[social-share counters="0"]

Phân tích quy định khống chế lãi vay được trừ đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (Vốn mỏng)

Nghị định 20/2017/NĐ-CP (“Nghị định 20”), ban hành ngày 24 tháng 2 năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2017), Nghị định 132/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 05 tháng 11 năm 2020 thay thế 20/2017/NĐ-CP, quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã nâng lên tầm cao mới trong việc quản lý giao dịch liên kết đồng thời tạo ra hành lang pháp lý hết sức quan trọng cho công tác chống chuyển giá của Việt Nam. Ở bài viết này, VisioEdu sẽ giúp bạn phân tích rõ hơn về quy định khống chế lãi vay được trừ đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết nhé.

Nghị định 20, Nghị định 132 của Chính phủ ban hành đã kế thừa hàng động của tổ chức Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development (“OECD”), mà cụ thể là dựa trên hành động chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (Base Erosion and Profit Shifting (“BEPS”) nhằm tăng cường tính minh bạch thuế giữa các quốc gia. Nghị định 20 ra đời cùng với công bố triển khai BEPS của OECD vào tháng 6/2017.

  • Mức khống chế lãi vay được trừ trừ đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết là bao nhiêu %?

Nghị định 20 và Nghị định 132 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, tuy nhiên cả hai nghị định đều đề cập đến việc khống chế chi phí lãi vay. Cụ thể Nghị định 20 hướng dẫn tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao (“EBITDA”) trong kỳ của người nộp thuế. Khoản 2 Điều 17 Nghị định 132/2020/NĐ-CP điều chỉnh mức khống chế tăng lên 30%, cho phép bù trừ chi phí lãi vay với lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ.

Theo các chuyên gia tại VisioEdu phân tích, đối với các doanh nghiệp Việt Nam ngay cả những Tập đoàn, Tổng Công ty lớn của Nhà nước khi tiếp cận đối với Nghị định 20 còn rất nhiều bỡ ngỡ và có nhiều câu hỏi và thảo luận được đặt ra. Và ngay cả khi đến Nghị định 132 thì nhiều Doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn bỡ và đặt câu hỏi tại sao lại loại trừ chi phí lãi vay của họ tương ứng phần vượt trên 30% EBITDA (lợi nhuận thuần trước thuế, trước chi phí lãi vay (sau khi bù trừ với lãi tiền gửi, lãi cho vay), trước khấu hao). Rất nhiều doanh nghiệp đã bị cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra loại trừ chi phí lãi vay và truy thu thuế TNDN. Nhiều doanh nghiệp bị loại trừ chi phí đến vài tỷ thậm chí vài chục tỷ đồng chi phí lãi, chưa kể là phạt 20% thuế TNDN kê khai thiếu, lãi chậm nộp. Điều này tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến dòng tiền của Doanh nghiệp.

  • Khống chế chi phí lãi vay liên quan đến doanh nghiệp vốn mỏng

Như VisioEdu trao đổi ở trên, việc ban hành Nghị định 20 phù hợp và kế thừa hành động BEPS của tổ chức OECD. Trong 15 hành động BEPS có hành động về chống chuyển giá (hành động 10), phải lập hồ sơ giao dịch liên kết (hành động 13) và chi phí lãi vay liên quan đến vốn mỏng (hành động số 14). 

Vốn mỏng là gì?

Khi cơ cấu vốn của doanh nghiệp chủ yếu được tài trợ bằng vốn vay thay vì vốn chủ sở hữu người ta gọi đó là tình trạng vốn mỏng (thinly capitalized). Do lãi vay được trừ ra khỏi thu nhập tính thuế TNDN trong khi cổ tức thì không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Tác dụng lá chắn thuế của lãi vay khiến cho các công ty rất thích đi vay nợ để tài trợ đầu tư thay vì phát hành thêm cổ phiếu hoặc tăng vốn chủ sở hữu.

Trên thực tiễn áp dụng, Nghị định 20 và và Nghị định 132 ngoài nội dung chính bao trùm lên toàn bộ nội dung của Nghị định là giao dịch liên kết (chuyển giá), nhưng các nhà quản lý đã lồng ghép thêm nội dung khống chế lãi vay liên quan đến vốn mỏng vào Nghị định nhưng chỉ khống chế chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Mặc dù nhiều doanh nghiệp không có giao dịch liên kết có cơ cấu vốn đi vay có thể còn cao hơn doanh nghiệp có giao dịch liên kết nhưng cũng không bị khống chế chi phí lãi vay. 

  • Ví dụ so sánh khống chế lãi vay được trừ đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, chuyên gia Trần Thế Thụ tại VisioEdu đưa ra 1 ví dụ cụ thể sau:

Ví dụ: Doanh Nghiệp A là doanh nghiệp có quan hệ liên kết trong năm tài chính 2020, có phát sinh chi phí lãi vay là 20 tỷ đồng. EBITDA của Công ty là 40 tỷ đồng, vậy chi phí lãi vay được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN là 30%* 40 tỷ đồng = 12 tỷ VND. 

Tương tự Doanh nghiệp B không có quan hệ liên kết trong năm tài chính 2020, phát sinh chi phí lãi vay 20 tỷ đồng. EBITDA của Công ty B là 40 tỷ đồng nhưng Công ty B được tính hết 20 tỷ chi phí lãi vay vào chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Do vậy, việc hiểu Nghị định 132 đối với các doanh nghiệp và người làm Công ty kế toán là rất quan trọng nhằm giảm thiểu các rủi ro về thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết khi phát sinh chi phí lãi vay. Đặc biệt là việc xác định quan hệ liên kết, các giao dịch liên kết cũng như việc xác định tính toán chi phí lãi vay được trừ và chuyển chi phí lãi vay chưa được trừ trong kỳ này sang kỳ sau.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về xác định chi phí lãi vay được khấu trừ hãy tham gia ngay khóa “Giao dịch liên kết – Chuyển giá”.

👉 Chỉ với 6 buổi học, Chuyên gia Trần Thế Thụ sẽ giúp bạn sớm hiểu rõ, nắm vững mọi thứ về giao dịch liên kết, từ đó mang lại lợi thế cho chính mình và doanh nghiệp.

👉 Click ngay link để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học TẠI ĐÂY

>> Có thể bạn cũng quan tâm

Chuyên gia giải đáp 5 tình huống thường gặp trong Giao dịch liên kết

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì? Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    04 Th5 2024

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bảng báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp, hỗ trợ…

    tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    02 Th5 2024

    Ở bài viết trước chúng tôi đã trình bày các nội dung liên quan đến cách tính thuế GTGT theo…

    Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

    Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    01 Th5 2024

    Hiện nay có 2 cách tính thuế GTGT phải nộp: Một là tính thuế GTGT phải nộp bằng phương pháp…

    Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

    Tổng hợp các loại chi phí được trừ khi tính Thuế TNDN

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    29 Th4 2024

    Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh tại các doanh nghiệp thường sẽ phát sinh rất nhiều loại chi…

    Bài cùng tác giả
    Hóa đơn GTGT của hàng hóa xuất khẩu

    Chuyên mục hỏi đáp về hóa đơn giá trị gia tăng và điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th11 2022

    Hòm thư của VisioEdu có nhận được một số câu hỏi liên quan đến hóa đơn Giá trị gia tăng…

    Ôn thi CPA môn Tài chính và Quản lý tài chính nâng cao cần học những gì?

    Ôn thi CPA môn Tài chính và Quản lý tài chính nâng cao cần học những gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th7 2023

    Chứng chỉ CPA không chỉ là bằng cấp uy tín mà còn là bệ phóng giúp kế toán thăng tiến…

    Xử lý chậm nộp Thuế Thu nhập doanh nghiệp

    Xử lý chậm nộp Thuế Thu nhập doanh nghiệp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th1 2024

    Thuế Thu nhập doanh nghiệp là loại Thuế trực thu, được tính dựa trên thu nhập chịu thuế của doanh…

    Giải đáp 9 câu hỏi thường gặp về thuế Thu nhập cá nhân hiện nay

    Cá nhân có doanh thu dưới 100 triệu đồng từ hoạt động cho thuê tài sản trong năm dương lịch có phải kê khai hồ sơ khai thuế không

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th11 2022

    VisioEdu nhận được câu hỏi từ một bạn kế toán như sau: “Cá nhân có doanh thu dưới 100 triệu…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành