Hợp đồng thương mại là một trong những loại hợp đồng quan trọng trong kinh doanh, trao đổi và mua bán hàng hóa. Đây chính là chìa khóa đảm bảo mọi giao dịch kinh doanh đều được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Vậy theo bạn hợp đồng thương mại là gì? Có những quy định gì liên quan hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
1. Hợp đồng thương mại là gì?
Hợp đồng thương mại được hiểu là sự thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.
2. Các loại hợp đồng thương mại phổ biến
Hiện nay có 3 loại hợp đồng thương mại phổ biến sau:
– Hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm: các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và hợp đồng mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa. Đây là loại hợp đồng có thoả thuận về trách nhiệm giữa bên bán và bên mua. Bên bán có nhiệm chuyển hàng hóa cho bên mua còn bên mua có trách nhiệm nhận hàng và thanh toán cho bên bán.
– Hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng cung ứng các dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hóa và các hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên ngành gồm: hợp đồng trong các xúc tiến thương mại, trung gian thương mại, hợp đồng dịch vụ bảo hiểm, tài chính, du lịch, ngân hàng,…
– Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư thương mại khác bao gồm các loại hợp đồng điển hình như: hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, dự án hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, nhà ở,…
3. Nguyên tắc cơ bản của hợp đồng thương mại
Nguyên tắc cơ bản khi thực hiện các hoạt động thương mại cũng như khi ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại được quy định tại điều 10 đến điều 15 của Luật Thương mại năm 2005 cụ thể như sau:
– Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại;
– Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại;
– Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên;
– Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại;
– Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng;
– Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại.
=> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thương mại mới nhất
4. Thời điểm giao kết hợp đồng thương mại
Hợp đồng thương mại được coi là đã được giao kết tại thời điểm sau đây:
- Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Kể từ thời điểm hợp đồng thương mại được giao kết, hợp đồng phát sinh hiệu lực hoặc theo thỏa thuận giữa các bên hoặc pháp luật có quy định khác. Khi đó, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể được sửa đổi, bổ sung theo thỏa thuận của các bên hoặc pháp luật có quy định khác.
Về địa điểm giao kết hợp đồng, pháp luật có quy định cho phép các bên có quyền tự thỏa thuận về địa điểm, nếu không thỏa thuận được thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên đã đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng.
5. Thực hiện hợp đồng thương mại
Khi hợp đồng thương mại được giao kết hợp pháp và đã có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng cam kết trong hợp đồng. Việc thực hiện hợp đồng phải diễn ra với tinh thần trung thực, hợp tác và cùng có lợi, tin cậy lẫn nhau giữa các bên trong quan hệ hợp đồng.
- Các bên phải thực hiện đúng các điều khoản, nội dung của hợp đồng đã cam kết về đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hóa, dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng; thời hạn và phương thức thanh toán cùng các thỏa thuận khác.
- Các bên không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng, mà pháp luật quy định việc thực hiện hợp đồng.
Nếu trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản mà gây ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng, thì một bên có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn nhất định. Theo đó, khi có những điều kiện sau thì hợp đồng được coi là thay đổi cơ bản:
- Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
- Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
- Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
- Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
- Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
Trong trường hợp nếu các bên không thể thỏa thuận được việc thay đổi hợp đồng, một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án:
- Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
- Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Lưu ý: Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.
Nếu trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản mà gây ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng, thì một bên có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn nhất định. Theo đó, khi có những điều kiện sau thì hợp đồng được coi là thay đổi cơ bản:
- Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
- Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
- Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
- Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
- Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
Trong trường hợp nếu các bên không thể thỏa thuận được việc thay đổi hợp đồng, một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án:
- Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
- Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Lưu ý: Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.
6. Chấm dứt hợp đồng thương mại
Có 02 trường hợp chấm dứt hợp đồng thương mại là: Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng.
6.1 Hủy bỏ hợp đồng
Theo quy định của pháp luật hiện hành, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại cho bên kia trong các trường hợp sau:
- Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
- Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
- Trường hợp khác do luật quy định.
Các trường hợp có quyền hủy bỏ hợp đồng được quy định cụ thể là: Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ; Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện; Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng.
6.2 Đơn phương chấm dứt hợp đồng
Theo đó, một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Trên đây là nội dung câu trả lời cho câu hỏi: Hợp đồng thương mại là gì? Những quy định chung về hợp đồng thương mại. Để hiểu rõ hơn những quy định về hợp đồng. Tham khảo ngay khóa học: Pháp luật hợp đồng.
=> Đăng ký ngay để nhận ưu đãi lên đến 20%: https://forms.gle/yUuyyaSi73a7USRaA