Quyết toán thuế TNDN là một trong những công việc thường kỳ của kế toán. Vì vậy để đảm bảo việc quyết toán diễn ra nhanh chóng, chính xác kế toán cần nắm rõ quy trình quyết toán thuế TNDN chỉ với 4 bước đơn giản sau đây.
1. 4 bước khi thực hiện quy trình quyết toán thuế TNDN
Quyết toán Thuế thu nhập doanh nghiệp, Kế toán cần phải tuân thủ quy trình chặt chẽ với 4 bước sau đây để đảm bảo tính chính xác của hồ sơ quyết toán thuế TNDN.
Bước 1: Lập báo cáo tài chính
Ở bước này, kế toán cần tuân thủ tuyệt đối quy định của chuẩn mực kế toán và các quy định liên quan đến chế độ kế toán tại Thông tư 200 và thông tư 133.
Bước 2: Tách lợi nhuận kế toán trên báo cáo tài chính ra thành từng hoạt động riêng rẽ
Ví dụ doanh nghiệp có hoạt động thương mại sản xuất thì chúng ta sẽ phải tách lợi nhuận kế toán ra thành lợi nhuận của hoạt động thương mại và hoạt động sản xuất riêng rẽ để đảm bảo tính được chính xác thu nhập của từng hoạt động và phục vụ cho việc chuyển lỗ. Do yêu cầu của chuyển lỗ là phải được chuyển tương ứng cho từng hoạt động nên sau khi tách được lợi nhuận kế toán theo từng hoạt động ở bước 2 này thì kế toán tiếp tục chuyển sang thực hiện bước 3 trong quy trình quyết toán thuế TNDN
Bước 3: Điều chỉnh sự khác biệt giữa thuế và kế toán cho từng hoạt động
Kế toán cần phải lưu ý các trường hợp cần phải điều chỉnh tăng giảm doanh thu của thuế so với kế toán do sự khác biệt hoặc các chi phí kế toán không được trừ theo quy định của thuế. Kết quả bước này chúng ta sẽ tính được chính xác thu nhập chịu thuế của từng hoạt động và tính được nghĩa vụ thuế theo từng hoạt động.
Bước 4: Nhặt các số liệu tính toán và khai lên tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 03.
Ngoài ra chúng ta còn phải lập phụ lục liên quan. Đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp Kế toán cần lưu ý phụ lục về phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản ở trên phụ lục 03-8a và 03-9 hoặc phụ lục cho hoạt động sản xuất ở các địa điểm khác tỉnh với trụ sở chính trên phụ lục 03-8. Và một phụ lục mà Kế toán thường hay sót đó là phụ lục về giao dịch liên kết. Nếu như chúng ta bỏ sót phụ lục về giao dịch liên kết thì doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 8 cho đến 15 triệu đồng theo quy định của Nghị định 12.
2. Những lưu ý khi thực hiện Quyết toán thuế TNDN
Lưu ý 1: Cần lưu tâm đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Chúng ta cần phải lưu tâm đến báo cáo lưu chuyển tiền bởi:
Kế toán thường hay xem nhẹ tầm quan trọng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ nên khi quyết toán Thuế TNDN, kế toán thường lập nó qua loa số liệu tường không chính xác. Trong khi đó theo quy định của Thông tư 31 năm 2021 thì cơ quan thuế sẽ đánh giá hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua 39 chỉ tiêu đánh giá rủi trong đó có các chỉ tiêu được xây dựng từ số liệu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp. Vì thế, kế toán khi thực hiện quyết toán Thuế TNDN cần phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ thật chính xác để các chỉ tiêu này không có sai sót và không bị cơ quan thuế yêu cầu giải trình nhiều khi bị thanh kiểm tra.
Theo quy định của kế toán thì doanh nghiệp sẽ được lựa chọn lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp gián tiếp là tùy chọn. Tuy nhiên trong hồ sơ 39 Chỉ tiêu rủi ro đánh giá thì cơ quan thuế sẽ lấy số liệu từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp. Vì vậy nếu chúng ta lập theo phương pháp gián tiếp thì cơ quan thuế có thể sẽ yêu cầu chúng ta giải trình rất nhiều cho nên lời khuyên đối với kế toán khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, đó là chúng ta nên lập hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp với báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp và thực hiện chính xác theo quy định của thông tư 200 và thông tư 133 về cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
>>> Có thể bạn cũng quan tâm: Khóa học Hành nghề Thuế chuyên sâu dành cho nhà tư vấn thuế
2.1. Lưu ý khi Quyết toán thuế TNDN đối với các khoản trích lập dự phòng
Theo quy định của Thông tư 48 năm 2019 doanh nghiệp được quyền trích lập dự phòng các khoản như sau:
Thứ nhất: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Thứ 2: Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính
Thứ 3: Dự phòng phải thu khó đòi
Thứ 4: Dự phòng bảo hành
Trong đó, đặc biệt lưu ý với dự phòng phải thu khó đòi, đây là một quyền lợi về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp mà kế toán hay bỏ sót. Chúng ta được quyền trích lập dự phòng lên đến 100% nếu khoản nợ đó đã quá hạn 3 năm. Chỉ cần 1 thủ tục đơn giản đó là giấy đề nghị đối công nợ với người mua là đủ điều kiện tính vào chi phí được trừ
2.2. Lưu ý khi doanh nghiệp có giao dịch liên kết đồng thời phát sinh lãi vay
Khi doanh nghiệp có giao dịch liên kết đồng thời phát sinh lãi vay thì khi quyết toán Thuế TNDN kế toán cần lưu ý:
Theo quy định tại Điều 16 Nghị Định 132, nếu doanh nghiệp có GDLK mà có phát sinh lãi vay thì doanh nghiệp phải thực hiện là xác định tỷ lệ lãi vay trên EBITDIA mà hoàn toàn không đề cập đến việc tỉ lệ này lớn hơn hay nhỏ hơn 30%. Điều đó được hiểu rằng trong mọi trường hợp doanh nghiệp cứ phát sinh GDLK và có lãi vay thì đều phải lập phụ lục I kèm với cả tờ khai quyết toán Thuế TNDN theo mẫu 03. Nếu doanh nghiệp không làm thì sẽ bị phạt từ 8-15 triệu đồng theo quy định tại nghị định 125
Trên đây là quy trình 4 bước quyết toán thuế TNDN và toàn bộ lưu ý khi quyết toán thuế TNDN kế toán cần nắm vững. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn hoàn toàn có thể tự tin hoàn thiện hồ sơ quyết toán thuế TNDN cho doanh nghiệp của mình.
Có thể bạn cũng quan tâm: