Những cách xác định lỗ và chuyển lỗ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2022

Một trong những việc rất quan trọng đối với kế toán doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp chính là xác định lỗ và chuyển lỗ. Người kế toán cần đảm bảo sự chắc chắn và cẩn thận trong số liệu tính toán nhằm bảo số thuế phải nộp được xác định chính xác và bảo đảm quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được chuyển lỗ đến 05 năm theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây, VisioEdu chia sẻ đến các bạn cách xác định lỗ và chuyển lỗ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Những cách xác định lỗ và chuyển lỗ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2022

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải trừ đi khoản lỗ được kết chuyển

Khi tính thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì kế toán doanh nghiệp phải trừ đi các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định (nếu có).

Nội dung này được nêu rõ tại cách xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định tại Điều 6 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Điều 5 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.

Về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp bằng thu nhập tính thuế nhân với 20% (thuế suất 20%). Bên cạnh đó, một số ngành nghề có thể áp dụng thuế suất cao hơn hoặc được áp dụng thuế suất ưu đãi.

2. Cách xác định lỗ và chuyển lỗ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh nghiệp xác định lỗ và chuyển lỗ theo quy định được VisioEdu phân tích cụ thể dưới đây:

a. Cách xác định lỗ

Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.

b. Quy định về chuyển lỗ

Các quy định về chuyển lỗ được VisioEdu liệt kê và phân tích cụ thể dưới đây:

– Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 05 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

– Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.

– Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 05 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 05 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.

Quá thời hạn 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

Lưu ý:

– Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp không phải quyết toán thuế theo quy định).

– Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 05 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

– Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chia, tách thành doanh nghiệp khác và đang còn trong thời gian chuyển lỗ theo quy định thì số lỗ này sẽ được phân bổ cho các doanh nghiệp sau khi chia, tách theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu được chia, tách.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của VisioEdu về những cách xác định lỗ và chuyển lỗ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hy vọng thông tin mà VisioEdu cung cấp sẽ giúp kế toán hiểu đúng, làm đúng để tối ưu lợi ích về thuế cho doanh nghiệp trong kỳ quyết toán thuế.

Có thể bạn quan tâm
>>> Mức thuế suất, hồ sơ kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Hạch toán trích lập dự phòng phải thu khó đòi

    Hướng dẫn hạch toán trích lập dự phòng phải thu khó đòi

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    27 Th7 2024

    Hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt là rủi ro thu hồi công nợ. Việc…

    chi phí được trừ khi tính thuế tncn

    Các khoản chi phí được trừ khi tính Thuế TNCN

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    26 Th7 2024

    Thuế Thu nhập Cá nhân (TNCN) là khoản thuế bắt buộc mà mỗi cá nhân có thu nhập trên mức…

    Báo cáo tài chính hợp nhất là gì

    Báo cáo tài chính hợp nhất là gì? Những điều kế toán cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    25 Th7 2024

    Báo cáo tài chính hợp nhất là công cụ quan trọng giúp đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả…

    xử lý sai sót trên báo cáo tài chính

    Xử lý sai sót trên Báo cáo Tài chính tránh rủi ro về Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    24 Th7 2024

    Trong quá trình lập và trình bày Báo cáo Tài chính, kế toán khó có thể tránh khỏi những sai…

    Bài cùng tác giả
    Cách tính thuế TNDN

    Cách tính Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    26 Th4 2024

    Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN) đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành ngân sách và…

    4 kinh nghiệm ôn thi CPA giúp kế toán đạt kết quả cao

    4 Kinh nghiệm ôn thi chứng chỉ CPA giúp kế toán đạt kết quả cao

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    08 Th2 2023

    Bất cứ ai đã từng tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ CPA đều thấy được độ khó trong mỗi…

    Thuế suất Giá trị gia tăng (GTGT) khi xuất hóa đơn thu hộ, chi hộ

    Thuế suất Giá trị gia tăng khi xuất hóa đơn thu hộ, chi hộ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th12 2022

    Hoạt động thu hộ, chi hộ là một trong những hình thức khá phổ biến trong kinh doanh hiện nay….

    7 môn thi CPA mà kế toán phải vượt qua để chạm tay đến chứng chỉ

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    21 Th4 2023

    Bạn mong muốn sở hữu chứng chỉ CPA tại Việt Nam nhưng chưa biết phải ôn luyện những môn gì…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành