Tính pháp lý của hợp đồng đặt cọc

Thông thường khi tiến hành một giao dịch mua bán, kinh doanh nào đó thì việc thực hiện hợp đồng đặt cọc sẽ được diễn ra để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên về tính pháp lý của hợp đồng đặt cọc vẫn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây. 

Tính pháp lý của hợp đồng đặt cọc

1. Hợp đồng đặt cọc là gì?

Điều 328, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Đặt cọc là việc một bên (gọi tắt là bên đặt cọc) giao cho một bên khác (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời gian nhất định để đảm bảo giao kết hoặc thiện hợp đồng

Như vậy, hợp đồng đặt cọc là hợp đồng được lập ra với mục đích đảm bảo giao kết một giao dịch dân sự khác hoặc để thực hiện một hợp đồng dân sự đã giao kết đúng với thỏa thuận. Sau đây là tính pháp lý của hợp đồng đặt cọc. 

2. Tính pháp lý của hợp đồng đặt cọc

2.1. Hình thức của hợp đồng đặt cọc

Hiện nay, luật dân sự không quy định cụ thể hình thức của hợp đồng đặt cọc. Các bên có thể giao kết hợp đồng bằng nhiều hình thức khác nhau như: bằng lời nói, bằng văn bản đánh máy, viết tay hoặc hành vi cụ thể nào đó. Tất cả đều có giá trị pháp lý và được công nhận theo quy định của pháp luật. 

2.2. Công chứng hợp đồng đặt cọc.

BLDS 2015 hay Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay không có quy định không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng đặt cọc.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng đặt cọc thì việc công chứng và chứng thực hợp đồng để tránh xảy ra tranh chấp sau này là điều vô cùng cần thiết. Bởi trong quá trình Tòa án giải quyết tranh chấp, hợp đồng công chứng có giá trị chứng cứ. Những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng này không phải chứng minh, trừ trường hợp hợp đồng vô hiệu (Điều 92, điều 94 BLTTDS 2015)

2.3. Các trường hợp hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu.

Hợp đồng đặt cọc mang bản chất của một giao dịch dân sự. Vì vậy, tính pháp lý của hợp đồng đặt cọc sẽ không được tính nếu nó không đáp ứng các điều kiện của một giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật. Theo Điều 117. Điều kiện có hiệu lực quy định: 

Phải đảm bảo đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  2. b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  3. c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định tại Điều 407. Hợp đồng vô hiệu:

  1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.….”

Như vậy, khi hợp đồng đặt cọc thuộc các trường hợp nêu trên sẽ bị coi là vô hiệu.

2.4. Hậu quả pháp lý của hợp đồng đặt cọc

Theo đó, khoản 2 Điều 328 BLDS 2015 quy định:

– Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;

– Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận cọc;

– Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Lưu ý: Trong thực tế, có trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hay tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước (Điều 37 Nghị định 21/2021/NĐ-CP)

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đặt cọc

3.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên đặt cọc

Khoản khoản 1 Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc như sau: 

– Yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;

– Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc hoặc đưa tài sản đặt cọc tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận cọc đồng ý;

– Thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc.

Chi phí hợp lý quy định tại điểm này là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

– Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc được sở hữu tài sản đặt cọc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP;

– Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định. (khoản 1 Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP)

3.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận cọc về tính pháp lý của hợp đồng đặt cọc

Khoản 2 Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP

– Yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc;

– Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng;

– Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc;

– Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc;

– Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Trên đây là nội dung giải đáp cho vấn đề về tính pháp lý của hợp đồng đặt cọc. Để được hỗ trợ chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc về hợp đồng cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ hotiline: 0973.55.1661 hoặc tham khảo ngay khóa học Pháp luật hợp đồng tại website: Visio.edu.vn

=> Đăng ký ngay tại đây để nhận ưu đãi lên đến 30%:  https://forms.gle/yUuyyaSi73a7USRaA

 

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Thanh lý Tài sản cố định thấp hơn giá thị trường thì doanh nghiệp có rủi ro gì

    Thanh lý Tài sản cố định thấp hơn giá thị trường, doanh nghiệp có rủi ro gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th11 2024

    Thanh lý tài sản là một trong các chủ đề được rất nhiều kế toán quan tâm. Trong khóa học…

    Điều kiện và thủ tục hoàn Thuế GTGT hàng nhập khẩu

    Điều kiện và thủ tục hoàn Thuế GTGT hàng nhập khẩu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th11 2024

    Hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu là chính sách thuế quan trọng giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhập khẩu,…

    Lịch thi và danh sách thi CPA 2024

    Chính thức công bố lịch thi và danh sách dự thi CPA 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th11 2024

    Hội đồng thi Kiểm toán viên, kế toán viên đã có thông báo chính thức về thời gian, địa điểm…

    Hóa đơn đầu vào có sau hóa đơn đầu ra

    Xử lý hóa đơn đầu vào có sau hóa đơn đầu ra mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th11 2024

    Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp bên bán xuất hóa đơn đầu ra cho khách hàng khi còn…

    Bài cùng tác giả
    Xử lý được mọi trường hợp rủi ro trong hợp đồng - Khóa học Pháp luật Hợp đồng

    Khóa học Pháp luật Hợp đồng giúp doanh nghiệp xử lý được mọi trường hợp rủi ro trong hợp đồng

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    27 Th9 2023

    Pháp luật hợp đồng liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả doanh nghiệp….

    Cách xác định thuế suất Thuế thu nhập cá nhân khi làm bài thi Đại lý Thuế

    Cách xác định thuế suất Thuế thu nhập cá nhân khi làm bài thi Đại lý Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    08 Th11 2022

    Để đạt kết quả cao trong kỳ thi Đại lý Thuế, bạn cần nắm vững cách xác định thuế suất…

    phương pháp định giá doanh nghiệp

    5 Phương pháp định giá doanh nghiệp kế toán trưởng cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th7 2024

    Định giá doanh nghiệp rất quan trọng với nhà đầu tư, nhà quản lý nhằm đưa ra quyết định đầu…

    Doanh nghiệp có giao dịch liên kết được hoàn thuế thế nào?

    Giảng viên: Tác giả: admin
    12 Th9 2021

    Các quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành