Điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động là gì?

Trợ cấp thất nghiệp là khoản trợ cấp quan trọng với người lao động. Việc nắm rõ về điều kiện, thủ tục, mức hưởng trợ cấp sẽ giúp người lao động tự bảo vệ quyền lợi của chính mình đầy đủ và nhanh chóng nhất. Trong bài viết dưới đây, VisioEdu sẽ giải đáp chi tiết tất cả các thắc mắc về loại trợ cấp này.

Điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động là gì-1

1. Để hưởng trợ cấp thất nghiệp cần những điều kiện gì?

Để được hưởng loại trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần đáp ứng tất cả các điều kiện sau: 

– Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc sau: 

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; 

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; 

+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: 

+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; 

+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013; 

– Đã đóng bảo hiểm từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. 

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài ra cũng cần lưu ý các trường hợp đặc biệt dưới đây không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, bao gồm: 

– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; 

– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; 

– Bị tạm giam;

– Chấp hành hình phạt tù; 

– Ra nước ngoài định cư; 

– Đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

>>> Xem thêm: 2 trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu và cách xử lý

2. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động là bao nhiêu?

Theo Điều 50 Luật Việc Làm 2013, mức hưởng trợ cấp được quy định như sau:

– Mức hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

– Mức hưởng trợ cấp tối đa không vượt quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

– Không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

3. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu?

Người sử dụng lao động đóng 1%; người lao động đóng 1%. Theo đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo Điều 58 Luật Việc làm 2013 thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau: 

– Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì:

+ Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

– Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm này cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì: 

+ Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm bằng 20 tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm.

– Người lao động đóng bảo hiểm này theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì:

+ Tiền lương tháng đóng bảo hiểm này là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

– Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng, thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động tại thời điểm đóng.

4. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thời gian hưởng trợ cấp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cụ thể như sau:

– Đóng đủ 12- 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp

– Sau đó, người lao động đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định.

5. Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm những gì?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, thủ tục nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp quy định như sau: 

– Trong 3 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp cần nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp theo đúng quy định trực tiếp tại trung tâm dịch vụ việc làm địa phương.

– Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu quy định. Trao phiếu trực tiếp cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đối với người nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định thì trả lại người nộp và nêu rõ lý do.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị, nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thì phải trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đã nộp hồ sơ đề nghị.

6. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với trường hợp nào?

Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp bị chấm dứt gồm: 

– Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của người lao động; 

– Có việc làm; 

– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; 

– Hưởng lương hưu hằng tháng; 

– Sau 2 lần người lao động từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 3 tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định; ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp; chết.

Trường hợp khác là chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tòa án tuyên bố mất tích; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.

Trên đây là tất cả những điều mà người lao động cần biết khi muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp. Kế toán hãy nắm thật vững các thông tin này để hỗ trợ người lao động trong doanh nghiệp trước khi nghỉ việc.

Có thể bạn cũng quan tâm:

>>> Khoá học “Hệ thống hoá Lập và trình bày báo cáo tài chính”

>>> Quy định mức giảm trừ gia cảnh mới nhất và cách xác định người phụ thuộc

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Nguyên tắc và lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200

    Nguyên tắc và lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th10 2024

    Lập báo cáo tài chính là công việc đòi hỏi kế toán không chỉ vững chuyên môn mà còn cần…

    Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo quy định mới nhất tại Thông tư 200

    Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo quy định mới nhất tại Thông tư 200

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Lập Bảng cân đối kế toán là bước đột phá mở ra cơ hội thăng tiến cho kế toán. Là…

    Khóa học chi tiết, hệ thống nhất giúp kế toán Trình bày và lập Báo cáo Tài chính chuẩn chỉnh

    Khóa học chi tiết, hệ thống nhất giúp kế toán Trình bày và lập Báo cáo Tài chính chuẩn chỉnh

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Lập Báo cáo Tài chính là công việc mà mọi kế toán đều phải thực hiện trước các kỳ quyết…

    Hệ thống các báo các tài chính theo quy định của Thông tư 200 mới và chuẩn nhất

    Hệ thống các báo cáo tài chính theo quy định của Thông tư 200 mới và chuẩn nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng để doanh nghiệp nộp lên Cơ quan Thuế và công bố…

    Bài cùng tác giả
    Thuế TNCN lũy tiến

    Thuế TNCN lũy tiến là gì? Cách tính thuế TNCN lũy tiến

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    05 Th8 2024

    Thuế thu nhập cá nhân lũy tiến (Thuế TNCN lũy tiến từng phần) là loại thuế suất được áp dụng…

    Học thử Ôn thi Đại lý Thuế cấp tốc 2024 Online toàn quốc hiệu quả

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    19 Th4 2024

    Học thử Ôn thi Đại lý Thuế cấp tốc 2024 Online toàn quốc hiệu quả  

    Cách lập báo cáo Giao dịch liên kết

    Cách lập báo cáo Giao dịch liên kết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    08 Th8 2024

    Kế toán thường bối rối trước các quy định về giao dịch liên kết, đặc biệt là khi doanh nghiệp…

    Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu-2

    Cách tính và hướng dẫn nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    03 Th10 2024

    Thuế Giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là một loại thuế khá đặc. Doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành