6 Lưu ý để tránh mất điểm phần Thuế Thu nhập doanh nghiệp khi thi Đại lý thuế 2024

Trong đề thi Đại lý Thuế, trọng tâm kiến thức của bài thi về Thuế Thu nhập doanh nghiệp sẽ yêu cầu thí sinh phân biệt sự khác nhau giữa kế toán và thuế trong việc xác định doanh thu và chi phí. Sự khác biệt thường xuất hiện ở việc thuê tài sản thu tiền trước, hàng trả lại, hoá đơn đi kèm điều khoản khách hàng được trả lại…

Trong bài viết dưới đây, VisioEdu sẽ chia sẻ 6 lưu ý quan trọng giúp nâng cao điểm thi Đại lý thuế 2024 của bạn.

6 vấn đề cần chú ý để tránh mất điểm phần Thuế Thu nhập doanh nghiệp

1. Các công thức tính Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định mới nhất, chúng ta áp dụng 3 công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi làm đề thi Đại lý thuế như sau:

  • Thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ) x Thuế suất.
  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập miễn thuế + các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định).
  • Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Thu nhập khác.

Mục đích của bài tập Thuế Thu nhập doanh nghiệp trong kỳ thi Đại lý Thuế là xác định nghĩa vụ thuế phải nộp trong kỳ tính thuế. Do vậy, để xác định đúng và tránh lan man mất điểm, bạn nên bám sát vào các yếu tố trong công thức. Ngoài ra, xác định rõ từng yếu tố theo dữ kiện đầu bài, yếu tố nào không cho thì cũng nêu rõ.

Ví dụ: Đề bài không nói gì đến khoản lỗ được kết chuyển thì bạn cũng nên giả sử doanh nghiệp không có lỗ còn được kết chuyển năm trước chuyển sang.

Mặt khác, trong đề bài Đại lý Thuế thường cho nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, có lĩnh vực được hưởng ưu đãi Thuế Thu nhập doanh nghiệp, có lĩnh vực không được hưởng ưu đãi (bao gồm cả Bất động sản). Trường hợp này, bạn phải tách từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh để xác định đúng nghĩa vụ thuế riêng. Như vậy, từng yếu tố trong công thức tính thuế cũng phải tách riêng để tính thuế cho từng hoạt động. 

Ví dụ: Đề bài cho 3 hoạt động sản xuất kinh doanh là máy tính, sản xuất phần mềm và hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Trong đó, hoạt động sản xuất phần mềm được hưởng ưu đãi thuế. Thì khi làm bài, bạn phải tách riêng 3 hoạt động này để tính Thuế Thu nhập doanh nghiệp cho từng hoạt động. 

Đặc biệt, liên quan đến hoạt động chuyển nhượng Bất động sản, bạn cần lưu ý:

Lỗ từ hoạt động chuyển nhượng Bất động sản thì được bù trừ vào Thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh chính (bao gồm cả thu nhập khác). Nhưng Lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh chính không được bù trừ với Lãi của hoạt động chuyển nhượng Bất động sản.

2. Lưu ý về doanh thu

Phải xác định doanh thu để tính thu nhập chịu Thuế Thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 5 thông tư số 78/2014/TT-BTC. Doanh thu tính thuế là một khoản tương đối dễ xác định trong đề thi Đại lý Thuế. Vì thế, bạn cần nắm chắc phần này để tránh mất điểm đáng tiếc.

3. Lưu ý về chi phí được trừ

Để tính được Thuế Thu nhập doanh nghiệp thì việc xác định chi phí được trừ sẽ là phần trọng tâm chiếm điểm nhiều nhất trong bài thi Đại lý Thuế. Mục tiêu là xác định được các khoản chi phí được trừ. Về phần này, thông thường đề bài sẽ có hai cách cho chi phí:

Cách 1: Cho tổng chi phí sau đó cho các nghiệp vụ phát sinh

Trường hợp này, bạn cần lọc ra những chi phí nào là chi phí không được trừ để xác định bằng cách: Chi phí được trừ = Tổng chi phí – Chi phí không được trừ.

Bạn cần đọc thật kỹ quy định tại điều 6 thông tư số 78/2014/TT-BTC để xác định cho đúng. Đây là phần quan trọng nhất trong bài tập Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Mức độ khó dễ của đề thường nằm ở nội dung này (trong đề thường ở phần “thông tin thêm”). 

Đặc biệt, đề bài sẽ hay hỏi đến những khoản chi phí mà đa phần chúng ta đều ít gặp như: khoản chi tài trợ y tế, giáo dục, làm nhà tình nghĩa hay các khoản chi liên quan đến ủng hộ các tổ chức ngoài doanh nghiệp, chi phí ủng hộ Covid… 

Cách 2: Đề bài thi Đại lý Thuế sẽ chỉ cho các khoản chi phí phát sinh trong năm theo dạng liệt kê. Trường hợp này bạn sẽ phải nhặt ra các khoản chi phí được trừ để xác định theo quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC.

4. Lưu ý về thu nhập khác

Các khoản thu nhập khác được quy định tại điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC. Trong đó, bạn cần lưu ý các khoản thu nhập khác từ lãi tiền gửi, lãi cho vay, thu nhập từ chênh lệch tỷ giá, các khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường hợp đồng.

Ví dụ: Đối với khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay:

– Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.

– Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại giảm trừ vào thu nhập sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.

Bạn phải xác định đúng khoản thu nhập đó được tính hoặc giảm trừ vào hoạt động nào để xác định chính xác số thuế.

5. Về thu nhập được miễn thuế

Theo quy định tại điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, lưu ý khi xác định khoản thu nhập miễn thuế.

Nếu trong bài thi Đại lý Thuế cho một khoản thu nhập miễn thuế nào đó thì phải kiểm tra khoản thu nhập đó đã được có trong doanh thu hoặc thu nhập khác chưa. Nếu chưa có thì phải tính khoản đó là một khoản doanh thu hoặc thu nhập khác để xác định thu nhập chịu thuế, sau đó khi tính thu nhập tính thuế mới được trừ ra. Còn nếu chưa tính khoản này thì sẽ không phải tính để trừ ra.

6. Về các khoản lỗ được kết chuyển: 

Khi xác định các khoản lỗ được kết chuyển, theo quy định hiện nay, các khoản lỗ sẽ được kết chuyển toàn bộ và liên tục trong thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Bạn phải kiểm tra tính liên tục và toàn bộ này trong dữ liệu của đề bài. 

Riêng đối với lỗ của hoạt động chuyển nhượng Bất động sản năm trước còn được chuyển sang thì phải chuyển vào hoạt động chuyển nhượng Bất động sản năm nay. Nếu vẫn còn lỗ thì được bù trừ vào Thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh chính (bao gồm cả thu nhập khác).

7. Lưu ý về trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Bạn phải xác định đúng mức trích lập theo quy định để xác định được thu nhập tính thuế.

Làm được đến đây, bạn đã xác định được nghĩa vụ Thuế Thu nhập doanh nghiệp và đạt được phần lớn điểm của bài tập này. Tuy nhiên, kế toán vẫn cần phải áp dụng chiến thuật phân bổ thời gian hợp lý. Nếu chưa kịp hoàn thành bài thi Đại lý Thuế phần Thuế Thu nhập doanh nghiệp mà đã hết thời gian đã đặt ra ban đầu thì nên dừng lại để chuyển sang làm các phần thi khác. Tránh sa đà, quá ham mà bỏ qua các phần khác.

Dạng bài Thuế Thu nhập doanh nghiệp chiếm khá nhiều điểm trong đề thi, vì vậy kế toán cần ôn luyện thật kỹ, nắm vững các quy định và phân bổ thời gian làm bài hợp lý để đạt điểm cao nhất.

Đặc biệt, tất cả những chiến lược làm bài thi để đạt điểm tối đa sẽ được Chuyên gia Nguyễn Ngọc Minh bật mí duy nhất tại khóa học “Ôn thi Đại lý Thuế” của VisioEdu. Kế toán hãy đăng ký ngay hôm nay để được tư vấn một lộ trình tối ưu, rút ngắn thời gian ôn luyện và hiệu quả nhất. Đến với VisioEdu, chúng tôi đảm bảo bạn sẽ cầm chắc 80% cơ hội đỗ chứng chỉ Đại lý Thuế.

Đăng ký khóa học “Ôn thi Đại lý Thuế ngay tại đây: https://forms.gle/84JHBVQkAy7JLwxE6

Nếu bạn vẫn cần thêm bất cứ thông tin gì, đừng ngần ngại, hãy liên lạc với VisioEdu để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    vay ngân hàng có phải giao dịch liên kết

    Vay ngân hàng có phải giao dịch liên kết hay không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    08 Th5 2024

    Vay ngân hàng là một trong những hình thức vay vốn phổ biến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh,…

    Chậm nộp Báo cáo Tài chính

    Chậm nộp Báo cáo Tài chính sẽ bị phạt như thế nào?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    07 Th5 2024

    Hàng năm, doanh nghiệp có trách nhiệm và nghĩa vụ lập và nộp Báo cáo Tài chính theo đúng quy…

    bảng cân đối kế toán không cân

    Hướng dẫn xử lý Bảng cân đối kế toán không cân

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    06 Th5 2024

    Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính quan trọng, phản ánh tổng hợp tình hình tài sản…

    loại Thuế doanh nghiệp phải nộp

    4 loại thuế doanh nghiệp phải nộp theo quy định

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    05 Th5 2024

    Dù kinh doanh ngành nghề, dịch vụ nào thì sau khi được cấp mã số thuế thành lập doanh nghiệp…

    Bài cùng tác giả
    Tất tần tật thông tin về Chuẩn mực IFRS mà kế toán cần vững

    Tất tần tật thông tin về Chuẩn mực IFRS mà kế toán cần vững

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    10 Th12 2022

    Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam dần chuyển sang áp dụng Chuẩn mực IFRS để lập…

    VisioEdu đào tạo Thuế cho Tổng công ty Đông Bắc – Bộ Quốc Phòng

    VisioEdu đào tạo Thuế cho Tổng công ty Đông Bắc – Bộ Quốc Phòng

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    29 Th1 2024

    Ngày nay, việc nắm vững các kiến thức và xử lý linh hoạt về Thuế luôn là một trong những…

    Nghị định 132 về khống chế lãi vay trong giao dịch liên kết

    Nghị định 132 về khống chế lãi vay trong giao dịch liên kết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    07 Th10 2022

    Nghị định 132/2020/NĐ-CP (NĐ132) có hiệu lực từ 20/12/2020 tới nay đã đi qua 2 kỳ báo cáo tài chính…

    Vốn chủ sở hữu trong là gì? Cách xác định và tính toán

    Vốn chủ sở hữu là gì? Công thức tính vốn chủ sở hữu

    Giảng viên: Tác giả: Edu Visio
    04 Th3 2024

    Trong bất cứ doanh nghiệp nào, dù là công ty nhỏ lẻ hay tập đoàn đa quốc gia, vốn luôn…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành