Chậm nộp thuế: Mức phạt và cách hạch toán tiền phạt

Đầu năm 2023, rất nhiều doanh nghiệp bị Cục Thuế địa phương xử phạt hành chính, truy thu thuế do có các hành vi vi phạm về kê khai, chậm nộp thuế. Tuy nhiên, sau khi có quyết định xử phạt rất nhiều kế toán vẫn lúng túng, chưa nắm rõ mức tiền phạt và cách hạch toán. Bài viết dưới đây VisioEdu chia sẻ đến bạn đọc một số điều cần lưu ý khi doanh nghiệp bị xử phạt chậm nộp thuế.

1. Mức phạt chậm nộp thuế

Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế như sau:

“Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.

Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước”.

1.1 Phân biệt tiền chậm nộp tiền thuế với tiền phạt chậm nộp thuế

Tiền chậm nộp liên quan đến thuế gồm hai loại: 

  • Tiền chậm nộp tiền thuế.
  • Tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.

Đều là chậm nộp nhưng hai loại này khác nhau về bản chất và mức nộp, cụ thể được VisioEdu nêu dưới đây:

  • Đối với tiền chậm nộp thuế: Áp dụng với người chậm tiền thuế, mức nộp 0,03%/ngày tính theo số tiền thuế chậm nộp.
  • Đối với tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế: Áp dụng với cá nhân, tổ chức chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, mức nộp 0,05%/ngày tính theo số tiền phạt chậm nộp.

1.2 Cách tính tiền chậm nộp thuế

Tiền chậm nộp thuế được tính theo công thức VisioEdu nêu dưới đây:

Số tiền phạt chậm nộp  =  số tiền thuế chậm nộp  x  mức tính tiền chậm nộp  x  số ngày chậm nộp 

Căn cứ vào điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về các mức phạt đối với hành vi chậm nộp tờ khai như sau:

  • Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 01 đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày (khi không có tình tiết giảm nhẹ).
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đến 8.000.000 đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
  • Phạt tiền từ 8.000.000 đến 15.000.000 đối với các trường hợp sau:

 Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày.
 Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
 Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
 Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp.

  • Phạt tiền từ 15.000.000 đến 25.000.000 đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định thanh, kiểm tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.

2. Hạch toán phạt chậm nộp thuế

Cần phân biệt tiền thuế truy thu và tiền phạt nộp chậm thuế, VisioEdu xin đưa ra cách hạch toán hai loại tiền như sau:

2.1 Hạch toán tiền thuế truy thu:

Phản ánh thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, ghi:

  • Nợ tài khoản 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
  • Có tài khoản 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước, ghi:

  • Nợ tài khoản 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Có các tài khoản 111, 112

Phản ánh thuế giá trị gia tăng phải nộp bổ sung, ghi:

  • Nợ tài khoản 811 – Chi phí khác
  • Có tài khoản 3331 – Thuế Giá trị gia tăng phải nộp

Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước, ghi:

  • Nợ tài khoản 3331 – Thuế Giá trị gia tăng phải nộp
  • Có các tài khoản 111, 112

2.2 Hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế:

Phản ánh số tiền phạt nộp chậm, ghi:

  • Nợ tài khoản 811 – Chi phí khác
  • Có tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước, ghi:

  • Nợ tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
  • Có các tài khoản 111, 112

3. Phạt chậm nộp thuế Thu nhập cá nhân

Cách tính tiền phạt chậm nộp thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức VisioEdu nêu dưới đây:

Số tiền phạt phải nộp = số tiền chậm nộp x mức tính tiền chậm nộp x số ngày chậm nộp

Trên đây, VisioEdu đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn đọc về mức phạt và cách hạch toán tiền phạt thuế chậm nộp. 

Tuy nhiên, còn rất nhiều những rủi ro tiềm ẩn khi Quyết toán thuế mà kế toán rất dễ mắc phải do sự thay đổi của Thông tư 80. Để hiểu sâu về những rủi ro này, kế toán hãy tham gia ngay khóa học “Chuẩn hóa quy trình kê khai Thuế theo Thông tư 80” của VisioEdu. Bạn sẽ hoàn toàn nhận được những lợi ích sau:

  • Lập chuẩn chỉ Tờ khai Quyết toán Thuế, nắm vững phương pháp kê khai, cách thức phân bổ nghĩa vụ thuế tối ưu khi lên tờ khai Quyết toán Thu nhập doanh nghiệp, Thu nhập cá nhân và Giá trị gia tăng theo Thông tư 80.
  • Sở hữu quy trình chuẩn khi điều chỉnh sai sót và điều chỉnh những điều chỉnh sai sót, tháo gỡ mọi rắc rối của kế toán phát sinh trong thực tiễn kê khai Thuế.
  • Nắm bắt xu hướng thanh, kiểm tra của cơ quan thuế và các phương án phòng tránh sai phạm cho doanh nghiệp.
  • Kê khai, nộp đúng nghĩa vụ thuế, giúp doanh nghiệp vận hành và phát triển bền vững.  

>>> Tìm hiểu và đăng ký khóa học ngay tại đây: https://forms.gle/uW3veEm9owaKyEhS6 

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    chi phí được trừ khi tính thuế tncn

    Các khoản chi phí được trừ khi tính Thuế TNCN

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    26 Th7 2024

    Thuế Thu nhập Cá nhân (TNCN) là khoản thuế bắt buộc mà mỗi cá nhân có thu nhập trên mức…

    Báo cáo tài chính hợp nhất là gì

    Báo cáo tài chính hợp nhất là gì? Những điều kế toán cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    25 Th7 2024

    Báo cáo tài chính hợp nhất là công cụ quan trọng giúp đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả…

    xử lý sai sót trên báo cáo tài chính

    Xử lý sai sót trên Báo cáo Tài chính tránh rủi ro về Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    24 Th7 2024

    Trong quá trình lập và trình bày Báo cáo Tài chính, kế toán khó có thể tránh khỏi những sai…

    Phương pháp hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

    Phương pháp hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th7 2024

    Hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là nghiệp vụ do ảnh hưởng của chính sách thuế và…

    Bài cùng tác giả
    Đào tạo Thuế, Kế toán, Kiểm toán ngay tại doanh nghiệp là thế mạnh của VisioEdu

    Đào tạo Thuế, Kế toán, Kiểm toán ngay tại doanh nghiệp là thế mạnh của VisioEdu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    16 Th10 2023

    Đào tạo Thuế, Kế toán, Kiểm toán Inhouse là một trong những hình thức đào tạo hiệu quả cho nhân…

    Chậm nộp báo cáo chứng từ thuế Thu nhập cá nhân: 3 điều kế toán cần quan tâm

    Chậm nộp báo cáo chứng từ thuế Thu nhập cá nhân: 3 điều kế toán cần quan tâm

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th2 2023

    Theo quy định của pháp luật thì hàng quý doanh nghiệp và các tổ chức chi trả thu nhập phải…

    Hot: Đã có lịch thi chứng chỉ Đại lý thuế 2022

    Giảng viên: Tác giả: Mr Author
    18 Th2 2022

    Ngày 18/02, trên website của Tổng cục Thuế đã chính thức đăng tải thông tin mới nhất về kỳ thi…

    Trở thành chuyên gia tư vấn thuế chuyên nghiệp khi có chứng chỉ Đại lý Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    23 Th4 2023

    Đối với kế toán, đặc biệt là kế toán thuế, việc sở hữu chứng chỉ Đại lý Thuế được coi…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành