Phân biệt kế toán thuế và kế toán tổng hợp

Kế toán thuế và kế toán tổng hợp có lẽ là 2 chức vụ mà nhiều người thường rất dễ nhầm lẫn bởi có nhiều điểm khá giống nhau. Bạn hungkt2014 có chia sẻ: “Theo mình thì kế toán thuế thường dùng ở những công ty lớn, họ thường có các bộ phận: kế toán bán hàng, kế toán công nợ, kế toán thuế, kế toán ngân hàng… hoặc dùng cho những công ty họ có thuê người làm thuế part time (cuối tháng lấy số liệu bào cáo và làm BCTC). Còn ở những công ty vừa và nhỏ thì thường chỉ có kế toán tổng hợp, thường làm tất mọi việc, cả thuế, cả bán hàng công nợ luôn.”

Liệu quan điểm trên của bạn hungkt có đúng không, cùng VisioEdu tìm hiểu về kế toán thuế và kế toán tổng hợp và cách phân biệt 2 chức vụ kế toán này trong bài viết dưới đây nhé.

1. Khái niệm về kế toán thuế và kế toán tổng hợp

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 111/2021/TT-BTC, kế toán thuế là việc cơ quan thuế các cấp thực hiện thu thập, ghi chép, phản ánh toàn bộ số phát sinh về tiền thuế do cơ quan thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ trong quá trình thực hiện hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế.Vì vậy, ta có thể hiểu kế toán thuế là kế toán phụ trách về các vấn đề về khai báo thuế trong doanh nghiệp, hỗ trợ Nhà nước quản lý nền kinh tế dễ dàng hơn.

Kế toán tổng hợp (tiếng Anh là General Accountant) là một vị trí kế toán quan trọng trong hệ thống công ty các doanh nghiệp thực hiện các công việc về lưu trữ (ghi chép, cất giữ các chứng từ) và phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ kế toán, báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.

Từ khái niệm trên, ta có thể thấy vị trí và vai trò của kế toán tổng hợp và kế toán thuế trong doanh nghiệp hoàn toàn khác nhau.

2. Công việc của kế toán thuế và kế toán tổng hợp

Công việc của kế toán thuế và kế toán tổng hợp đều được chia theo khoảng thời gian như công việc theo tháng, theo quý và công việc hàng năm. Để hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa hai vị trí này, cùng VisioEdu tìm hiểu công việc của 2 vị trí kế toán này trong doanh nghiệp nhé.

2.1 Công việc của kế toán thuế

Nhìn chung, công việc của kế toán thuế chủ yếu liên quan đến các vấn đề về thuế, gồm một số các công việc cụ thể mà VisioEdu nêu sau:

– Hàng tháng, kê khai các loại thuế cần thiết như: Thuế giá trị gia tăng với những doanh nghiệp có doanh thu từ 50 tỷ đồng trở lên; Thuế thu nhập cá nhân đối với những doanh nghiệp phát sinh số thuế TNCN từ 50 triệu đồng trở lên.

– Kiểm tra hồ sơ nhân viên, làm hợp đồng lao động, tiến hành đăng ký mã số thuế cho nhân viên.

– Kiểm tra các chỉ tiêu trên bảng cân đối.

– Hàng quý, kế toán thuế lập các tờ khai thuế vào cuối quý gồm: Tờ khai thuế GTGT, Tờ khai thuế TNDN, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

– Cuối năm, kế toán thuế cần nộp báo cáo thuế và in toàn bộ sổ sách từ chi tiết đến tổng hợp để lưu trữ phục vụ cho việc quyết toán gồm: Sổ cái các tài khoản; Sổ chi tiết các tài khoản, sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng; Các bảng biểu chi tiết như: Tổng hợp công nợ phải thu – phải trả, Bảng trích khấu hao tài sản cố định; Các phiếu thu, chi đi kèm các hóa đơn.

– Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh;

kế toán thuế và kế toán tổng hợp
Công việc và quyền hạn của Kế toán Thuế và Kế toán tổng hợp là khác nhau

2.2 Công việc của kế toán tổng hợp

Công việc của kế toán tổng hợp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hơn so với kế toán thuế vì phạm vi công việc bao quát ở nhiều mảng hơn chứ không đơn thuần là về Thuế. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng VisioEdu xem bản mô tả công việc thường gặp của kế toán tổng hợp trong phần tiếp theo nhé.

Công việc hàng ngày của kế toán tổng hợp

– Thu thập và xử lý các chứng số liệu, chứng từ kế toán thông qua các nghiệp vụ kinh tế. Cụ thể như mua bán hàng hoá, Tài sản cố định, Công cụ dụng cụ, thu/ chi…

– Hạch toán thu/ chi, các khoản khấu hao, ghi chép thuế GTGT/ TNDN,…

– Theo dõi và quản lý công nợ

– Tính toán và báo cáo giá sản xuất/ sản phẩm; thống kê thông tin về nguyên vật liệu, phụ liệu, chi phí vận chuyển, sản xuất dở dang

– Kiểm tra tình trạng Xuất nhập tồn của hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu

Công việc hàng tháng của kế toán tổng hợp

Ngoài các công việc giống kế toán thuế (ví dụ báo cáo thuế, tờ khai thuế…), kế toán tổng hợp còn cần thực hiện các công việc sau:

– Thực hiện báo cáo định kỳ tháng các báo cáo nội bộ theo yêu cầu (báo cáo thu chi, báo cáo doanh thu – lợi nhuận…)

– Tính lương cho nhân viên, thực hiện các khoản trích theo lương.

– Hạch toán các khoản phân bổ chi phí, như chi phí CCDC, chi phí trả trước ngắn/ dài hạn…

– Hạch toán các khoản trích khấu hao TSCĐ

– Thực hiện các bút toán kết chuyển, phân bổ; đối chiếu các số liệu và thống kê chi tiết các khoản phân bổ đó

Công việc hàng quý của kế toán tổng hợp

Ngoài việc lập các báo cáo cần thiết như tờ khai thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, … kế toán tổng hợp còn thực hiện các công việc như:

– Tổng hợp số liệu hạch toán, lập bảng cân đối số phát sinh từ các nghiệp vụ kinh tế

– Kiểm tra đối chiếu các số liệu với sổ cái

– Công việc hàng năm của kế toán tổng hợp

Nếu công ty không có kế toán thuế, thì cuối năm kế toán tổng hợp cần thực hiện các công việc như một kế toán thuế mà VisioEdu đã nêu bên trên. Hoặc nếu doanh nghiệp có nhân sự phụ trách kế toán thuế thì kế toán tổng hợp sẽ là người theo dõi, dám sát số liệu đảm bảo doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn thực hiện các công việc sau:

– Thực hiện các bút toán tài chính như kết chuyển lãi lỗ năm cũ, hạch toán chi phí năm tài chính mới…

– Kiểm tra số liệu cuối kỳ (kiểm tra sự cân đối, kiểm tra số dư đầu – cuối kỳ…)

– Lập các giấy tờ hành chính liên quan (tờ khai quyết toán thuế, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị…)

– In ấn sổ sách tài chính cho doanh nghiệp

Theo phần mô tả bên trên của VisioEdu, chắc hẳn bạn đã phần nào hình dung ra được các công việc mà kế toán thuế và kế toán tổng hợp cần làm. Chúng ta dễ dàng nhận thấy, kế toán tổng hợp có thể thực hiện các công việc của kế toán thuế nhưng kế toán thuế thì không. Vì thế, để thăng tiến lên vị trí kế toán tổng hợp, kế toán thuế cần nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình.

3. Quyền hạn của kế toán thuế và kế toán tổng hợp

3.1 Quyền hạn của kế toán thuế

– Kế toán thuế có quyền hạn trong tất cả các công việc liên quan đến thuế như:

– Đưa ra đánh giá khi có chênh lệch số liệu giữa báo cáo thuế và quyết toán;

– Đề xuất phương án xử lý các trường hợp hóa đơn cần điều chỉnh/thanh hủy theo quy định của Luật thuế hiện hành.

– Liên hệ làm việc với các đơn vị nội bộ doanh nghiệp để hoàn thành tốt công tác.

– Làm việc trực tiếp với Cơ quan thuế khi cần thiết.

3.2 Quyền hạn của kế toán tổng hợp

Quyền hạn của kế toán tổng hợp thường có sự khác nhau giữa quy mô và cơ cấu tổ chức nội bộ của các tổ chức. Thông thường, trong các doanh nghiệp vừa và lớn, kế toán tổng hợp được xác định là người có vị trí cao trong phòng kế toán – tài chính. Kế toán ở vị trí này có quyền được trực tiếp yêu cầu các kế toán điều chỉnh nghiệp vụ khi phát sinh sai sót. Mặt khác họ cũng có thể yêu cầu trực tiếp kế toán viên cung cấp báo cáo kịp thời đầy đủ theo quy định.

Cụ thể gồm những quyền hạn sau đây:

– Có quyền yêu cầu các nhân sự cấp dưới cung cấp những thông tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời để phục vụ cho công việc phân tích, tổng hợp.

– Có quyền yêu cầu các nhân viên phụ trách các mảng chuyên môn trong phòng chỉnh sửa các sai sót để không ảnh hưởng đến kết quả chung.

– Có quyền đề xuất các kế hoạch, hoạt động để cải thiện, phát triển các quy trình làm việc, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và gửi cho Ban giám đốc phê duyệt.

– Có quyền đề xuất các nhân sự xuất sắc để tuyên dương theo quý, tháng hay thăng chức theo chính sách của công ty.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của VisioEdu về kế toán thuế và kế toán tổng hợp. Hy vọng với những chia sẻ này bạn sẽ có định hướng phát triển sự nghiệp phù hợp nhất.

Nếu bạn vẫn cần thêm bất cứ thông tin về Kế toán Thuế và kế toán tổng hợp, đừng ngần ngại, hãy liên lạc với VisioEdu qua hotline: 0973.55.1661 hoặc qua fanpage: https://www.facebook.com/visio.edu.vn để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    loại Thuế doanh nghiệp phải nộp

    4 loại thuế doanh nghiệp phải nộp theo quy định

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    05 Th5 2024

    Dù kinh doanh ngành nghề, dịch vụ nào thì sau khi được cấp mã số thuế thành lập doanh nghiệp…

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì? Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    04 Th5 2024

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bảng báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp, hỗ trợ…

    tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    02 Th5 2024

    Ở bài viết trước chúng tôi đã trình bày các nội dung liên quan đến cách tính thuế GTGT theo…

    Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

    Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    01 Th5 2024

    Hiện nay có 2 cách tính thuế GTGT phải nộp: Một là tính thuế GTGT phải nộp bằng phương pháp…

    Bài cùng tác giả

    Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ thi chứng chỉ Đại lý thuế

    Giảng viên: Tác giả: Mr Author
    01 Th3 2022

    Hằng năm, Tổng cục Thuế đều ra thông chính thức thông báo về kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề…

    Quyết toán thuế TNDN bị lỗ thực hiện như thế nào?

    Quyết toán thuế TNDN bị lỗ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    01 Th2 2024

    Doanh nghiệp bị lỗ có phải đóng Thuế TNDN không? Nếu có thì Quyết toán thuế TNDN bị lỗ sẽ…

    Giải bài tập ôn thi CPA môn Tài chính: Giá trị thời gian của tiền

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th9 2023

    Bài tập ôn thi CPA liên quan đến nội dung giá trị thời gian của tiền trong môn thi Tài…

    Kinh nghiệm ôn thi Đại lý Thuế chắc chắn đậu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    26 Th1 2024

    Thống kê cho thấy, hàng năm có đến 4000 hồ sơ tham dự kỳ thi lấy chứng chỉ Đại lý…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành