Luật Quản lý Thuế 38 với những thay đổi lớn đã khiến không ít doanh nghiệp và kế toán gặp khó khăn, trở ngại trong quá trình kê khai, quyết toán thuế. Nhiều doanh nghiệp bị xử phạt rất nặng bởi hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan thanh kiểm tra Thuế gắt gao hơn so với trước đây. Để khắc phục những rủi ro, kế toán doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý chia sẻ từ VisioEdu trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao Luật Quản lý Thuế thay đổi ?
Luật Quản lý Thuế 38 có hiệu lực ngày 01/07/2020 và thay thế Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13). Theo đó, Luật Quản lý Thuế 38 được bổ sung thêm nhiều nội dung mới, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và quản lý Nhà nước về lĩnh vực Thuế trong giai đoạn hiện nay. Nhà nước ban hành Luật Thuế mới với mục đích mà VisioEdu nêu dưới đây:
– Góp phần chặn đứng đà giảm sút của quy mô thu ngân sách so với tổng sản phẩm trong nước (GDP), bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu;
– Hướng tới hoạt động quản lý thuế thống nhất, công khai, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện hơn, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý thuế để phòng, chống trốn thuế, thất thu và nợ thuế;
– Tạo hành lang pháp lý cho hiện đại hóa hoạt động quản lý thuế, áp dụng rộng rãi phổ biến quản lý thuế điện tử;
– Khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay về công tác quản lý thuế, rà soát và thống nhất giữa Luật Quản lý Thuế và các Luật thuế, các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Những thay đổi trong Luật Quản lý Thuế 38
Luật Quản lý Thuế 38 có rất nhiều điểm khác so với luật cũ và nếu kế toán không nắm vững thì chắc chắn sẽ dẫn đến những rủi ro lớn cho doanh nghiệp. Theo đó, có đến 6 thay đổi lớn trong Luật Quản lý Thuế 38 được VisioEdu nêu dưới đây:
2.1. Thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ quyết toán Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Hạn nộp hồ sơ quyết toán Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) chậm nhất là ngày 30/4 hàng năm, kéo dài 1 tháng so với luật cũ.
2.2. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế
Luật Quản lý Thuế 38 bổ sung thêm nhiều quyền mới nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người nộp thuế như: Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế; Được sử dụng các chứng từ điện tử trong giao dịch; Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định hành chính…
2.3. Quy định về hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử
Từ 01/07/2022, các cơ quan, tổ chức, cá nhân bắt buộc sử dụng hóa đơn, chứng từ điện tử. Đây là một trong những nội dung quan trọng mà nhiều doanh nghiệp, kế toán không để ý.
2.4. Các Đại lý thuế được làm dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ
Nhờ đó, doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ cần thuê một đơn vị thay vì cả hai (đơn vị kế toán, dịch vụ thuế) như trước đây, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian.
2.5. Quy định Quản lý Thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT)
Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, thì nhà cung cấp đó có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định được ban hành.
2.6. Quản lý Thuế đối với hoạt động chuyển giá
Theo quy định mới, giá giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giao dịch độc lập để kê khai, xác định số tiền thuế phải nộp theo nguyên tắc không làm giảm thu nhập chịu thuế. Quy định được thiết lập với mục đích phòng ngừa hành vi gian lận trong nộp thuế của các doanh nghiệp.
Trên đây, VisioEdu đã chia sẻ những thông tin cụ thể về những thay đổi mới trong Luật Quản lý Thuế 38. Hy vọng, bài viết này sẽ hữu ích với bạn trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về Thuế và bản chất các sắc Thuế hiện hành thì có thể tham dự khóa học Ôn thi chứng chỉ Đại lý Thuế tại VisioEdu. Khóa học được VisioEdu giảng dạy trực tiếp bởi chuyên gia đầu ngành Nguyễn Ngọc Minh với hơn 20 năm kinh nghiệm thực tế sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc mọi quy định về Thuế và tự tin giải trình trước cơ quan Thuế.
>>> Sở hữu ngay chứng chỉ Đại lý Thuế chỉ sau một khóa học cùng chuyên gia thuế Ngọc Minh TẠI ĐÂY!