Quy định giao dịch liên kết mới nhất năm 2024 theo Nghị Định 132

Giao dịch liên kết là một trong những lĩnh vực quan trọng và phức tạp trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có quan hệ liên kết, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Để kiểm soát chặt chẽ việc chuyển giá và đảm bảo sự minh bạch trong kê khai thuế, Nhà nước đã đưa ra các quy định mới về giao dịch liên kết . Vì vậy trong bài viết hôm nay, hãy cùng VisioEdu tìm hiểu về quy định về giao dịch liên kết để chuẩn bị tốt nhất cho việc tuân thủ các quy định pháp luật.

1. Giao dịch liên kết là gì?

Căn cứ Khoản 2, Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì giao dịch liên kết được hiểu là được hiểu là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Bên mua, bên bán, thuê, cho thuê, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc thiết bị hàng hóa, cung cấp dịch vụ, vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính, mua, bán, trao đổi cho thuê, mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực, chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.

Quy định giao dịch liên kết mới nhất năm 2024 theo Nghị Định 132

2. Quy định Giao dịch liên kết theo Nghị Định 132 

Căn cứ theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP ban hành ngày 5/11/2020 có quy định giao dịch liên kết cụ thể như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Nghị định này quy định nguyên tắc, phương pháp, trình tự xác định yếu tố hình thành giá giao dịch liên kết; quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong xác định giá giao dịch liên kết, thủ tục kê khai; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý thuế đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết.
  2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại điều 5 Nghị định này.
  2. Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế.
  3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc áp dụng quy định về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng

  1. Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để kê khai, xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.
  2. Cơ quan thuế quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế tương ứng với giá trị tạo ra từ bản chất giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, không công nhận các giao dịch liên kết không theo nguyên tắc giao dịch độc lập làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết đó để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định của Nghị định này.

Điều 5. Các bên có quan hệ liên kết

Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:

a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;

b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

Các bên liên kết tại khoản 1 điều này được quy định cụ thể như sau:

a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;

b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;

c) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;

d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

đ) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;

e) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;

g) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;

h) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài

i) Các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;

k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;

l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.”

3. Quy định về các thủ tục thuế liên quan đến giao dịch liên kết

Tiếp theo, cùng VisioEdu tìm hiểu các thủ tục mà doanh nghiệp cần thực hiện khi có giao dịch liên kết nhé.

– Trách nhiệm kê khai kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

– Doanh nghiệp có trách nhiệm lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết và giải trình chi tiết việc lập, cơ sở lập khi kết thúc kỳ báo cáo tài chính

– Giá giao dịch liên kết sẽ được xác định theo nguyên tắc so sánh với giao dịch độc lập tương đồng và nguyên tắc bản chất quyết định hình thức để loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động.

– Doanh nghiệp nếu có phát sinh giao dịch liên kết thì phải kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết.

– Doanh nghiệp cũng cần lưu ý thanh toán cho bên liên kết không được trừ vào chi phí tính thuế trong kỳ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+) Bên liên kết không thực hiện bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào liên quan đến ngành nghề, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế.

+) Bên liên kết có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng quy mô không tương xứng với giá trị giao dịch mà bên giao dịch liên kết nhận được từ người nộp thuế.

+) Bên giao dịch liên kết không có quyền lợi, trách nhiệm liên quan đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ cho người nộp thuế.

+) Bên liên kết là đối tượng cư trú của một nước hoặc vùng lãnh thổ không thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp, không góp phần tạo doanh thu, giá trị gia tăng cho hoạt động, sản xuất kinh doanh của người nộp thuế.

>>> Có thể bạn quan tâm: 

>>> 5 dấu hiệu nhận biết Giao dịch liên kết trong doanh nghiệp

>>> Các trường hợp miễn kê khai giao dịch liên kết

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về quy định giao dịch liên kết hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0932.55.1661 – 0973.55.1661 để được hỗ trợ và giải đáp. Hoặc tham khảo ngay khóa học: Kê khai giao dịch liên kết tại VisioEdu.

Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hỗ trợ lên đến 20% TẠI ĐÂY.

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Quy định giao dịch liên kết mới nhất năm 2024 theo Nghị Định 132

    Quy định giao dịch liên kết mới nhất năm 2024 theo Nghị Định 132

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    27 Th12 2024

    Giao dịch liên kết là một trong những lĩnh vực quan trọng và phức tạp trong hoạt động kinh doanh…

    chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết

    Quy định về chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    26 Th12 2024

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia, giao…

    2 Bước thay đổi địa chỉ công ty khác tỉnh kế toán đặc biệt lưu ý

    2 Bước thay đổi địa chỉ công ty khác tỉnh kế toán đặc biệt lưu ý

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    25 Th12 2024

    Thay đổi địa chỉ trụ sở công ty khác tỉnh không chỉ liên quan đến thủ tục hành chính mà…

    1 hợp đồng xuất 2 hóa đơn

    Tìm hiểu ngay: 1 hợp đồng xuất 2 hóa đơn được được không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    25 Th12 2024

    1 hợp đồng xuất 2 hóa đơn được không? Đây là câu hỏi được rất nhiều kế toán và chủ…

    Bài cùng tác giả
    Công việc của kế toán tổng hợp & 3 bước để thăng tiến lên vị trí kế toán trưởng-2

    Công việc của kế toán tổng hợp & 3 bước để thăng tiến lên vị trí kế toán trưởng

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    07 Th11 2024

    Kế toán tổng hợp là 1 trong các vị trí quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Đa phần, kế toán…

    Hợp đồng thương mại là gì

    Hợp đồng thương mại là gì? Các quy định liên quan

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    11 Th2 2024

    Hợp đồng thương mại là một trong những loại hợp đồng quan trọng trong kinh doanh, trao đổi và mua…

    3 trường hợp sai sót trên hóa đơn điện tử và cách xử lý đúng theo quy định pháp luật

    3 trường hợp sai sót trên hóa đơn điện tử và cách xử lý đúng theo quy định pháp luật

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th12 2022

    Đối với doanh nghiệp khi sử dụng hóa đơn điện tử thường gặp phải những sai sót mang tính chất…

    Học chứng chỉ CPA ở đâu tốt

    Học chứng chỉ CPA ở đâu tốt

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    25 Th11 2023

    Chứng chỉ CPA (Certified Public Accountant) là một trong những chứng nhận quan trọng số 1 đối với những người…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành