Thuế thu nhập doanh nghiệp và những điều kế toán cần biết

Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội; góp phần khuyến khích, thúc đẩy đầu tư theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước.

Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cùng VisioEdu tìm hiểu ở bài viết này nhé. 

Thuế thu nhập doanh nghiệp và những điều kế toán cần biết

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

1.1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, được thu dựa trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. 

Trong đó:

  • Thu nhập chịu thuế bao gồm doanh thu thuần từ bán hàng, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các khoản thu khác sau khi đã trừ đi chi phí kinh doanh hợp lý.
  • Thuế trực thu là loại thuế thu trực tiếp từ khoản thu nhập, lợi ích của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. 

Do đó, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cũng chính là người nộp thuế là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ khi doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận thì mới phải nộp. 

Hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giống nhau, trừ một số trường hợp đặc biệt.

1.2 Một số đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp có một số đặc điểm khác biệt so với các loại thuế khác mà doanh nghiệp phải nộp hàng năm. VisioEdu xin nêu một số điểm khác biệt của thuế thu nhập doanh nghiệp gồm: 

  • Là thuế trực thu (thuế thu trực tiếp)
  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trừ một số trường hợp đặc biệt
  • Tính thuế theo cách lũy tiến
  • Thuế phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu trong năm doanh nghiệp thua lỗ thì không cần nộp thuế

2. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định khá rõ ràng. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TNDN, đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là doanh nghiệp) có thu nhập chịu thuế, bao gồm các nhóm sau:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
  • Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Các doanh nghiệp chỉ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi trong năm doanh nghiệp có lợi nhuận. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp không có lợi nhuận, doanh nghiệp vẫn cần phải kê khai và hoàn thành thủ tục quyết toán thuế. Quyết toán thuế là việc tính toán lợi nhuận chịu thuế và xác định số thuế phải nộp dựa trên các khoản thu và chi trong năm tài chính.

3. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những căn cứ quan trọng để tính số thuế doanh nghiệp cần phải nộp hàng năm. Kế toán cần nắm rõ doanh nghiệp mình thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất bao nhiêu để tính chính xác số thuế cần nộp. Vậy mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là bao nhiêu, cùng VisioEdu tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.

Căn cứ tại khoản 6 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 thì hiện nay có 2 mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng bao gồm: Mức thuế suất 20% & Mức thuế suất từ 32% – 50% (trừ trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng hưởng thuế suất ưu đãi).

3.1. Mức thuế suất 20%

Mức thuế suất 20% áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. Trừ trường hợp doanh nghiệp thuộc diện ưu đãi thuế hoặc kinh doanh đặc biệt được quy định tại mục 3.2 bên dưới.

3.2. Mức thuế suất từ 32% đến 50%

Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì mức thuế suất từ 32% đến 50% áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh, cụ thể:

Đối với doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, căn cứ vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Thuế suất 40%: Áp dụng với trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

Thuế suất 50%: Áp dụng với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm như bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí (khoản 3 Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC).

4. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay

Tiếp theo, VisioEdu sẽ giúp bạn tìm hiểu công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành nhé. 

Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được xác định dựa vào công thức:

Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất thuế TNDN của công ty

Để hiểu rõ về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp, ta cần làm rõ một số chỉ tiêu dùng để tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

4.1 Các loại thu nhập được miễn thuế

Theo Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC,  thu nhập được miễn thuế có thể là:

  • Thu nhập từ nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Thu nhập từ các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp hoạt động ở vùng khó khăn
  • Thu nhập từ dịch vụ phục vụ nông nghiệp
  • Thu nhập tại doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người có HIV… chiếm trên 30% tổng số lao động
  • Thu nhập được nhận, được chia từ các hoạt động như góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết doanh nghiệp khác nếu có
  • Một số khoản thu nhập khác.

4.2 Thu nhập chịu thuế

Theo Điều 3 Luật thuế TNDN 2008Luật TNDN sửa đổi 2013, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế 2014 thì thu nhập phải chịu thuế TNDN gồm có:

  • Thu nhập từ bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm những thu nhập được miễn thuế.
  • Thu nhập từ các hoạt động tài chính như lãi tiền gửi, cổ tức…
  • Thu nhập khác

Thu nhập chịu thuế sẽ được tính toán theo công thức như sau:

Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu + thu nhập khác) – Tổng chi phí được trừ

4.3 Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế sẽ không bao gồm các khoản như:

  • Các khoản được miễn thuế
  • Quỹ khoa học công nghệ
  • Các khoản lỗ được kết chuyển từ kỳ trước (theo quy định)

Do đó, công thức tính thu nhập tính thuế như sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định – quỹ phát triển khoa học công nghệ (nếu có)

Nếu tính ra thu nhập tính thuế âm thì coi như bằng 0 và doanh nghiệp không cần nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ đó.

Kế toán cần nắm rõ các nhóm thu nhập chịu thuế và không chịu thuế mà VisioEdu vừa nêu trên để hạch toán chính xác mức thuế thu nhập doanh nghiệp cần nộp hàng năm, vừa đảm bảo đúng pháp lý vừa tối ưu quyền lợi cho doanh nghiệp.

5. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính, trừ một số doanh nghiệp nước ngoài. 

Kỳ tính thuế TNDN theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài được quy định như sau: 

– Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;

– Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của VisioEdu về thuế thu nhập doanh nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ này bạn đã vững vàng kiến thức hơn về Thuế. 

>>> Xem thêm: Mức Thuế suất Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2024

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Cách tính thuế TNDN

    Cách tính Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    26 Th4 2024

    Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN) đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành ngân sách và…

    Nguyên tắc khấu trừ Thuế GTGT đầu vào

    Nguyên tắc khấu trừ Thuế GTGT đầu vào

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    25 Th4 2024

    Khấu trừ thuế giá trị gia tăng dù là theo phương pháp nào cũng cần tuân thủ những nguyên tắc…

    Điều kiện khấu trừ thuế gtgt đầu vào

    Điều kiện khấu trừ Thuế GTGT đầu vào

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    24 Th4 2024

    Khấu trừ Thuế GTGT là gì? Điều kiện khấu trừ Thuế GTGT đầu vào sẽ như thế nào? Hãy cùng…

    danh sách dự thi Đại lý Thuế 2024

    [Mới nhất] Đã có danh sách dự thi Đại Lý Thuế 2024

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th4 2024

    Sau một thời gian dài chờ đợi thì ngày 23/4/2024 Tổng Cục Thuế đã công bố danh sách dự thi…

    Bài cùng tác giả

    Hướng dẫn Kế toán, Kiểm toán tham dự thi chứng chỉ Đại lý Thuế

    Giảng viên: Tác giả: admin
    03 Th10 2022

    Hướng dẫn Kế toán, Kiểm toán tham dự thi chứng chỉ Đại lý Thuế Chứng chỉ Đại lý Thuế là…

    Kế toán thuế là gì? Học gì để trở thành Kế toán thuế

    Kế toán thuế là gì? Học gì để trở thành Kế toán thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    09 Th10 2023

    Kế toán thuế là một trong những công việc phức tạp của kế toán, đòi hỏi đòi hỏi nhân sự…

    Thi thử Đại lý Thuế 2023 tại VisioEdu – Cơ hội cọ xát đề thi và tự tin vượt qua kỳ thi Đại lý Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th8 2023

    Tham dự kỳ thi thử Đại lý Thuế là cách tốt nhất giúp kế toán kiểm tra chính xác kiến…

    Chuyên gia thuế Ngọc Minh là ai?

    Chuyên gia thuế Ngọc Minh là ai?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    28 Th8 2023

    Hiện nay, kế toán đang rỉ tai nhau khá nhiều về chuyên gia thuế Ngọc Minh. Đã có hàng trăm…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành