư? Lãi và lỗ được ghi nhận như thế nào sau khi thanh lý một khoản đầu tư? Làm thế nào để bạn tính toán thu nhập đầu tư?

+ Tài sản cố định:

Lãi và lỗ do thanh lý tài sản cố định được ghi nhận như thế nào? Tiêu chí để vốn hóa chi tiêu là gì? Những phương pháp khấu hao nào được sử dụng?

+ Tài sản vô hình:

Những loại tài sản nào được ghi nhận là tài sản vô hình? Việc khấu hao có được áp dụng một cách thích hợp không? Các khoản lỗ giảm giá đã được ghi nhận chưa?

+ Ghi chú chi phí phải trả:

Có đủ các khoản tích lũy chi phí không? Các khoản vay có được phân loại đúng cách không?

+ Dự phòng và cam kết:

Có những đảm bảo nào mà đơn vị đã cam kết không? Có bất kỳ nghĩa vụ hợp đồng vật chất nào không? Có trách nhiệm đối với việc xử lý môi trường không?

Nếu kế toán cho rằng Báo cáo Tài chính có sai sót trọng yếu, cần thực hiện quy trình bổ sung, thu thập bằng chứng để tránh việc phải chỉnh sửa báo cáo. Nếu báo cáo thật sự có sai sót trọng yếu, kế toán phải lựa chọn giữa việc giải trình sai sót đó trong báo cáo đi kèm với Báo cáo Tài chính, hoặc rút khỏi công việc soát xét.

4. Tại sao kế toán cần thực hiện soát xét Báo cáo Tài chính trước khi nộp quyết toán thuế?

Tiếp theo, cùng Visio.edu.vn tìm hiểu lý do tại sao soát xét Báo cáo Tài chính lại quan trọng nhé.

Soát xét Báo cáo Tài chính giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro về Thuế và phòng tránh việc bị Cơ quan Thuế thanh tra, kiểm tra thuế vào kỳ kế toán tài chính năm sau. Mặc dù Báo cáo Tài chính và số liệu trên bảng cân đối số phát sinh luôn “cân”, nhưng vẫn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro về Thuế. Dựa vào các chỉ tiêu trên Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp, Cơ quan thuế sẽ tiến hành phân tích nhận định các rủi ro tiềm tàng và đưa ra danh sách các doanh nghiệp có nguy cơ cao về Thuế để tiến hành thanh tra, kiểm tra tại bàn hoặc tại trụ sở.

Vì vậy, kế toán luôn cần thực hiện việc soát xét Báo cáo Tài chính 1 cách cẩn thận và nghiêm túc dưới góc độ của thuế để hạn chế tối đa rủi ro cho doanh nghiệp, tránh nguy cơ bị thanh tra, kiểm tra thuế vào kỳ tiếp theo.

Kế toán thực hiện soát xét Báo cáo Tài chính giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí thuê đơn vị soát xét độc lập.  Bên cạnh đó, còn giúp kế toán chủ động kiểm soát mọi rủi ro và tự tin giải trình số liệu trước cơ quan thuế. Việc kế toán tự thực hiện thủ tục soát xét Báo cáo Tài chính dưới góc độ rủi ro về Thuế là hoàn toàn có thể nếu kế toán nắm vững Luật Thuế và Chuẩn mực kế toán.

Khóa học Soát xét và xử lý rủi ro Báo cáo Tài chính tại VisioEdu giúp kế toán:

– Nắm trọn bộ 39 chỉ tiêu đánh giá rủi ro trên Báo cáo Tài chính của cơ quan thuế chỉ có tại VisioEdu.

– Kỹ năng rà soát BCTC tuân thủ các quy định của Pháp luật về Thuế và đảm bảo chuẩn mực kế toán;

– Hiểu rõ bản chất, mối liên hệ giữa BCTC và Tờ khai Quyết toán thuế Thu nhập để hạch toán chính xác số liệu;

– Soát xét mọi dấu hiệu rủi ro trên BCTC, chuẩn hóa công tác lập quyết toán TNDN … Giúp kế toán không còn lo lắng khi làm xong 1 bản cân đối phát sinh, BCTC mà không biết số liệu của mình Đúng/Sai mặc dù số liệu đó vẫn luôn “cân”.

– Nắm rõ bộ tiêu chí đánh giá rủi ro của Cơ quan Thuế để chủ động rà soát số liệu BCTC, phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp trước khi nộp;

– Vững vàng tri thức thực tiễn về Thuế để tự tin giải trình trước Cơ quan Thuế khi có thanh tra, kiểm tra tại đơn vị.

>>> Tìm hiểu thông tin chi tiết về khóa học: Nhận diện rủi ro Báo cáo Tài chính

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    lịch thi và danh sách dự thi CPA 2024

    Chính thức công bố lịch thi và danh sách dự thi CPA 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th11 2024

    Vừa qua, Bộ Tài chính đã chính thức công bố lịch thi và danh sách dự thi kỳ thi CPA…

    Bán cổ phiếu cắt lỗ có phải nộp thuế Thu nhập cá nhân không

    Hỏi đáp: Bán cổ phiếu cắt lỗ có phải nộp thuế Thu nhập cá nhân không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th11 2024

    VisioEdu nhận được câu hỏi từ kế toán như sau: “Bán cổ phiếu cắt lỗ có phải nộp thuế Thu…

    Hướng dẫn xuất hóa đơn điều chỉnh giảm theo thông tư 78-2

    Hướng dẫn xuất hóa đơn điều chỉnh giảm theo Thông tư 78

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th11 2024

    Hóa đơn điều chỉnh giảm đóng vai trò quan trọng, giúp kế toán khắc phục những sai sót trong quá…

    Giám đốc mua đồ dùng giá trị lớn được ghi nhận là TSCĐ

    Giám đốc mua ví da, nước hoa có giá trị trên 30 triệu đồng có được ghi vào Tài sản cố định và tính vào chi phí được trừ không

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th11 2024

    VisioEdu có nhận được câu hỏi khá hay của kế toán về chi phí được trừ như sau: “Giám đốc…

    Bài cùng tác giả
    Ôn thi đại lý Thuế

    Ôn thi Đại lý Thuế – Đỗ chứng chỉ ngay lần thi đầu tiên

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    13 Th11 2023

    Làm thế nào để sở hữu chứng chỉ hành nghề Thuế danh giá để phát triển sự nghiệp Kế toán…

    Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn điện tử sai địa chỉ

    Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn điện tử sai địa chỉ 

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    15 Th2 2024

    Khi xuất hóa đơn, người xuất không thể tránh khỏi những sai sót. Một trong những vấn đề thường gặp…

    Điều kiện và hồ sơ thi chứng chỉ kiểm toán viên CPA

    Giảng viên: Tác giả: admin
    03 Th10 2022

    Chứng chỉ kiểm toán viên CPA là chứng chỉ vô cùng quan trọng mà rất nhiều người hành nghề kế…

    VisioEdu tự hào là đơn vị DUY NHẤT đào tạo Inhouse

    VisioEdu – Đơn vị duy nhất với chương trình đào tạo Inhouse kế toán, kiểm toán, thuế hiệu quả cao – chuyên biệt – bảo mật

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    25 Th10 2023

    Đạo tạo inhouse kế toán, kiểm toán, thuế luôn là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp hiện nay quan tâm,…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành