Hợp đồng thương mại dù là hợp đồng được soạn thảo bằng văn bản hay bằng miệng thì trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên vẫn có thể phải đối mặt với những rủi ro nhất định. Dưới đây là những rủi ro pháp lý trong hợp đồng thương mại kế toán nên biết để phòng tránh.
1. Hợp đồng thương mại là gì?
Hợp đồng thương mại được hiểu là sự thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.
Hiện nay có 3 loại hợp đồng thương mại phổ biến sau:
– Hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm: các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và hợp đồng mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa. Đây là loại hợp đồng có thoả thuận về trách nhiệm giữa bên bán và bên mua. Bên bán có nhiệm chuyển hàng hóa cho bên mua còn bên mua có trách nhiệm nhận hàng và thanh toán cho bên bán.
– Hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng cung ứng các dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hóa và các hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên ngành gồm: hợp đồng trong các xúc tiến thương mại, trung gian thương mại, hợp đồng dịch vụ bảo hiểm, tài chính, du lịch, ngân hàng,…
– Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư thương mại khác bao gồm các loại hợp đồng điển hình như: hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, dự án hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, nhà ở,…
2. Những rủi ro pháp lý trong hợp đồng thương mại
2.1. Rủi ro hợp đồng vô hiệu
* Vô hiệu về mặt hình thức:
Một trong những rủi ro pháp lý trong hợp đồng thương mại thường xuyên phát sinh đó là rủi ro về hình thức của hợp đồng. Trong đó, các rủi ro thường gặp bao gồm:
– Hai bên không xác lập hợp đồng theo các hình thức được pháp luật quy định
– Không xác lập hợp đồng thành văn bản đối với những loại hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản theo quy định của pháp luật.
– Hợp đồng khi ký kết không được công chứng/ chứng thực theo quy định của pháp luật.
* Vô hiệu về nội dung do:
– Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng không đủ thẩm quyền: Để hợp đồng có hiệu lực, chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện, quy định của pháp luật. Nếu hợp đồng thương mại được ký kết bởi người không có đủ thẩm quyền theo quy định tại Điều 142 Bộ Luật Dân sự 2015 thì hợp đồng sẽ không phát sinh hiệu lực.
Theo đó hợp đồng thương mại sẽ vô hiệu khi khi chủ thể ký hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau:
+) Chủ thể ký hợp đồng không có đủ năng lực/ hành vi dân sự để giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật
+) Pháp nhân có người ký là người đại diện theo pháp luật của công ty. Tuy nhiên, người đại diện này lại không có thẩm quyền ký kết hợp đồng.
+) Người ký không phải là người đại diện theo pháp luật, không được ủy quyền hoặc có ủy quyền nhưng vượt quá phạm vi ủy quyền khi thực hiện ký kết hợp đồng.
+) Chủ thể ký hợp đồng không có tư cách, đủ điều kiện thwujc hiện đối tượng của hợp đồng.
>>> Xem thêm: Các mẫu hợp đồng thương mại mới nhất 2024
– Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa, dịch vụ không được thực hiện
Tùy từng loại hợp đồng mà sẽ có các rủi ro liên quan đến đối tượng khác nhau. Đối với hợp đồng thương mại, đối tượng là hàng hóa, dịch vụ mà các bên thỏa thuận với nhau. Thế nhưng, cần quy định rõ ràng và cụ thể về tính chất, đặc điểm của đối tượng để khi có tranh chấp xảy ra có thể xác định được rủi ro một cách nhanh chóng.
+) Với đối tượng là hàng hóa: Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng thương mại cần tranh các đối tượng thuộc danh mục các sản phẩm bị pháp luật cấm hoặc không đủ điều kiện để thực hiện mua bán thỏa thuận của hợp đồng
+) Với đối tượng là dịch vụ: Nếu pháp luật hiện hành quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó để hạn chế xảy ra rủi ro khi thực hiện.
– Nội dung trong hợp đồng trái với quy định của pháp luật, trái với đạo đức xã hội
Nội dung trong hợp đồng phải đảm bảo không được trái với quy định của pháp luật và trái với đạo đức xã hội, nếu vi phạm, hợp đồng sẽ bị vô hiệu. Các bên có thể thỏa thuận các nội dung có trong hợp đồng thương mại nhưng cần đảm bảo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật dân sự, hợp đồng thương mại cần có những nội dung sau:
– Đối tượng của hợp đồng
– Số lượng, chất lượng
– Giá, phương thức thanh toán
– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
– Quyền, nghĩa vụ của các bên
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
– Phương thức giải quyết tranh chấp
2.2. Rủi ro do điều khoản hợp đồng không chặt chẽ
Rủi ro liên quan đến nội dung điều khoản của hợp đồng là dạng rủi ro các cá nhân, tổ chức thường xuyên gặp phải nhất. Nếu nội dung, điều khoản hợp đồng mua bán không quy định cụ thể, chi tiết các trường hợp xảy ra sẽ dẫn đến tranh chấp khi phát sinh vấn đề trong quá trình thực hiện. Khi soạn thảo hợp đồng, cần đảm bảo được các quy định cần thiết về hợp đồng nếu không sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng của các bên do các điều khoản của hợp đồng thiếu chặt chẽ.
Trên đây là những rủi ro pháp lý trong hợp đồng thương mại mà các kế toán, tổ chức, doanh nghiệp cần tránh. Để hiểu rõ hơn những quy định về hợp đồng thương mại, kế toán tham khảo ngay khóa học Pháp Luật Hợp Đồng tại VisioEdu, khóa học giúp kế toán vững pháp lý và giúp doanh nghiệp phòng tránh rủi ro về hợp đồng.
Đăng ký ngay để nhận ưu đãi lên đến 20% tai: https://forms.gle/yUuyyaSi73a7USRaA