Trong bất cứ doanh nghiệp nào, dù là công ty nhỏ lẻ hay tập đoàn đa quốc gia, vốn luôn là yếu tố sống còn, quyết định khả năng hoạt động, tồn tại và phát triển.
Có rất nhiều nguồn vốn khác nhau mà một công ty có thể sử dụng như vốn vay, trái phiếu doanh nghiệp, vốn góp của cổ đông thiểu số… Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu mới là nguồn vốn quan trọng nhất, được xem như máu mà cơ thể doanh nghiệp không thể thiếu được.
Vốn chủ sở hữu là gì? Vốn chủ sở hữu có ý nghĩa quan trọng thế nào với sự ổn định và tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp?
Làm thế nào để xác định và quản lý vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả?
Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời cho những câu hỏi trên ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Khái niệm vốn chủ sở hữu
1.1. Vốn chủ sở hữu là gì ?
Vốn chủ sở hữu là một khái niệm quan trọng trong kế toán tài chính, phản ánh tổng giá trị tài sản thuần mà doanh nghiệp hiện có sau khi đã trừ đi phần nợ phải trả.
Hay nói cách khác, đây là phần tài sản còn lại thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của chủ doanh nghiệp sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác.
Theo công thức kế toán:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản đang có – Tổng nợ phải trả
1.2. Các khoản mục tính vào vốn chủ sở hữu
Các khoản mục tính vào vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, các quỹ dự phòng được trích lập, lợi nhuận giữ lại hay lỗ lũy kế. Những khoản mục này đều thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp.
Vốn điều lệ
+ Là số vốn ban đầu cổ đông góp khi thành lập công ty.
+ Đăng ký có trong Điều lệ hoạt động.
+ Có thể tăng thêm từ việc phát hành thêm cổ phần.
Các quỹ
+ Quỹ đầu tư phát triển.
+ Quỹ dự phòng tài chính.
+ Các quỹ đặc biệt thiết lập theo quy định.
+ Được trích lập từ lợi nhuận để tăng vốn chủ sở hữu.
Lợi nhuận/Lỗ lũy kế
+ Lợi nhuận giữ lại sau khi trích lập các quỹ kể trên.
+ Lỗ lũy kế phản ánh khoản lỗ chưa xử lý.
+ Thể hiện khả năng sinh lời, tăng vốn chủ sở hữu.
2.Cách xác định và tính toán vốn chủ sở hữu
Có nhiều cách để xác định vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp, nhưng chủ yếu được dựa trên các sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.
Cụ thể, căn cứ vào Bảng cân đối kế toán và một số báo cáo liên quan để tổng hợp các chỉ tiêu cần thiết, sau đó áp dụng công thức tính toán vốn chủ sở hữu.
2.1. Công thức chung
Vốn chủ sở hữu = Vốn đầu tư của chủ sở hữu + Thặng dư vốn cổ phần + Quỹ đầu tư phát triển + Quỹ dự phòng tài chính + Lợi nhuận chưa phân phối (hoặc lỗ lũy kế)
Trong đó:
– Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Là số vốn thực tế đã góp, được ghi vào tài khoản 411 trên Bảng cân đối kế toán.
– Thặng dư vốn cổ phần: Là khoản chênh lệch giữa giá phát hành cổ phiếu so với mệnh giá, được ghi nhận ở tài khoản 412.
– Các quỹ được trích lập: Quỹ đầu tư phát triển (tài khoản 414), quỹ dự phòng tài chính (tài khoản 417) và các quỹ khác.
– Lợi nhuận chưa phân phối hoặc lỗ lũy kế: Là khoản lãi/lỗ tích lũy qua các kỳ kế toán, phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán.
Ngoài công thức trên, vốn chủ sở hữu còn có thể xác định bằng cách trừ Tổng tài sản trừ (-) Tổng nợ phải trả. Cụ thể:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
- Suy ra: Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả
2.2. Ví dụ minh họa cách tính
VD: Công ty AAA có số liệu trên Bảng cân đối kế toán tại thời điểm 31/12/2023 như sau:
Tổng tài sản:
+ Tài sản ngắn hạn: 500 triệu
+ Tài sản dài hạn: 800 triệu
- Tổng tài sản = 500 triệu + 800 triệu = 1.300 triệu
Tổng nợ phải trả:
+ Nợ ngắn hạn: 300 triệu
+ Nợ dài hạn: 100 triệu
- Tổng nợ phải trả = 300 triệu + 100 triệu = 400 triệu
Áp dụng công thức:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả
= 1.300 triệu – 400 triệu = 900 triệu
Như vậy, vốn chủ sở hữu của Công ty AAA tại thời điểm 31/12/2023 là 900 triệu đồng.
3.Yếu tố tác động lên sự thay đổi của vốn chủ sở hữu
Trong quá trình hoạt động, vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp không phải là một con số cố định, mà liên tục chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan, chủ quan và có xu hướng thay đổi theo thời gian.
Cụ thể, giá trị vốn chủ sở hữu có thể tăng lên nhờ vào các yếu tố như:
- Tăng vốn điều lệ từ chủ sở hữu hoặc cổ đông.
- Trích lập các quỹ dự phòng, dự trữ từ lợi nhuận sau thuế
- Lãi lợi nhuận tích lũy từ hoạt động kinh doanh hiệu quả…
Ngược lại, vốn chủ sở hữu cũng có thể bị giảm sút bởi các nguyên nhân:
- Chia cổ tức cho cổ đông dẫn tới giảm lợi nhuận sau thuế tích lũy.
- Phải sử dụng các quỹ dự phòng để bù đắp lỗ.
- Giảm vốn góp của chủ doanh nghiệp…
Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn, khi lỗ lũy kế quá lớn, vốn điều lệ bị thất thoát, các khoản nợ lớn vượt trội so với tài sản, vốn chủ sở hữu có thể trở thành con số âm.
Đây chính là tín hiệu báo động đỏ cho thấy doanh nghiệp đang mất vốn, có nguy cơ phá sản cao.
Bên trên là phần bài viết về nội dung Vốn chủ sở hữu mà Visio muốn gửi đến bạn đọc.
Ngoài ra, đối với các kế toán viên – vốn chủ sở hữu là một trong những khoản mục quan trọng cần chú trọng.
Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến uy tín và triển vọng phát triển của doanh nghiệp, mà còn quyết định đến chất lượng công việc và cơ hội thăng tiến của bản thân kế toán.
Tuy nhiên, các nghiệp vụ liên quan đến vốn chủ sở hữu luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức kể cả đối với dân kế toán. Chính vì thế, việc thường xuyên nâng cao kỹ năng là điều vô cùng cần thiết.
Cụ thể, KHÓA HỌC CHỨNG CHỈ CPA chuyên sâu được thiết kế dành riêng cho kế toán viên sẽ cung cấp đầy đủ những kiến thức và phương pháp chuyên sâu giúp bạn vượt qua kì thi Nghiệp vụ Thuế và đảm nhận hiệu quả công việc thực tế tại doanh nghiệp..
Bạn quan tâm KHÓA HỌC CHỨNG CHỈ CPA ? Hãy liên hệ ngay Hotline 0932.55.1661 – 0973.55.1661 hoặc ĐĂNG KÝ ONLINE bằng cách điền vào form phía dưới dưới để được tư vấn viên hỗ trợ : https://forms.gle/TWYzcvDPm7vbmroH9