Kế toán thuế là gì? Học gì để trở thành Kế toán thuế

Kế toán thuế là một trong những công việc phức tạp của kế toán, đòi hỏi đòi hỏi nhân sự có trình độ chuyên môn cao. Để trở thành kế toán thuế giỏi, bạn cần có chuyên môn vững vàng với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến. Khác với kế toán tổng hợp, kế toán thuế là công việc hoàn toàn khác đòi hỏi kế toán cần có sự hiểu biết sâu rộng về Luật Thuế, xử lý số liệu chính xác, đảm bảo đúng pháp lý và tối ưu về Thuế cho doanh nghiệp. 

Vậy kế toán thuế là gì, và cần học gì để trở thành một kế toán thuế giỏi, cùng VisioEdu tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!

1. Kế toán thuế là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 111/2021/TT-BTC, kế toán thuế là việc cơ quan thuế các cấp thực hiện thu thập, ghi chép, phản ánh toàn bộ số phát sinh về tiền thuế do cơ quan thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ trong quá trình thực hiện hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế.

Như vậy, có thể hiểu Kế toán thuế là kế toán có trách nhiệm phụ trách về việc tính toán, khai báo thuế trong doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ đối với Nhà nước, giúp Nhà nước có thể quản lý được nền kinh tế dễ dàng và hiệu quả hơn. 

2. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán thuế

Kế toán thuế đảm nhiệm một vai trò quan trọng là cầu nối quan trọng và không thể thiếu giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế. Vai trò và nhiệm vụ chủ yếu của kế toán thuế được VisioEdu liệt kê như sau:

  • Tập hợp và thu thập hóa đơn, chứng từ phát sinh tương ứng với các nghiệp vụ kinh tế để theo dõi và hạch toán.
  • Lập báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý, hàng năm và nộp hồ sơ thuế đúng hạn.
  • Hoàn thiện báo cáo tài chính, báo cáo thuế TNDN, TNCN, báo cáo thuế cuối năm cho doanh nghiệp.
  • Kiểm tra và đối chiếu hóa đơn GTGT.
  • Lập báo cáo thuế GTGT đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra hóa đơn đầu vào, đầu ra và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho ban lãnh đạo.
  • Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có yêu cầu hoặc khi có vấn đề phát sinh.
  • Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh hoàn thuế.
  • Xử lý số liệu, chứng từ trong doanh nghiệp đúng pháp lý và tối ưu chi phí thuế cho doanh nghiệp.
  • Cập nhật kịp thời các quy định mới về Luật thuế để áp dụng trong nghiệp vụ kế toán thuế đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ thuế.

Để làm tốt vai trò của mình, kế toán thuế cần nắm vững Luật thuế và các Thông tư, Nghị định liên quan. Bên cạnh đó, việc nắm vững Luật Thuế giúp kế toán thuế tự tin bảo vệ số liệu và giải trình trước Cơ quan Thuế khi bị thanh tra, kiểm tra. 

>>> Đăng ký ngay khóa học Hành nghề Thuế chuyên sâu để vững về Luật Thuế tại đây:

Kế toán thuế là gì? Học gì để trở thành Kế toán thuế

3. Công việc cụ thể của kế toán thuế trong doanh nghiệp

Kế toán thuế thực hiện khá nhiều công việc khác nhau tại doanh nghiệp liên quan đến xử lý số liệu, kê khai, hạch toán và lên báo cáo. Nhưng để bạn nắm rõ các công việc của kế toán thuế, VisioEdu sẽ chia các công việc theo 5 nhóm cụ thể sau: 

  • Công việc đầu năm; 
  • Công việc phải làm hàng ngày; 
  • Công việc hàng tháng; 
  • Công việc hàng quý; 
  • Công việc cuối năm.

3.1. Công việc kế toán thuế cần làm đầu năm

Với mỗi kế toán thuế, đầu năm có khá nhiều công việc quan trọng cần giải quyết. Bao gồm các công việc cụ thể mà VisioEdu liệt kê sau đây: 

  • Kê khai và nộp thuế môn bài: Đây là loại thuế mà các doanh nghiệp mới thành lập phải nộp vào đầu năm. Kế toán thuế cần phải kê khai và nộp thuế môn bài muộn nhất là ngày 31 tháng 1 theo quy định của pháp luật.
  • Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tháng 12 hoặc quý IV của năm trước.
  • Nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm tính của quý IV của năm trước.
  • Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của quý IV của năm trước đó.

3.2. Công việc hàng ngày kế toán thuế cần làm

Những công việc hàng ngày mà kế toán thuế cần phải làm gồm: Tập hợp, xử lý các loại hóa đơn, chứng từ phát sinh, đồng thời tiến hành hạch toán các chứng từ như:

  • Thu thập hóa đơn đầu ra, đầu vào.
  • Xử lý và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp của hóa đơn, tránh trường hợp sai lệch thông tin trên hóa đơn.
  • Nộp tiền thuế nếu có các loại thuế phải nộp phát sinh để tránh trường hợp bị phạt do nộp chậm.
  • Hạch toán những nghiệp vụ trong ngân hàng như tiền đến, tiền đi.
  • Nộp tiền vào ngân sách Nhà nước hạch toán các nghiệp vụ về quỹ dựa vào các loại phiếu chi, phiếu thu.
  • Sắp xếp, lưu trữ các hóa đơn, chứng từ thật khoa học để có thể tìm kiếm lại một cách nhanh chóng khi cần.

3.3. Công việc kế toán thuế hàng tháng

Cùng VisioEdu tìm hiểu công việc hàng tháng mà kế toán thuế cần làm gồm:

  • Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và có doanh thu từ 50 tỷ đồng trở lên.
  • Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân nếu doanh nghiệp phát sinh số thuế TNCN từ 50 triệu VNĐ trở lên.
  • Lập tờ khai cho các loại thuế khác nếu có.
  • Lập báo cáo cho tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (nếu doanh nghiệp thành lập dưới 12 tháng).
  • Thực hiện bút toán phân bổ những dụng cụ, công cụ và trích hao tài sản cố định.
  • Cân đối các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và có phương án xử lý; tránh dồn việc vào cuối năm.

3.4. Công việc hàng quý của kế toán thuế cần làm

Công việc hàng quý, hàng năm của kế toán thuế vô cùng quan trọng. Các công việc này được đánh giá là khá phức tạp và cần độ chính xác cao nên cần có đủ kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức để xử lý chính xác mọi công việc liên quan. Nếu kế toán thuế xử lý không đúng có thể dẫn đến các khoản phạt không đáng có cho doanh nghiệp. 

Với công việc hàng quý, kế toán thuế có nhiệm vụ lập các báo cáo theo quý bao gồm:

  • Tờ khai thuế GTGT (nếu doanh nghiệp mới thành lập và doanh thu ít hơn 50 tỷ VNĐ)
  • Tờ khai thuế Thu nhập cá nhân
  • Báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp (những hóa đơn đã dùng, những hóa đơn bị hỏng)

Lưu ý: Hạn nộp của các báo cáo trên là ngày 30 của tháng đầu tiên của quý sau.

3.5. Công việc cuối năm của kế toán thuế

Công việc cuối năm của kế toán thuế là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Chỉ cần 1 sơ xuất nhỏ như nộp chậm báo cáo cũng có thể khiến doanh nghiệp bị chịu các khoản phạt lớn. Chưa kể, nếu kê khai sai thuế, kế toán còn làm doanh nghiệp nằm trong diện trốn thuế và bị Cơ quan thuế thanh kiểm tra thường xuyên. 

Vào cuối năm, kế toán thuế sẽ có rất nhiều việc quan trọng phải làm:

  • Hoàn thành báo cáo tài chính cho cả năm. Đây là công việc quan trọng nhất. Báo cáo tài chính năm sẽ gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BC tài chính, Bảng cân đối số phát sinh tài khoản.
  • Lập báo cáo thuế quý IV.
  • Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN của năm.
  • Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của năm.
  • In các loại sổ sách phục vụ cho việc quyết toán thuế và việc thanh tra của kiểm toán. Những loại sổ sách này bao gồm: Sổ cái các tài khoản; Sổ quỹ tiền mặt; Sổ tiền gửi ngân hàng; Sổ chi tiết các tài khoản; Bảng trích khấu hao tài sản cố định; Phiếu thu – chi; …

Với nhiều kế toán mới ra trường và ít kinh nghiệm không thể hoàn thành các công việc này. Vì thế nếu bạn dự định trở thành 1 kế toán thuế hãy tham dự ngay khóa học Hành nghề thuế chuyên sâu tại VisioEdu để nâng cao chuyên môn của mình  nhé.

>>> Tìm hiểu về khóa học Hành nghề Thuế chuyên sâu và đăng ký học thử tại đây: 

4. Học gì để trở thành kế toán thuế

Các công việc liên quan đến kế toán thuế đòi hỏi độ chính xác cao và kiến thức chuyên môn vững vàng của kế toán. Chỉ khi có chuyên môn về Thuế vững vàng, kế toán mới có thể giảm thiểu những rủi ro cho doanh nghiệp. VisioEdu liệt kê một số yêu cầu cơ bản của vị trí kế toán thuế cần có:

4.1. Về mặt kiến thức

– Phải tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, tài chính, thống kê, ngân hàng…. Các công ty, doanh nghiệp thường yêu cầu bằng cấp tối thiểu cho vị trí kế toán thuế là cao đẳng vì vị trí này cần được đào tạo bài bản trong một thời gian nhất định.

– Nắm vững kiến thức nền tảng kế toán, có khả năng phân tích các nghiệp vụ ngành nghề đặc thù riêng.

– Có nhiều năm kinh nghiệm tại vị trí kế toán là một lợi thế.

– Thành thạo các phần mềm kế toán.

– Có khả năng tổng hợp, phân tích báo cáo để hỗ trợ hoàn thành công việc tốt……

4.2 Về mặt kỹ năng

Không chỉ đối với kế toán, mà kế toán thuế cũng cần đáp ứng đủ những kỹ năng mà VisioEdu sắp nêu sau để hoàn thành tốt công việc của mình:

– Cẩn thận, tỉ mĩ, yêu thích những con số.

– Chủ động trong công việc, có trách nhiệm và tiêu chuẩn cao với nghề nghiệp đã lựa chọn.

– Có khả năng lập kế hoạch công việc để hoàn thành xuất sắc công việc, đặc biệt trong các kỳ báo cáo cao điểm.

– Có khả năng quan sát, tư duy tốt, tổng hợp và xử lý công việc nhanh chóng.

– Tham mưu cho ban lãnh đạo đưa ra định hướng phát triển lâu dài dựa trên kinh nghiệm và chuyên môn của mình.

Đối với kế toán muốn làm dịch vụ về thuế cho nhiều doanh nghiệp khác nhau, kế toán cần có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế (chứng chỉ Đại lý Thuế). 

Chứng chỉ Đại lý Thuế là chứng chỉ được Bộ Tài chính cấp cho những thí sinh đủ điều kiện vượt qua kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, kỳ thi này gồm môn pháp luật về thuế và môn kế toán. Theo quy định, mỗi đại lý thuế muốn đủ điều kiện hoạt động bắt buộc phải có ít nhất 2 nhân viên sở hữu chứng chỉ Đại lý thuế.

>>> Tìm hiểu khóa Ôn thi chứng chỉ Đại lý Thuế tại VisioEdu – Một trong những trung tâm đào tạo kế toán thuế lâu năm có tỷ lệ đỗ chứng chỉ cao nhất cả nước tại đây: 

5. Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi làm kế toán thuế?

=> Trả lời: Các chuyên gia tại VisioEdu khuyên rằng, để hạn chế rủi ro khi làm kế toán thuế, kế toán nên vững chuyên môn về Luật Thuế, cập nhật liên tục các Thông tư, Nghị định mới về Thuế. Liên tục học hỏi để xử lý số liệu, kê khai thuế đúng theo quy định của pháp luật. 

Ngoài ra, kế toán có thể kết hợp sử dụng các phần mềm hỗ trợ từ các nhà cung cấp uy tín để hạn chế sai sót và tối ưu việc quản lý các loại hóa đơn, chứng từ.

6. Kế toán thuế có thể thăng tiến lên vị trí nào cao hơn không?

Người làm kế toán thuế có nhiều cơ hội thăng tiến lên vị trí kế toán tổng hợp hoặc kế toán trưởng trong tương lai. Ngoài ra, khi vững chuyên môn và sở hữu chứng chỉ Đại lý Thuế, kế toán hoàn toàn có thể tự mở công ty Đại lý Thuế của riêng mình để tư vấn và làm dịch vụ về thuế cho nhiều doanh nghiệp khác. (Lưu ý, điều kiện để mở công ty Đại lý Thuế cần tối thiểu 2 kế toán có chứng chỉ Đại lý thuế).

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của VisioEdu về kế toán thuế. Hy vọng với những chia sẻ này bạn có thể lựa chọn định hướng phát triển sự nghiệp của mình tốt nhất và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp. 

Xem thêm: 

>>>  Kinh nghiệm ôn thi Đại lý Thuế đạt Á khoa của Gen Z 

>>> Khóa ôn thi Đại lý Thuế hiệu quả dành cho kế toán bận rộn

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    02 Th5 2024

    Ở bài viết trước chúng tôi đã trình bày các nội dung liên quan đến cách tính thuế GTGT theo…

    Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

    Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    01 Th5 2024

    Hiện nay có 2 cách tính thuế GTGT phải nộp: Một là tính thuế GTGT phải nộp bằng phương pháp…

    Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

    Tổng hợp các loại chi phí được trừ khi tính Thuế TNDN

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    29 Th4 2024

    Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh tại các doanh nghiệp thường sẽ phát sinh rất nhiều loại chi…

    Doanh thu tính thuế TNDN

    Hướng dẫn cách xác định Doanh thu tính thuế TNDN

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    27 Th4 2024

    Việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thường được thực hiện bằng cách tính toán doanh thu và các…

    Bài cùng tác giả
    Gia hạn nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp theo quy định năm 2022

    Gia hạn nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp theo quy định năm 2022

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    03 Th12 2022

    Ngày 28 tháng 05 năm 2022, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã ký quyết định ban hành nghị định…

    Giải đáp 9 câu hỏi thường gặp về thuế Thu nhập cá nhân hiện nay

    Giải đáp 9 câu hỏi thường gặp về thuế Thu nhập cá nhân hiện nay

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th11 2022

    Các vấn đề về thuế đặc biệt là thuế Thu nhập cá nhân luôn là mối quan tâm hàng đầu…

    Khóa học Ôn thi chứng chỉ CPA 2023 chuyên sâu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    02 Th4 2023

    CPA là chứng chỉ uy tín và được nhiều kế toán quan tâm bởi lợi ích mà nó mang lại….

    Hot: Kết quả kỳ thi chứng chỉ Đại lý Thuế 2022

    Giảng viên: Tác giả: Mr Author
    15 Th6 2022

      Danh sách điểm thi tại Hà Nội: TẠI ĐÂY Danh sách điểm thi tại Hồ Chí Minh: TẠI ĐÂY…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành