Để vượt qua kỳ thi Đại lý Thuế và thành công sở hữu chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế chỉ trong 1 lần thi. Người học, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức cũng như kinh nghiệm thi, đặc biệt là đối với môn kế toán. Để giúp các học viên có kế hoạch ôn tập tốt hơn trong các kỳ thi đại lý thuế tiếp theo, VisioEdu xin tổng hợp nội dung đề thi Đại lý Thuế môn kế toán đợt 1 2023 vừa diễn ra, đồng thời đưa ra hướng dẫn, giải đáp cho từng câu hỏi để học viên nắm vững kiến thức, hiểu rõ cách làm bài thi.
1. Lý thuyết đề thi đại lý thuế môn kế toán đợt 1/ 2023
Câu 1 (2 điểm): Đề thi Đại lý Thuế môn kế toán là anh/ chị hãy trình bày:
1. Các yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính theo Thông tư số 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.
VisioEdu gợi ý trả lời: Theo Thông tư số 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính thì yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính của doanh doanh nghiệp phải đảm bảo:
– Thông tin trình bày đảm bảo đầy đủ, trung thực, khách quan và không có sai sót để phản ánh đúng, hợp lý về tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
– Thông tin tài chính phải thích hợp giúp cho người sử dụng dễ dàng dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.
– Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ th theo khía cạnh trọng yếu.
– Thông tin tài chính phải đảm bảo kịp thời, dễ hiểu và có thể kiểm chứng.
– Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, so sánh được giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau.
– Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Báo cáo tài chính. Doanh nghiệp được chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.
2. Nội dung và nguyên tắc của kế toán bán hàng đối với các trường hợp công ty bán hàng theo phương thức trả góp, trả chậm. theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.
VisioEdu gợi ý trả lời: Bán hàng theo trả chậm, trả góp là phương thức bán hàng trực tiếp nhưng tiền hàng sẽ được người mua thanh toán 1 số tiền nhất định ngay tại thời điểm mua, số tiền còn lại sẽ được thanh toán thành nhiều lần ở các kỳ tiếp theo. Nếu mua hàng theo hình thức này, người mua sẽ phải chịu nột khoản phí trả góp được gọi là lãi trả góp. Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111, 5115, 5117) (Giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331, 3332) (Thuế GTGT phải nộp)
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT).
– Khi thu được tiền bàn hàng, ghi:
Nợ các TK 111, 112,…
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
– Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả góp trả chậm, trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi trả chậm, trả góp).
Câu 2 (2 điểm): Trong đề thi Đại lý Thuế môn kế toán 2023 đưa ra câu hỏi là anh/chị hãy trình bày:
1. Cách xác định giá gốc của nguyên vật liệu mua ngoài và giá gốc nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Cho ví dụ minh họa xác định giá gốc nguyên vật liệu mua ngoài.
VisioEdu gợi ý trả lời: Kế toán nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dung cụ phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong chuẩn mục “Hàng tồn kho”. Nội dung giá gốc của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ được xác định theo từng nguồn nhập:
– Giá gốc của nguyên vật liệu mua ngoài bao gồm:
+) Giá mua ghi trên hóa đơn,
+) Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường (nếu có)
+) Chi phí liên quan gồm: bảo quản, vận chuyển, bốc xếp, phân loại, bảo hiểm,… nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu.
+) Số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có)
– Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công chế biển bao gồm:
+) Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến,
+) Chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về doanh nghiệp
+) Tiền thuê ngoài gia công chế biến
– Ví dụ minh họa về xác định giá gốc của nguyên vật liệu mua ngoài đo là: Công ty A mua nguyên vật liệu B từ nhà cung cấp C với giá mua hàng là 12.000.000 VNĐ. Công ty A phải trả thêm 10% thuế GTGT(VAT) và 5% phí vấn chuyển. Trường hợp này, giá gốc của nguyên vật liệu B mà công ty A sẽ sử dụng để tính toán giá vốn là: Giá gốc = giá mua hàng + Thuế VAT + chi phí vận chuyển.
