[social-share counters="0"]

6 Nguyên tắc vàng khi lập Báo cáo Tài chính mọi kế toán cần nắm vững

Báo cáo Tài chính là một bản báo cáo vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Một Báo cáo Tài chính tường minh sẽ giúp doanh nghiệp tránh được mọi rủi ro trong công tác thanh, kiểm tra thuế.

Tuy nhiên, không ít kế toán doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa thực sự vững vàng, hiểu rõ về các chuẩn mực cũng như nguyên tắc khi lập Báo cáo Tài chính. Điều này dẫn đến những sai phạm về thuế và đánh trực tiếp vào uy tín doanh nghiệp. Dưới đây, VisioEdu sẽ bật mí cho bạn 6 nguyên tắc vàng mà kế toán cần tuyệt đối tuân thủ khi lập Báo cáo Tài chính.

6 Nguyên tắc vàng khi lập Báo cáo Tài chính

Nguyên tắc 1: Tuân thủ đúng các chuẩn mực kế toán

Việc lập và trình bày Báo cáo Tài chính phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo Tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo Chuẩn mực kế toán: “Trình bày Báo cáo Tài chính” doanh nghiệp phải thực hiện lập và trình bày Báo cáo Tài chính theo các nguyên tắc sau:

1. Hoạt động liên tục

Khi lập và trình bày Báo cáo Tài chính, doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của mình. 

Báo cáo Tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình.

Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

2. Cơ sở dồn tích

Doanh nghiệp phải lập Báo cáo Tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền.

Các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và Báo cáo Tài chính của các kỳ kế toán liên quan.

Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Nhất quán

Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong Báo cáo Tài chính     phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: 

  • Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp.
  • Khi xem xét lại việc trình bày Báo cáo Tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện.
  • Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.

4. Trọng yếu và tập hợp

Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong Báo cáo Tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng.

Khi trình bày Báo cáo Tài chính, một thông tin được coi là trọng yếu nếu không trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể Báo cáo Tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng Báo cáo Tài chính    .

Để xác định một khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy mô của chúng. Tuỳ theo các tình huống cụ thể, tính chất hoặc quy mô của từng khoản mục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu.

5. Bù trừ

Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên Báo cáo Tài chính     không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ . Do vậy doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt tất cả các khoản mục tài sản và công nợ trên Báo cáo Tài chính    .

Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi: Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu.

Các tài sản và nợ phải trả, các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải được báo cáo riêng biệt. Việc bù trừ các số liệu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc Bảng cân đối kế toán, ngoại trừ trường hợp việc bù trừ này phản ánh bản chất của giao dịch hoặc sự kiện, sẽ không cho phép người sử dụng hiểu được các giao dịch hoặc sự kiện được thực hiện và dự tính được các luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp.

6. Có thể so sánh

Các thông tin bằng số liệu trong Báo cáo Tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong Báo cáo Tài chính của kỳ trước.

Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong Báo cáo Tài chính, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại.

Nguyên tắc 2: Tôn trọng bản chất

Nguyên tắc vàng thứ 2 mà VisioEdu muốn đưa đến bạn là “Tôn trọng bản chất”. Báo cáo Tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).

Nguyên tắc 3: Nhận diện đúng tài sản và nợ

Phân loại tài sản và nợ phải trả: Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn; Trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.

  1. Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn.
  2. Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.
  3. Khi lập Báo cáo Tài chính, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn.

Nguyên tắc 4: Trình bày rõ ràng, tường minh

Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt. VisioEdu muốn bạn lưu ý, chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.

Nguyên tắc 5: Hợp lý và cẩn trọng

Các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. 

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.

Nguyên tắc 6: Pháp nhân hạch toán và giao dịch loại trừ

Khi lập Báo cáo Tài chính tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của Bảng cân đối kế toán, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.

Như vậy, VisioEdu đã giúp bạn “bỏ túi” thêm những nguyên tắc quan trọng không thể bỏ qua khi lập Báo cáo Tài chính. VisioEdu hy vọng những thông tin trên sẽ giúp kế toán doanh nghiệp tự tin hơn trong việc hoàn thiện và chuẩn hóa Báo cáo Tài chính    .

Và để sẵn sàng cho công tác chuẩn bị trước kỳ quyết toán thuế cuối năm 2022, VisioEdu đã thiết kế khóa học “Nhận diện rủi ro Báo cáo Tài chính”. Sau khóa học, kế toán hoàn toàn có thể:

– Chuẩn hóa việc lập Báo cáo Tài chính tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kế toán.

– Nằm lòng bộ 24 chỉ tiêu đánh giá rủi ro của Cơ quan Thuế

– Dễ dàng phòng tránh sai sót, giảm thiểu rủi ro khi có thanh tra, kiểm tra Thuế.

>> Tìm hiểu thêm thông tin về khóa học tại đây: https://visio.edu.vn/khoa-hoc/bao-cao-tai-chinh/

 

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì? Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    04 Th5 2024

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bảng báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp, hỗ trợ…

    tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    02 Th5 2024

    Ở bài viết trước chúng tôi đã trình bày các nội dung liên quan đến cách tính thuế GTGT theo…

    Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

    Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    01 Th5 2024

    Hiện nay có 2 cách tính thuế GTGT phải nộp: Một là tính thuế GTGT phải nộp bằng phương pháp…

    Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

    Tổng hợp các loại chi phí được trừ khi tính Thuế TNDN

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    29 Th4 2024

    Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh tại các doanh nghiệp thường sẽ phát sinh rất nhiều loại chi…

    Bài cùng tác giả
    Vay ngân hàng, mượn tiền giám đốc có phải là Giao dịch liên kết hay không?

    Vay ngân hàng, mượn tiền giám đốc có phải là Giao dịch liên kết hay không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th2 2024

    Giao dịch liên kết tuy không còn là chủ đề mới mẻ nhưng vẫn gây khá nhiều rắc rối cho…

    Quyết toán Thuế thu nhập doanh nghiệp

    Điều cần biết về Quyết toán Thuế thu nhập doanh nghiệp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th1 2024

    Khi kết thúc các năm dương lịch hoặc năm tài chính, Quyết toán Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là…

    Các trường hợp và thủ tục hoàn thuế Thu nhập cá nhân mà kế toán nên biết

    Những trường hợp và thủ tục hoàn thuế Thu nhập cá nhân mà kế toán nên biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    13 Th11 2022

    Hoàn thuế Thu nhập cá nhân là việc cơ quan nhà nước hoàn trả khoản tiền thuế mà người nộp…

    hau-qua-phap-ly-cua-hop-dong-vo-hieu

    6 hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu bạn cần biết

    Giảng viên: Tác giả: Edu Visio
    19 Th3 2024

    Cùng khám phá thông tin quan trọng mà VisioEdu cung cấp để bảo vệ quyền lợi trước hậu quả pháp…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành