Cách xác định chi phí lãi vay được trừ đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Việc xác định các đối tượng có quan hệ liên kết và nghĩa vụ của doanh nghiệp có quan hệ liên kết được quy định rất rõ ràng tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định 132/2020/NĐ-CP. Ở bài viết này, chuyên gia Trần Thế Thụ – Giảng viên cao cấp tại VisioEdu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách xác định chi phí lãi vay được trừ với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

  1. Xác định chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với giao dịch liên kết

Theo chuyên gia Trần Thế Thụ tại VisioEdu, thì việc xác định chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp cần đảm bảo nguyên tắc “Bản chất hơn hình thức”. 

Khi muốn kê khai chi phí lãi vay được trừ, doanh nghiệp cần phải cung cấp được đủ hồ sơ theo Nghị định 132 gồm: Hợp đồng, chứng từ, hóa đơn (nếu có) và thông tin về phương pháp tính, yếu tố phân bổ và chính sách giá.

Dựa vào nguyên tắc “Bản chất hơn hình thức”, chi phí lãi vay được trừ trong giao dịch liên kết cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Mang lại giá trị thương mại, tài chính, kinh tế và phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế;
  • Dịch vụ từ bên liên kết được xác định đã cung cấp trong điều kiện hoàn cảnh tương tự bên độc lập chi trả cho dịch vụ này
  • Phương pháp xác định giá giao dịch liên kết hoặc phân bổ mức phí dịch vụ giữa các bên liên kết phải được áp dụng thống nhất trong toàn tập đoàn đối với loại hình dịch vụ tương tự.

Chi phí lãi vay không được trừ nếu ko đảm bảo nguyên tắc sau:

  • Không thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến ngành nghề, hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế
  • Không có quyền lợi và trách nhiệm liên quan đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế
  • Có hoạt động sản xuât kinh doanh nhưng quy mô tài sản, số lượng nhân viên và chức năng sản xuất kinh doanh không tương xứng với giá trị giao dịch mà bên liên kết nhận được từ người nộp thuế
  • Bên liên kết là đối tượng cứ trú ở một nước hoặc vùng lãnh thổ không có thuế thu nhập doanh nghiệp; Không góp phần tạo ra doanh thu, giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế

Dựa theo nguyên tắc trên và theo Nghị định 132, VisioEdu giúp bạn liệt kê các chi phí lãi vay không được trừ bao gồm các chi phí sau: 

  • Chi phí nhằm phục vụ lợi ích hoặc tạo giá trị cho các bên liên kết khác;
  • Chi phí phục vụ cổ đông bên liên kết;
  • Dịch vụ tính trùng lặp;
  • Chi phí không xác định được giá trị gia tăng cho người nộp thuế.
  1. Quy định của Pháp luật về chi phí lãi vay được trừ của doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Căn cứ Khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 20/12/2020) quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết quy định như sau:

a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;

“l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.”

Căn cứ theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP với quy định trên, VisioEdu chia làm 2 trường hợp để phân tích giúp bạn hiểu rõ hơn về cách xác định chi phí lãi vay được trừ:

Trường hợp 1: Doanh nghiệp vay của doanh nghiệp khác hoặc tổ chức tín dụng (ngân hàng)

Trường hợp trong năm đơn vị này vay của tổ chức tín dụng hay đơn vị khác với khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn chủ sở hữu và khoản vay này chiếm trên 50% tổng giá trị của các khoản nợ trung và dài hạn của đơn vị này. Phải đáp ứng được đồng thời cả 2 điều kiện thì doanh nghiệp này mới được thuộc trường hợp có giao dịch liên kết. Nếu chỉ đáp ứng 1 trong 2 trường hợp thì không phải giao dịch liên kết.

Trong đó:

  • Việc so sánh vốn vay có chiếm ít nhất bằng 25% vốn chủ sở hữu hay không dựa vào số liệu vốn chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh khoản vay.
  • Các khoản nợ trung và dài hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán từ 12 tháng trở lên hoặc trên 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường (bao gồm cả khoản vay dài hạn) và được xác định tại thời điểm khóa sổ kế toán (thời điểm lập Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp); 

Trường hợp vay tiền của nhiều doanh nghiệp, ngân hàng khác nhau mà tổng các khoản vay cộng lại đủ điều kiện là 25% vốn chủ sở hữu nhưng xét theo từng ngân hàng hay doanh nghiệp khác nhau sẽ không đủ điều kiện thì cũng không được gọi là giao dịch liên kết.

Trường hợp vay tiền của một doanh nghiệp hay ngân hàng theo từng lần và tổng các khoản vay đủ điều kiện thì có phát sinh giao dịch liên kết.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp vay vốn của cá nhân

Tiếp theo, VisioEdu muốn chia sẻ trường hợp thứ 2 về chi phí lãi vay được trừ đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết liên quan đến khoản vay vốn của cá nhân.

  • Trường hợp trong năm doanh nghiệp có phát sinh vay vốn của cá nhân điều hành hay kiểm soát doanh nghiệp (như: giám đốc hay chủ sở hữu hoặc một cá nhân bất kỳ) ít nhất bằng 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch. Lúc này thì giao dịch vay tiền là giao dịch liên kết.
  • Trường hợp trong năm doanh nghiệp vay tiền của cá nhân điều hành doanh nghiệp lớn hơn 10% vốn góp nhưng đến thời điểm cuối năm đã trả lại thì vẫn được xác định là có giao dịch liên kết.
  • Trường hợp vay tiền không lãi suất với giám đốc (mượn tiền) nhưng thỏa mãn điều kiện ít nhất bằng 10% vốn chủ sở hữu thì cũng được xem là giao dịch liên kết.

Cach xac dinh chi phi lai vay duoc tru doi voi doanh nghiep co giao dich lien ket

  1. VisioEdu hướng dẫn cách xác định chi phí lãi vay được trừ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị có giao dịch liên kết như sau:

  • Chi phí lãi vay trừ lãi tiền gửi/lãi cho vay ≤ 30% lợi nhuận trước thuế và lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi/cho vay cộng khâu hao (EBITDA)). 
  • Chi phí lãi vay không được trừ của năm hiện tại được chuyển tối đa 5 năm tiếp theo và khi chuyển phải đảm bảo nguyên tắc: 

Tổng chi phí lãi vay của năm được chuyển (bao gồm cả lãi vay của chính năm đó + lãi năm trước chuyển sang) cũng phải ≤ 30% (EBITDA) 

  • Chi phí lãi vay không được trừ của năm hiện tại được chuyển tối đa 5 năm tiếp theo và khi chuyển phải đảm bảo nguyên tắc: 

Tổng chi phí lãi vay của năm được chuyển (bao gồm cả lãi vay của chính năm đó + lãi năm trước chuyển sang) cũng phải ≤ 30% (EBITDA) 

Trong đó: EBITDA = Tổng lợi nhuận thuần + Lãi tiền vay – Lãi tiền gửi / Lãi cho vay + Chi phí khấu hao

Trên đây là hướng dẫn của chuyên gia Trần Thế Thụ – Giảng viên cao cấp tại VisioEdu với 20 năm kinh nghiệp làm việc và tư vấn Thuế cho các doanh nghiệp FDI và tập đoàn lớn tại Việt Nam. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã biết cách tính chính xác chi phí lãi vay được trừ trong doanh nghiệp mình. 

Ngoài ra, nếu bạn muốn:

– Hiểu rõ về bản chất của Giao dịch liên kết, chuyển giá
– Nhận dạng các dấu hiệu chuyển giá trong doanh nghiệp;
– Áp dụng, kê khai và lập hồ sơ giao dịch liên kết đúng quy định;
– Biện pháp phòng tránh sai sót, giảm thiểu rủi ro khi có thanh tra, kiểm tra giao dịch liên kết;
– Những tình huống cần chú ý trong cách thức giải trình giá giao dịch liên kết phù hợp với cơ quan thuế.

Hãy đăng ký tham dự khóa học Giao dịch liên kết – Chuyển giá tại VisioEdu để trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia Trần Thế Thụ và nhận ƯU ĐÃI!

Dang ky ngay

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Đề thi CPA 2023 môn luật

    Đề thi CPA 2023 môn luật về kinh tế và luật doanh nghiệp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    19 Th5 2024

    Môn pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp là một trong những môn thi quan trọng trong kỳ…

    Đề thi CPA 2023 môn Kiểm toán

    Đề thi CPA 2023 môn Kiểm toán và Dịch vụ Bảo đảm Nâng cao

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th5 2024

    Đề thi môn Kiểm toán và Dịch vụ Bảo đảm Nâng cao đóng vai trò quan trọng trong kỳ thi…

    Đề thi CPA 2023 môn Kế toán

    Đề thi CPA 2023 môn Kế toán

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th5 2024

    Kỳ thi CPA năm nay đang đến gần và môn Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao…

    Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ

    Quy định về thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ kế toán cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    16 Th5 2024

    Theo quy định của pháp luật thì thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ là khi nào? Hãy cùng chúng…

    Bài cùng tác giả

    Gấp 3 lợi ích khi kế toán, kiểm toán ôn thi chứng chỉ CPA, Đại Lý Thuế tại VisioEdu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    04 Th4 2023

    VisioEdu tự hào là một trong những đơn vị mang đến cho cộng đồng kế toán, kiểm toán các khóa…

    Chiến lược phân bổ thời gian tối ưu nhất khi thi Đại lý thuế

    Giảng viên: Tác giả: Mr Author
    10 Th5 2022

    Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa, kỳ thi Đại lý Thuế vào 15.05 sẽ chính thức diễn ra. Đây…

    Chứng chỉ đại lý thuế có thời hạn bao lâu

    Chứng chỉ đại lý thuế có thời hạn bao lâu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    14 Th4 2024

    Chứng chỉ Đại lý Thuế có thời hạn bao lâu là một trong những câu hỏi băn khoăn của rất…

    Hot: Đã có lịch thi chứng chỉ Đại lý thuế 2022

    Giảng viên: Tác giả: Mr Author
    18 Th2 2022

    Ngày 18/02, trên website của Tổng cục Thuế đã chính thức đăng tải thông tin mới nhất về kỳ thi…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành