Theo quy định hiện hành, mọi doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Pháp luật Việt Nam có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê. Dưới góc nhìn thanh tra, kiểm tra Thuế, thì Báo cáo Tài chính luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà doanh nghiệp cần rà soát và khắc phục ngay sau khi lập để hạn chế các khoản phạt không đáng có từ Cơ quan Thuế. Ở bài viết này, VisioEdu cung cấp Bộ 24 chỉ tiêu giúp kế toán và doanh nghiệp nhận diện được rủi ro trên Báo cáo Tài chính của mình và biết cách khắc phục.
Chỉ tiêu 1: Dấu hiệu chênh lệch giữa doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến rủi ro Báo cáo Tài chính
Hiện nay, trong nhiều doanh nghiệp vẫn tồn tại tình trạng doanh thu kê khai trên tờ khai thuế giá trị gia tăng và doanh thu trên báo cáo tài chính khác nhau và thường được so sánh trong quá trình thanh tra – kiểm tra Thuế. Theo chuyên gia Nguyễn Ngọc Minh tại VisioEdu, một trong những bước kiểm tra đầu tiên của Cơ quan Thuế là so sánh tổng doanh thu kê khai trên tất cả tờ khai thuế giá trị gia tăng trong năm và doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nguyên nhân dẫn đến chênh lệch giữa doanh thu tính thuế giá trị gia tăng trên Báo cáo Tài chính và thuế thu nhập doanh nghiệp có thể do:
- Doanh thu của hàng hóa cho, biếu, tặng
Với hàng hóa – dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì hóa đơn xuất đối với hàng hóa cho, biếu, tặng phát sinh doanh thu kê khai thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, với thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu như trước đây theo Thông tư số 123/2012/TT-BTC thì doanh thu của các hàng hóa, dịch vụ biếu tặng, tiêu dùng nội bộ cũng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì từ Thông tư 78/2014/TT-BTC bỏ đi việc ghi nhận doanh thu phần biếu tặng cho, và Thông tư 119/2014/TT-BTC bỏ thêm phần tiêu dùng nội bộ, dẫn tới sự chênh lệch.
- Doanh thu cung cấp dịch vụ chênh lệch do thời điểm ghi nhận
- Giao dịch cho thuê tài sản
- Doanh thu hàng hóa xuất khẩu
- Thu nhập khác từ thanh lý tài sản
Chỉ tiêu 2: Khách hàng trả tiền trước lớn cũng có thể dẫn đến rủi ro trên Báo cáo Tài chính
Dấu hiệu quan trọng tiếp theo mà VisioEdu muốn đưa ra cho bạn đó là dấu hiệu về khoản tiền khách hàng trả trước trong năm tài chính lớn. Khi thanh tra, kiểm tra Thuế, cơ quan Thuế hay xem sét khoản trả tiền trước của doanh nghiệp có lớn hay không để tiến hành rà soát.
Với khoản trả tiền trước lớn có thể dẫn tới các rủi ro sau:
– Khai thiếu doanh thu tính thuế, nhất là hoạt động dịch vụ.
– Khai thiếu thu nhập (nợ phải trả không xác định chủ nợ, khoản tiền người mua ứng trước sau đó không mua hàng – vi phạm hợp đồng).
– Ghi nhận doanh thu không đúng kỳ tính thuế.
– Khai thiếu thuế giá trị gia tăng hàng bán ra.
Để hạn chế rủi ro này, kế toán và doanh nghiệp cần xem xét thời điểm phát sinh doanh thu và kê khai cho đúng.
Chỉ tiêu 3: Dấu hiệu kê khai doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và thuế thuế thu nhập doanh nghiệp sai thời điểm
Đây cũng là một trong những dấu hiệu rủi ro Báo cáo Tài chính mà VisioEdu muốn bạn nắm vững. Từ năm 2015 trở về trước, thời điểm ghi nhận doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp với hoạt động cung cấp dịch vụ đều là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Dó đó, thời điểm kê khai hai loại doanh thu này là giống nhau.
Tuy nhiên, từ năm 2015 trở lại đây, quy định về thuế giá trị gia tăng vẫn giữ nguyên. Trong khi với thuế thu nhập doanh nghiệp, thời điểm ghi nhận doanh thu đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua.
Do đó, thời điểm kê khai hai loại doanh thu này có thể khác nhau dẫn đến chênh lệch sẽ xảy ra khi hoạt động cung ứng dịch vụ có thu tiền trước.
- Về thuế giá trị gia tăng: Giao dịch thu tiền trước đã phải xuất hóa đơn, kê khai thuế giá trị gia tăng.
- Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Giao dịch thu tiền trước chưa tạo ra doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Từ đó làm phát sinh rủi ro trên Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp.
Để hạn chế rủi ro phát sinh, kế toán cần rà soát toàn bộ hoạt động cung ứng dịch vụ có thu tiền trước trong quá trình lập Báo cáo Tài chính và kê khai tờ khai Thuế thu nhập doanh nghiệp để hạn chế tối đa mức chênh lệch và sai sót.
Chỉ tiêu 4: Dấu hiệu hạch toán thiếu doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến rủi ro Báo cáo Tài chính
Cơ quan Thuế thường coi hành vi doanh nghiệp hạch toán thiếu doanh thu tính Thuế thu nhập doanh nghiệp là hành vi trốn Thuế. Do đó, khi thanh tra, kiểm tra Thuế, cơ quan Thuế thường chú ý đến dấu hiệu này. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạch toán thiếu doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp mà VisioEdu muốn bạn tránh:
– Xác định thiếu doanh thu tính thuế, sai niên độ làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số được miễn, giảm trong kỳ.
– Ghi nhận chưa đầy đủ doanh thu tính thuế; chưa ghi nhận các khoản thu nhập tài chính đối với khoản lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện trong kỳ;
– Kê khai doanh thu chịu thuế không đầy đủ, trốn, giấu doanh thu bằng nhiều phương pháp tinh vi, thông đồng giữa bên mua và bên bán thông qua các hợp đồng mua bán, chứng từ thanh toán, giảm giá hàng bán ra nước ngoài…
– Thông qua hoạt động liên kết với công ty mẹ ở nước ngoài để nâng chi phí, giảm doanh thu để làm giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam;
– Chưa hạch toán vào thu nhập các khoản tiền được bồi thường;
– Không kê khai tính thuế đối với khoản thu nhập từ dịch vụ dạy học, dạy nghề;
Để hạn chế rủi ro liên quan đến dấu hiệu này, VisioEdu khuyên bạn nên hạch toán đầy đủ mọi doanh thu hợp lý trong kỳ Báo cáo Tài chính. Luôn rà soát và xác định đầy đủ doanh thu chịu Thuế, kê khai đúng niên độ.
Bên cạnh đó, còn có các chỉ tiêu dưới đây:
- Dấu hiệu bán hàng dưới giá vốn
- Chi phí phải trả lớn
- Lãi vay chưa vốn hóa
- Doanh nghiệp có ưu đãi, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
- Chỉ tiêu thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ trên tờ khai giá trị gia tăng không tương ứng với chỉ tiêu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ trên Báo cáo Tài chính.
- Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ không tương ứng với hàng tồn kho, tài sản cố định
- Không phân bổ thuế giá trị gia tăng đầu vào cho doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng
- Điều chỉnh giảm lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp
- Rủi ro về trích lập dự phòng không đúng theo quy định
- Kê khai doanh thu chuyển nhượng vốn không theo giá giao dịch trên thị trường
- Bù trừ lãi hoạt động kinh doanh bất động sản và lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh khác
- Dấu hiệu chuyển giá dẫn đến rủi ro trên Báo cáo Tài chính
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
- Tỷ lệ lãi gộp giữa các công trình, mô hình kinh doanh
- Ngoài ra còn có rủi ro về hạch toán liên quan đến các tài khoản trung gian như: 138, 338, 141, 811, 136, 336 quá nhiều.
Với một hai từ không thể nào nói rõ được về các chỉ tiêu trên, nên VisioEdu chỉ phân tích 4 chỉ tiêu nhận diện rủi ro trên Báo cáo Tài chính quan trọng nhất dưới góc nhìn thanh tra, kiểm tra Thuế. Hy vọng sẽ giúp bạn nhận diện được các rủi ro trên Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp mình và có biện pháp phòng tránh, hạn chế các khoản phạt không đáng có từ Cơ quan Thuế.
Nếu bạn muốn hiểu chi tiết hơn về các chỉ tiêu trên, hãy tham gia khóa học chuyên sâu “Nhận diện rủi ro Báo cáo Tài chính” duy nhất chỉ có tại VisioEdu. Khóa học được hàng nghìn bạn kế toán trên cả nước đón chờ để:
- Hiểu rõ bản chất, mối quan hệ giữa Báo cáo Tài chính và Tờ khai Thuế;
- Nằm lòng 24 tiêu chí đánh giá rủi ro của Cơ quan Thuế;
- Biện pháp phòng tránh sai sót, giảm thiểu rủi ro khi có thanh tra, kiểm tra Thuế.
- Giúp doanh nghiệp Quyết toán Thuế nhẹ nhàng và tối ưu chi phí.
Lưu ý: Khóa học chỉ dành cho những bạn đã biết lập Báo cáo Tài chính và sẵn sàng thay đổi để trở thành chuyên gia.
>>> Tìm hiểu ngay khóa học tại: https://visio.edu.vn/blog/ts-events/khai-giang-khoa-bao-cao-tai-chinh/