=> Giá gốc = 12.000.000 VNĐ + (12.000.000 VNĐ x 10%) + (12.000.000 VNĐ x 5%) = 12.000.000 VNĐ + 1.200.000 VNĐ + 600.000 VNĐ = 13.800.00 VNĐ
2. Nội dung và phương pháp lập chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định tại thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01).
Chỉ tiêu Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02),
Chi tiêu Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)
Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán (Mã số 11)
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)
Visio gợi ý: Cách lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo thông tư số 200/2014/TT-BTC
Chỉ tiêu | Mã số | Nội dung | Phương pháp lập |
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ | 01 | Bao gồm tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm báo cáo của DN | Lũy kế phát có tài khoản 511 đối ứng nợ tài khoản 111, 112. 131,… |
Các khoản giảm trừ doanh thu | 02 | Là tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: Các khoản CKTM, GGHB, HBBTL trong kỳ báo cáo | Luỹ kế phát sinh bên Nợ TK 511 đối ứng có tài khoản 521 |
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ | 10 | Là chênh lệc giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với khoản giảm trừ doanh thu. Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02 | Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 511 đối ứng có tài khoản 911 cuối kỳ |
Giá vốn hàng bán | 11 | Là các loại chi phí cấu thành nên sản phẩm như: Chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao, các chi phí khác,… | Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng có tài khoản 632 cuối kỳ |
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ | 20 | Là chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn bán hàng. Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11) |
2. Bài tập đề thi đại lý thuế môn kế toán đợt 1/ 2023
Dưới đây là phần bài tập của đề thi đại lý thuế môn kế toán đợt 1 năm 2023:
Câu 1 (4 điểm): Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty Gia Huy trong Quý II/N như sau: (Đơn vị tính: 1.000 đồng).
1. Công ty mang tài sản cố định (TSCĐ) vô hình A mang đi đổi lấy TSCĐ B. Nguyên giá của TSCĐ A là 600.000, giá trị khấu hao lũy kế của TSCĐ A là 470.000, giá trị hợp lý chưa có thuế GTGT của TSCĐ A là 190.000, thuế GTGT 10%. Giá trị hợp lý chưa có thuế GTGT của TSCĐ B là 400.000, thuế GTGT 10%. Công ty đã chuyển tiền gửi ngân hàng trả cho đối tác toàn bộ phần chênh lệch giá trị do trao đổi TSCĐ.
Trả lời:
1a. Nợ Tk 2143: 470.000
Nợ Tk 811: 130.000
Có tk 213 “A”: 600.000
1b. Nợ TK 213 “B”: 400.000
Nợ TK 133 “B”: 40.000
Có TK 711: 190.000
Có TK 3331: 19.000
Có TK 112: 231.000
2. Vay ngắn hạn ngân hàng mua một lỗ vật liệu C về nhập kho, giá vật liệu niêm yết chưa có thuế GTGT là 500.000, thuế GTGT 10%. Do mua vật liệu với khối lượng lớn nên Công ty đã được người bán cho hưởng khoản chiết khấu thương mại 1% trừ trực tiếp vào giá mua vật liệu phi trên hóa đơn. Vật liệu X đã về nhập kho đủ.
Trả lời:
Nợ Tk 152: 495.000 (500.000*99%0
Nợ Tk 133: 49.500
Có tài khoản 341: 544.500
3. Công ty D đã chấp nhận thanh toán cho lô hàng mà Công ty đã gửi đi bán từ kỷ trước, giá vốn hàng gửi bán là 530.000, giá bán lô hàng chưa có thuế GTGT là 600.000, thuế GTGT 10%. Công ty đã thanh toán ngay 50% giá trị lô hàng bằng tiền gửi ngân hàng, số còn lại Công ty thanh toán sau 15 ngày kể từ ngày giao hàng.
Trả lời:
3a. Nợ Tk 632: 530.000
Có TK 157: 530.000
3b. Nợ TK 112: 330.000
Nợ TK 131 “A”: 330.000
Có TK 511: 600.000
Có tài khoản 3331: 60.000
4. Nhận được Giấy báo Có của Ngân hàng về khoản nợ phải thu khó đòi của Công ty X đã xử lý xóa sổ nay đòi được, số tiền là 120.000.
Trả lời:
Nợ Tk 112: 120.000
Có Tk 711: 120.000
4. Công ty chuyển 20.000 USD bằng tiền gửi ngân hàng để trả nợ khoản vay ngắn hạn ngân hàng, tỷ giá ghi sổ của khoản nợ vay là 1 USD 23.100 đồng, tỷ giá ghi số của tiền gửi ngân hàng là 1 USD = 23.150 đồng, tỷ giá giao dịch thực tế là 1 USD = 23.200 đồng.
Trả lời:
Nợ Tk 341: 20.000 * 23.100 “23.1”
Nợ Tk 635: 20.000 * 50 “0,05”
Có TK 112: 20.000 * 23.150 “23.15”
6. Xuất kho nguyên liệu y chuyển đến Công ty M để thuê gia công chế biến, giá xuất kho nguyên liệu là 150.000.
Trả lời:
Nợ Tk 154: 150.000
Có Tk 152: 150.000
7. Phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ như sau:
– Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phân bổ cho bộ phận sản xuất sản phẩm là 25.000
– Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phân bổ cho bộ phận bán hàng là 10.000
– Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phân bổ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là 15.000
Trả lời:
Nợ Tk 627: 25.000
Nợ TK 641: 10.000
Nợ Tk 642: 15.000
Có TK242: 50.000
8. Khách hàng M trả tiền thuê bất động sản đầu tư trong kỳ bằng tiền gửi ngân hàng, giá cho thuê bất động sản đầu tư trong kỳ chưa có thuế GTGT là 120.000, thuế GTGT 10%, chi phí khấu hao bất động sản đầu tư cho thuê trong kỳ là 70.000.
Trả lời:
8a. Nợ Tk 112: 132.000
Có TK 5117: 120.000
Có TK 3331: 12.000
8b. Nợ TK: 70.000
Có TK 2147: 70.000
9. Cuối quý 30/6/N, công ty kiểm tra phát hiện thiếu Vật liệu M và dụng cụ X bị thiếu, đều chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý:
– Vật liệu M bị thiếu 500kg, giá trị là 40.000
– Dụng cụ X bị thiếu 100 chiếc, giá trị là 25.000.
Trả lời:
Nợ TK 1381: 65.000
Có TK 152 K: 40.000
Có TK 153 B: 25.000
10. Cuối kỳ, trích lập bổ sung các khoản dự phòng tổn thất tài sản như sau:
– Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, số tiền là 40.000
– Dự phòng nợ phải thu khó đòi, số tiền là 55.000
– Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, số tiền là 25.000
Trả lời:
Nợ Tk 635: 40.000
Nợ Tk 642: 55.000
Nợ TK 632: 25.000
Có TK 229: 120.000
Yêu cầu:
1- Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nêu trên trong Quý II/N của Công ty Gia Huy (không lập các bút toán kết chuyển).
2- Căn cứ vào số dư tại ngày 30/6/N của một số tài khoản kế toán sau đây để trình bày vào các chỉ tiêu liên quan trên Bảng cân đối kế toán Quý II/N của Công ty Gia Huy (Công ty đáp ứng giả định hoạt động liên tục):
– Số dư bên Nợ TK 121: 2.132.000
– Số dư bên Có TK 356: 460.000
– Số dư bên Có TK 4118: 360.000
– Số dư bên Nợ TK 217: 3.300.000
– Số dư bên Có TK 2147: 680.000
– Số dư bên Nợ TK 213: 1.200.000
– Số dư bên Có TK 2143: 530.000
VisioEdu trả lời:
Số dư TK | Chỉ tiêu trình bày trên BCTC |
Số dư bên Nợ TK 121: 2.132.000 | Chỉ tiêu được trình bày bên TS – Mục TS ngắn hạn
=> Chỉ tiêu Chứng khoán kinh doanh ( MS 121) |
Số dư bên Có TK 356: 460.000 | Chỉ tiêu được trình bày bên NV – Nợ phải trả – Nợ dài hạn
=> Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (Mã số 343): |
Số dư bên Có TK 4118: 360.000 | Chỉ tiêu được trình bày bên NV – Nguồn vốn chủ sở hữu
=> Chỉ tiêu Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 414) |
Số dư bên Nợ TK 217: 3.300.000 | Chỉ tiêu được trình bày bên TS – Mục TS dài hạn
=> Chỉ tiêu BĐS đầu tư (MS 230) + Nguyên giá (Mã số 231) + Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 232 |
Số dư bên Có TK 2147: 680.000 | |
Số dư bên Nợ TK 213: 1.200.000 | Chỉ tiêu được trình bày bên TS – Mục TS dài hạn
=> Chỉ tiêu Tài sản cố định vô hình (Mã số 227): + Nguyên giá (Mã số 228) + Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 229) |
Số dư bên Có TK 2143: 530.000 |
Câu 2 (2 điểm): Công ty X trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất đồng thời thu được 2 loại sản phẩm X và Y, trong tháng 6/N có tài liệu sau (Đơn vị tính: 1.000đ):
– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.850.000
– Chi phí nhân công trực tiếp: 870.000
– Chi phí sản xuất chung: 980.000
Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 2,600 thành phẩm X và 1.600 thành phẩm Y đều đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Tài liệu bổ sung:
– Công ty không có chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu tháng và cuối kỳ
– Hệ số quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn của sản phẩm X là 1,0 và của sản phẩm N là 1,5.
Yêu cầu: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị thành phẩm M và thành phẩm N theo phương pháp hệ số (theo từng khoản mục chi phí).
Visio trả lời câu hỏi này trong đề thi Đại lý Thuế môn kế toán 2023 như sau: Đối tượng tính giá thành là thành phần X và Y
Bước 1: Xác định số lượng thành phần tiêu chuẩn
Chỉ tiêu | Thành phần X | Thành phần Y |
Số lượng TP hoàn thành | 2600 | 1600 |
Hệ số | 1 | 1.5 |
Số lượng TP tiêu chuẩn | 2600 | 2400 |
Bước 2: Xác định giá thành
Khoản mục | CPSXKD đầu kỳ (1) | CPSXKD Trong kỳ (2) | CPSXKD cuối kỳ
(3) |
Z tổng (3 = 1+2+3) | Z tiêu chuẩn (5=4/5000) | Z SP X (6=5*1) | Z GIÁN ĐIỆP (7= 5*1,5) |
NVLTT | 0 | 1.850.000 | 0 | 1.850.000 | 370 | 370 | 555 |
NCTT | 0 | 870.000 | 0 | 870.000 | 174 | 174 | 261 |
SXC | 0 | 980.000 | 0 | 980.000 | 196 | 196 | 294 |
Tổng | 0 | 3.700.000 | 0 | 3.700.000 | 740 | 740 | 1.110 |
SLSP | 5.000 | 2.600 | 1.600 |
Giá thành TP X | Gía thành đơn vị | Tổng giá thành SP X 2600 |
NVLTT | 370 | 962.000 |
NCTT | 174 | 452.400 |
SXC | 196 | 509.600 |
TỔNG | 740 | 1.924.000 |
Giá thành TP Y | Giá thành đơn vị | Tổng giá thành SP Y 1600 |
NVLTT | 555 | 888.000 |
NCTT | 261 | 417.600 |
SXC | 294 | 470.400 |
Tổng | 1.110 | 1.776.000 |
Trên đây là nội dung đề thi Đại lý Thuế môn kế toán đợt 1/ 2023, cùng với đó là lời giải chi tiết từ chuyên gia. Bạn có thể xem thêm về: Đề thi Đại lý Thuế môn pháp luật Thuế 2023
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong ôn thi chứng chỉ Đại lý Thuế hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0932.55.1661 – 0973.55.1661 hoặc đăng ký ngay tại: https://bit.ly/VisioEdu_DangKyDaiLyThue để được hỗ trợ nhanh nhất,