2 Phương pháp tính thuế GTGT mới nhất

Hiểu rõ về Thuế giá trị gia tăng (GTGT), đặc biệt là các phương pháp tính Thuế sẽ giúp kế toán dễ dàng hoàn thành bài thi Đại lý Thuế và vững vàng xử lý công việc tại doanh nghiệp. 

Cụ thể, có 2 phương pháp tính thuế GTGT là khấu trừ thuế GTGT và tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Kế toán dựa vào các điều kiện của doanh nghiệp để xác định phương pháp tính thuế phù hợp.

1. Thuế Giá trị gia tăng là gì?

Thuế Giá trị gia tăng còn gọi là VAT (Value Added Tax), là loại thuế đánh vào người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT Người tiêu dùng là người chi trả nhưng người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.

Thuế VAT được tính trên giá trị gia tăng của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này có nghĩa là chỉ có phần giá trị mới được thêm vào sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi các thành phần khác được sản xuất hoặc cung cấp sẽ bị đánh thuế.

2 phương pháp tính thuế GTGT

2. Tìm hiểu về 2 phương pháp tính thuế GTGT

2.1. Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 

Đây được xem là phương pháp tính thuế giá trị gia tăng được sử dụng phổ biến nhất và hiệu quả nhất trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo phương pháp này, doanh nghiệp sẽ tính toán số tiền thuế GTGT phải nộp dựa trên sự khác biệt giữa số tiền Thuế GTGT đầu vào và GTGT đầu ra. Một trong những ưu điểm của phương pháp này là sự công bằng trong việc tính toán thuế. Theo phương pháp khấu trừ, chỉ số tiền giá trị gia tăng mới sẽ phải chịu thuế, còn các chi phí đã phát sinh sẽ được khấu trừ. Điều này giúp tránh được việc tính thuế đối với các khoản chi phí đã phát sinh trước đó.

Đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế là cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo các quy định pháp luật liên quan, bao gồm các đối tượng sau:

+) Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng trở lên.

+) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Theo điều 12 Thông tư 219/ 2013/TT-BTC quy định công thức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cụ thể như sau: 

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế = số thuế GTGT đầu ra trừ (-) số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

– Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT. Số thuế của một hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT được xác định bằng công thức: 

Thuế GTGTG của hàng hóa dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra (x) Thuế suất GTGT của hàng hóa dịch vụ đó.

– Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định; trên chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu; trên chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài và đáp ứng đầy đủ các điều kiện khấu trừ thuế đầu vào.

Xem chi tiết: Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

2.2. Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 

Tính thuế trực tiếp là phương pháp tính thuế GTGT (VAT) để nộp theo tỷ lệ trên doanh thu theo từng ngành nghề kinh doanh (tùy từng ngành nghề kinh doanh sẽ có mức tỷ lệ khác nhau).

Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sẽ được chia thành 2 trường hợp cụ thể như sau: 

* Đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý cụ thể như sau:

  • Về đối tượng áp dụng: Là các cơ sở kinh doanh có hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
  • Cách tính số thuế GTGT phải nộp:  

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Giá trị gia tăng (x) Thuế suất

Cụ thể:

Số thuế GTGT phải nộp của hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý = Giá thanh toán bán ra (-) giá thanh toán mua vào tương ứng (x) Thuế suất GTGT áp dụng với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

Trong đó:

  • Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra: là giá thực tế ghi trên hóa đơn bán ra, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
  • Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào: được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào nội địa hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
  • Thuế suất thuế GTGT của mặt hàng là vàng, bạc, đá quý là 10%.

Cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý phải hạch toán riêng hoạt động này để xác định riêng số thuế GTGT phải nộp liên quan.

Trong kỳ tính thuế, nếu:

– Số thuế GTGT phải nộp của hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý có giá trị âm (<0) thì được tính bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp dương (>0) cùng phát sinh từ hoạt động này

– Số thuế GTGT dương không đủ bù trừ thì số thuế GTGT phải nộp âm được kết chuyển để bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp của các kỳ kê khai thuế kế tiếp trong cùng một năm dương lịch

Kết thúc năm dương lịch, số thuế GTGT phải nộp âm không được kết chuyển sang năm sau.

* Đối với các hoạt động khác không bao gồm các hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý

– Đối tượng áp dụng là: 

+) Hộ, cá nhân kinh doanh.

+) Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hàng năm từ dưới mức một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

+) Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

+) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng phát sinh doanh thu tại Việt Nam và chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định về thuế hiện hành (trừ trường hợp cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay).

+) Các tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp = Doanh thu (x) Tỷ lệ %

Trong đó:

Doanh thu để tính thuế GTGT: Là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Xem chi tiết: Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Trên đây là nội dung chi tiết về 2 phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 

Hi vọng với những kiến thức này có thể giúp các bạn kế toán có thể xử lý trôi chảy mọi vấn đề về Thuế đang phát sinh trong doanh nghiệp của mình.

Để nắm vững các kiến thức về tất cả các sắc Thuế, vận dụng linh hoạt luật Thuế vào thực tiễn doanh nghiệp, kế toán hãy tham khảo ngay các khóa học về Thuế chuyên sâu tại VisioEdu cụ thể như sau:

>>> Khóa học Đại lý Thuế tại: https://visio.edu.vn/khoa-hoc/on-thi-dai-ly-thue/ 

>>> Khóa học hành nghề thuế chuyên sâu: https://forms.gle/8f7jwX3DtmeEHLr3A

Các khóa học do VisioEdu tổ chức, các học viên sẽ được học trực tiếp cùng chuyên gia đầu ngành về Thuế – Kế toán – Kiểm toán với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến, truyền đạt trọn vẹn kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm “xương máu” khi áp dụng vào thực tiễn công việc. 

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Nguyên tắc khấu trừ Thuế GTGT-2

    14 nguyên tắc khấu trừ Thuế GTGT kế toán cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    26 Th11 2024

    Khấu trừ Thuế GTGT  là quá trình doanh nghiệp xác định số thuế GTGT phải nộp bằng cách lấy số…

    Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền-2

    08 đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    25 Th11 2024

    Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền mang lại nhiều lợi ích vượt trội, giúp doanh nghiệp…

    Hướng dẫn cách lập hóa đơn Hướng dẫn lập hóa đơn chiết khấu thương mại-2

    Hướng dẫn cách lập hóa đơn chiết khấu thương mại 

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    24 Th11 2024

    Chiết khấu thương mại là một khoản giảm giá được áp dụng cho khách hàng khi mua hàng hóa hoặc…

    Thanh lý Tài sản cố định thấp hơn giá thị trường thì doanh nghiệp có rủi ro gì

    Thanh lý Tài sản cố định thấp hơn giá thị trường, doanh nghiệp có rủi ro gì?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th11 2024

    Thanh lý tài sản là một trong các chủ đề được rất nhiều kế toán quan tâm. Trong khóa học…

    Bài cùng tác giả

    Nhận diện đúng rủi ro Báo cáo Tài chính với khóa học chuyên sâu tại VisioEdu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    14 Th9 2023

    Rủi ro Báo cáo Tài chính là một vấn đề mà tất cả kế toán và chủ doanh nghiệp đều…

    Khóa học Hệ thống hóa Lập và trình bày Báo cáo Tài chính chuyên sâu từ A đến Z

    Khóa học Hệ thống hóa Lập và trình bày Báo cáo Tài chính chuyên sâu từ A đến Z

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th10 2024

    Lập và trình bày Báo cáo Tài chính là công việc quan trọng mà mọi kế toán cần nắm vững…

    Ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán (APC) cầm chắc 80% cơ hội đỗ

    Ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán (APC) cầm chắc 80% cơ hội đỗ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th8 2023

    Chứng chỉ hành nghề kế toán (APC) là một trong 3 chứng chỉ kế toán nên sớm sở hữu. Giúp…

    Thuế thu nhập doanh nghiệp và những điều kế toán cần biết

    Thuế thu nhập doanh nghiệp và những điều kế toán cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    02 Th2 2024

    Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành