Là một trong những mẫu hợp đồng quen thuộc trong các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thế nhưng không phải ai cũng có đủ kiến thức để soạn thảo những bản hợp đồng thương mại chặt chẽ, đúng pháp luật. Vì vậy, VisioEdu gửi đến bạn những mẫu hợp đồng thương mại cập nhật mới nhất 2024 ngay dưới đây
1. Hợp đồng thương mại là gì?
Hợp đồng thương mại được hiểu là sự thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.
Hiện nay có 3 loại hợp đồng thương mại phổ biến sau:
– Hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm: các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và hợp đồng mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa. Đây là loại hợp đồng có thoả thuận về trách nhiệm giữa bên bán và bên mua. Bên bán có nhiệm chuyển hàng hóa cho bên mua còn bên mua có trách nhiệm nhận hàng và thanh toán cho bên bán.
– Hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng cung ứng các dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hóa và các hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên ngành gồm: hợp đồng trong các xúc tiến thương mại, trung gian thương mại, hợp đồnh dịch vụ bảo hiểm, tài chính, du lịch, ngân hàng,…
– Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư thương mại khác bao gồm các loại hợp đồng điển hình như: hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, dự án hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, nhà ở,…
2. Mẫu hợp đồng thương mại cập nhật mới nhất
Mẫu hợp đồng Thương mại mua bán hàng hóa tải xuống TẠI ĐÂY
Mẫu hợp đồng Thương mại dịch vụ tải xuống TẠI ĐÂY
Mẫu hợp đồng đầu tư thương mại khác, tham khảo mẫu TẠI ĐÂY
3. Cách viết hợp đồng thương mại
Để soạn thảo hợp đồng thương mại một cách chính xác nhất, cần lưu ý những vấn đề sau:
– Hợp đồng thương mại cần có Quốc hiệu, tiêu ngữ đúng quy định;
– Hợp đồng thương mại có thể thể hiện bằng tên cụ thể của hoạt động thương mại như: Hợp đồng mua bán (đối với hoạt động mua bán),…
– Trong hợp đồng cần thể hiện đầy đủ thông tin của các bên. Với cá nhân thì phải có các thông tin như: Tên, ngày tháng năm sinh, số chứng thực cá nhân,…; Còn đối với pháp nhân thì đó sẽ là: Tên, địa chỉ, mã số thuế, người đại diện pháp luật,…
– Đối tượng của hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng. Cần thể hiện cụ thể ở số lượng, chất lượng, tính chất và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm mà 2 bên trao đổi, mua bán,…
– Hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng. Cần thể hiện cụ thể ở số lượng, chất lượng, tính chất hay đặc tính kỹ thuật của sản phẩm mà hai bên trao đổi, mua bán,..
4. Quy định về đặc điểm của các mẫu hợp đồng thương mại
4.1 Quy định về chủ thể của hợp đồng thương mại
Trong hợp đồng thương mại, chủ thể là nội dung bắt buộc phải có. Chủ thể trong hợp đồng thương mại có thể là tổ chức, cá nhân, cơ quan,…
Chủ thể của hợp đồng không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề phát sinh, xác lập hợp đồng mà còn liên quan đến tư cách của chủ thể ký hợp đồng, từ đó ảnh hưởng đến quyết định có thể tuyên hợp đồng vô hiệu.
Theo đó, nếu là cá nhân thì chính cá nhân đó ký; còn nếu chủ thể là pháp nhân thì phải là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (phải kèm theo văn bản ủy quyền).
Ngoài ra, việc xác định chủ thể hợp đồng còn giúp xác định đối tượng của hợp đồng, từ đó xác định quyền và trách nhiệm cơ bản của chủ thể.
4.2 Quy định về hình thức của hợp đồng thương mại
Theo Luật Thương mại 2005 thì hình thức của các mẫu hợp đồng thương mại được quy định khá đa dạng, cụ thể như sau:
Bằng lời nói hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể: Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước; Hợp đồng dịch vụ.
Bằng văn bản: Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước; Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng dịch vụ quảng cáo; Hợp đồng đại diện cho thương nhân;..
4.3 Quy định về nội dung trong các mẫu hợp đồng thương mại
Nội dung hợp đồng là điều khoản khái quát về những gì các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Nội dung hợp đồng có thể làm căn cứ để xác định những trách nhiệm “đương nhiên” của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng đồng thời chỉ ra được đối tượng hợp đồng mà các bên đang hướng đến.
Thông thường, nội dung hợp đồng được quy định chi tiết hơn ở trong hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán, hợp đồng thương mại (đại lý thương mại, nhượng quyền thương mại,..).
5. Khi nào thì chấm dứt hợp đồng thương mại
Theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chấm dứt hợp đồng như sau:
– Hợp đồng đã được hoàn thành;
– Theo thỏa thuận của các bên;
– Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
– Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
– Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
– Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật Dân sự 2015;
– Trường hợp khác do luật quy định.
Trên đây là những mẫu hợp đồng thương mại cập nhật mới nhất 2024. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong công việc kế toán.
Để giúp kế toán hiểu rõ hơn pháp luật hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và giảm thiểu các rủi ro trong hợp đồng thương mại (trong nước, quốc tế) VisioEdu có tổ chức khóa học Pháp luật hợp đồng.
=>> Đăng ký ngay để nhận ưu đãi lên đến 30%: https://forms.gle/yUuyyaSi73a7USRaA