11 mối quan hệ giao dịch liên kết theo quy định của Pháp luật

Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết trở nên chặt chẽ và sát với thông lệ quốc tế hơn, nhưng từ đó làm gia tăng nhiều rủi ro về thuế đối người nộp thuế trong việc kê khai và lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết. Để kê khai chính xác giao dịch liên kết, kế toán cần nắm rõ cách xác định mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật. Dưới đây, VisioEdu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mối quan hệ liên kết theo Nghị định 132 nhé.

  1. Mối quan hệ liên kết là gì?

Các bên có quan hệ liên kết là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
  • Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

  1. 11 mối quan hệ giao dịch liên kết theo quy định của Pháp luật

Theo kinh nghiệm tư vấn của chuyên gia Trần Thế Thụ tại VisioEdu, mặc dù Nghị định 132 ra đời đến đến này đã được gần 2 năm, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu và thực hiện Nghị định cho đúng. 

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có quy định khá cụ thể về mối quan hệ giao dịch liên kết giữa các bên. Chủ yếu dựa theo 3 chỉ tiêu sau:

  • Thông qua quan hệ giữa 2 Doanh nghiệp
  • Thông qua quyền chi phối của cá nhân vào doanh nghiệp
  • Cơ sở thường trú

Các tiêu chí xác định mối quan hệ liên kết

Theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về các bên có quan hệ liên kết như sau: 

  1. Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
  2. Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
  3. Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;
  4. Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
  5.  Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
  6.  Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
  7. Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, ông nội, bà nội, cháu nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ngoại, cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;
  8. Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
  9. Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;
  10.  Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.
  11.  Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.

Trên đây là những điểm đáng chú ý về cách xác định mối quan hệ liên kết theo Nghị định 132 mà VisioEdu muốn chia sẻ với bạn. Ngoài ra, còn một điểm đáng chú ý là Cơ quan thuế hiện nay chú trọng vào việc thanh tra kiểm tra đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Một số Cục thuế thành lập riêng Phòng thanh tra chuyên về giao dịch liên kết. Đặc biệt khi cơ quan thuế phát hiện giao dịch chuyển giá thì việc kiểm tra và truy thu thuế rất cao.

Thống kê 8 tháng đầu năm 2022, toàn ngành Thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 258 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết; truy thu, truy hoàn và phạt 551,65 tỷ đồng. 

👉 Để giúp kế toán phòng tránh sai sót pháp lý không đáng có liên quan đến giao dịch liên kết, VisioEdu sẽ tổ chức khóa “Giao dịch liên kết, Chuyển giá”, giúp kế toán sớm hiểu rõ, nắm vững mọi thứ về giao dịch liên kết theo Nghị định 132.

✍️ Click ngay link để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học: https://gdlk.visio.edu.vn/

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Điều kiện khấu trừ thuế gtgt đầu vào

    Điều kiện khấu trừ Thuế GTGT đầu vào

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    24 Th4 2024

    Khấu trừ Thuế GTGT là gì? Điều kiện khấu trừ Thuế GTGT đầu vào sẽ như thế nào? Hãy cùng…

    danh sách dự thi Đại lý Thuế 2024

    [Mới nhất] Đã có danh sách dự thi Đại Lý Thuế 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th4 2024

    Sau một thời gian dài chờ đợi thì ngày 23/4/2024 Tổng Cục Thuế đã công bố danh sách dự thi…

    Nguyên tắc khấu trừ Thuế GTGT đầu vào

    Nguyên tắc khấu trừ Thuế GTGT đầu vào

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th4 2024

    Khấu trừ thuế giá trị gia tăng dù là theo phương pháp nào cũng cần tuân thủ những nguyên tắc…

    Điều kiện ghi nhận tài sản cố định

    Điều kiện ghi nhận tài sản cố định

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th4 2024

    Trong lĩnh vực kế toán, việc ghi nhận tài sản cố định đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là…

    Bài cùng tác giả
    Thời điểm vàng để ôn thi chứng chỉ Đại lý Thuế 2023

    Thời điểm vàng để ôn thi chứng chỉ Đại lý Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    06 Th11 2023

    Chứng chỉ Đại lý Thuế là tấm bằng giúp kế toán bứt phá sự nghiệp không giới hạn. Vì thế…

    Phải xử lý thuế TNDN nộp thừa sau quyết toán như thế nào ?

    Phải xử lý thuế TNDN nộp thừa sau quyết toán như thế nào ?

    Giảng viên: Tác giả: Edu Visio
    10 Th3 2024

    – Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong những loại thuế quan trọng nhất trong hệ thống thuế…

    mẫu hợp đồng thương mại

    Mẫu hợp đồng thương mại mới nhất 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th12 2023

    Là một trong những mẫu hợp đồng quen thuộc trong các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thế…

    Chứng chỉ CPA, chứng chỉ Đại lý Thuế, Chứng chỉ APC: Top 3 kế toán, kiểm toán nên sớm sở hữu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th4 2023

    Hiện nay nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia Kế toán – Kiểm toán – Tài Chính – Thuế có năng…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành