Trong quá trình quyết toán thuế, kế toán doanh nghiệp khó tránh khỏi những sai sót. Theo đó, mức xử phạt cho những sai phạm thường rất nặng gây ảnh hưởng đến tài chính và uy tín doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu có phương hướng khắc phục rủi ro sớm thì có thể giảm thiểu tối đa hậu quả do sai phạm trên tờ khai. Bài viết dưới đây, VisioEdu sẽ chia sẻ đến bạn đọc các cách sửa lỗi sai khi quyết toán thuế.
1. Hóa đơn đối chiếu với bảng kê mua vào bán ra mất hoặc sai số liệu
Với trường hợp trên, kế toán lập bảo mật với cơ quan thuế, hai bên lập biên bản ghi nhận sự việc có ký tên đóng dấu của bên mua và bên bán, biên bản sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua, lập báo cáo gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra mất, cháy, hỏng.
2. Hóa đơn sai sót một vài đồng đến vài trăm nghìn đồng
Với sai phạm hóa đơn sai sót một vài đồng đến vài trăm nghìn đồng, kế toán thực hiện theo hai cách VisioEdu nêu dưới đây:
– Chủ động lập kê khai bổ sung khi làm điều chỉnh. Tốt nhất là in tất cả hóa đơn bị sai ra một tập kẹp với tờ khai điều chỉnh kỳ bị sai và kỳ phát hiện kê khai có điều chỉnh chỉ tiêu [37], [38]. Khi cơ quan thuế hỏi thì có giấy tờ đối chiếu ngay.
– Nếu hóa đơn chỉ sai vài đồng, ví dụ hóa đơn 16.262.265 nhưng kê khai 16.262.266 do tính nhảy số của hệ thống kê khai thì không phải sửa sai sót.
3. Hóa đơn và công nợ
Đối với trường hợp này, kế toán thực hiện theo quy trình VisioEdu nêu dưới đây:
- Hóa đơn trực tiếp hay hóa đơn thuế Giá trị gia tăng có giá trị lớn từ 20 triệu đồng trở lên nếu đến thời điểm thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp mà vẫn treo công nợ tài khoản 331 thì lập sẵn các chứng từ liên quan như hợp đồng trả chậm, giao nhận,…để chuẩn bị giải trình.
- Kế toán kiểm tra tài khoản 13 có số dư bên Có hay không, nếu có thì làm hợp đồng chỉ ghi tạm ứng bằng số tiền họ đã chuyển để cơ quan thuế không bắt lỗi trốn doanh thu và trốn thuế, không truy thuế Giá trị gia tăng, Thu nhập doanh nghiệp.
- Xem tài khoản 331 có số dư Có không, nếu có thì làm hợp đồng trả chậm đến thời điểm hiện tại, phải làm thủ tục này trước thời điểm thanh, kiểm tra thuế.
4. Vấn đề lao động tiền lương và hợp đồng kinh tế
Kế toán cần xem lại toàn bộ nhân công đã có hợp đồng lao động chưa và khoản lương trên bảng lương đối chiếu với hợp đồng lao động có khớp không, nếu không thì làm phụ lục hợp đồng chế thêm bổ sung.
Kiểm tra bảng kê hợp đồng kinh tế đã ký cái nào chưa xuất hóa đơn, chưa giao hàng, cái nào đã kết thúc và thanh lý. Kế toán sản xuất nên chuẩn bị trước các hợp đồng của công ty gom về một mối, đóng bìa còng đến khi cơ quan thuế kiểm tra là có thể giải trình ngay.
5. Về chi phí và nguyên vật liệu
Khi thanh, kiểm tra cán bộ thuế sẽ yêu cầu kiểm tra kỹ các tài khoản chi phí 635, 811, 642, 641 và hóa đơn xăng phải có định mức xăng dầu, lịch trình công tác, quyết định công tác phí. Kế toán cần chuẩn bị kỹ càng để tránh sai sót trong quá trình thanh, kiểm tra thuế.
Nếu gặp phải sai phạm, kế toán thực hiện theo các bước VisioEdu nêu dưới đây:
- Định mức nguyên vật liệu, đối chiếu với bảng tính giá thành soát lại xuất kho theo định mức, xem và soạn thảo bảng định mức nguyên vật liệu chính, phụ sao cho phù hợp.
- Bảng tổng hợp giá thành theo đơn hàng hoặc lô (sản xuất hàng loạt) xuất sẵn ra excel khi cán bộ hỏi là có ngay và kế toán sản xuất xem xuất kho có vượt định mức không, nếu vượt xem lại bảng tính giá thành và định mức soát lại cho kỹ.
6. Thiếu hoặc mất chứng từ ngân hàng
Kế toán cần phải làm công văn gửi lên ngân hàng xin sao y trích lục, đối với ủy nhiệm chi bị mất có thể sử dụng Giấy báo nợ, sao kê chi tiết tạm làm căn cứ giải trình, và cung cấp chứng từ bổ sung sau.
7. Hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh
Một số doanh nghiệp sản xuất tham gia hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh chỉ được phân chia sản phẩm, nhưng là đơn vị đứng ra bán hàng của việc hợp tác kinh doanh này, lúc khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn thì lại xuất cho toàn bộ giá trị hàng bán được. Do vậy, doanh nghiệp bị tính thừa doanh thu mà không được phân chia, bị nộp thuế trên phần doanh thu không nhận được.
Trên đây, VisioEdu đã chia sẻ đến kế toán các lỗi điển hình và cách khắc phục cụ thể với từng trường hợp. Hy vọng thông tin VisioEdu cung cấp sẽ giúp các bạn giảm thiểu tối đa rủi ro, tránh khỏi những mức phạt khi thanh, kiểm tra thuế.
Tuy nhiên, còn rất nhiều những rủi ro tiềm ẩn trên Tờ khai Quyết toán thuế mà kế toán rất dễ mắc phải do sự thay đổi của Thông tư 80. Để hiểu sâu về những rủi ro này, kế toán hãy tham gia ngay khóa học “Chuẩn hóa quy trình kê khai Thuế theo Thông tư 80” của VisioEdu. Bạn sẽ hoàn toàn nhận được những lợi ích sau:
– Lập chuẩn chỉ Tờ khai Quyết toán Thuế, nắm vững phương pháp kê khai, cách thức phân bổ nghĩa vụ thuế tối ưu khi lên tờ khai Quyết toán Thu nhập doanh nghiệp, Thu nhập cá nhân và Giá trị gia tăng theo Thông tư 80.
– Sở hữu quy trình chuẩn khi điều chỉnh sai sót và điều chỉnh những điều chỉnh sai sót, tháo gỡ mọi rắc rối của kế toán phát sinh trong thực tiễn kê khai Thuế.
– Nắm bắt xu hướng thanh, kiểm tra của cơ quan thuế và các phương án phòng tránh sai phạm cho doanh nghiệp.
– Kê khai, nộp đúng nghĩa vụ thuế, giúp doanh nghiệp vận hành và phát triển bền vững.
>>> Tìm hiểu và đăng ký khóa học ngay tại đây: https://forms.gle/uW3veEm9owaKyEhS6