Hướng dẫn lập phụ lục giao dịch liên kết

Theo Khoản 1, Điều 22, Nghị định 132/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 20/12/2020 quy định, phụ lục giao dịch liên kết được xác lập khi các bên có quan hệ liên kết. Sau đây VisioEdu sẽ hướng dẫn lập phụ lục giao dịch liên kết (GDLK) mà các kế toán có thể tham khảo. 

1. Phụ lục giao dịch liên kết là gì?

Căn cứ vào các Nghị định hiện hành, giao dịch liên kết là một loại giao dịch được xác lập giữa các bên có quan hệ liên kết với nhau.

Còn phụ lục là một văn bản phụ hoặc tài liệu được trích riêng từ nguồn chính thống để làm dẫn chứng cho nội dung nghiên cứu. Nội dung phụ lục phải đảm bảo tính chính xác và có liên quan mật thiết đến các số liệu và lập luận được người viết đưa ra. 

Theo đó, phụ lục giao dịch liên kết là một phần được dùng để quy định chi tiết hoặc sửa đổi, bổ sung một số thông tin về giao dịch liên kết được xác lập giữa các bên có quan hệ liên kết với nhau.

Hướng dẫn lập phụ lục giao dịch liên kết

2. Hướng dẫn lập phụ lục giao dịch liên kết

Theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì hiện nay giao dịch liên kết có 04 loại phụ lục, bao gồm:

Phụ lục I: Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết;

Phụ lục II: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ quốc gia;

Phụ lục III: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ toàn cầu;

Phụ lục IV: Kê khai thông tin báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.

Dưới đây là hướng dẫn lập phụ lục giao dịch liên kết phụ lục I và phụ lục IV:

2.1 Hướng dẫn lập phụ lục giao dịch liên kết I:  Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết

Theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì người kê khai thực hiện lập phụ lục  I theo hướng dẫn với một số chỉ tiêu sau: 

  1. Kỳ tính Thuế: Ghi thông tin tương ứng với kỳ tính Thuế của Tờ khai quyết toán Thuế TNDN. Kỳ tính Thuế được xác định theo quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
  2. Thông tin chung của người nộp thuế: Từ chỉ tiêu [01] đến chỉ tiêu [10] ghi thông tin tương ứng với thông tin đã ghi tại Tờ khai quyết toán Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mục I. Thông tin về từng bên liên kết:

– Cột (2): Ghi đầy đủ tên của các bên liên kết:

+) Trường hợp bên liên kết là tổ chức tại Việt Nam thì sẽ ghi theo thông tin trong giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp bên liên kết là cá nhân thì thông tin được ghi theo tại thẻ căn cước công dân, hộ chiếu.

+ Trường hợp bên liên kết là cá nhân hoặc tổ chức ngoài Việt Nam thì thông tin ghi theo các văn bản xác định quan hệ liên kết như: hợp đồng, giấy phép đăng ký kinh doanh, thỏa thuận giao dịch của người nộp thuế với bên liên kết.

– Cột (3): Ghi tên quốc gia, vùng lãnh thổ nơi bên liên kết là đối tượng cư trú.

– Cột (4): Ghi mã số thuế của bên liên kết:

+) Trường hợp bên liên kết là cá nhân hoặc tổ chức tại Việt Nam thì ghi đủ mã số thuế.

+) Trường hợp bên liên kết là cá nhân, tổ chức ngoài Việt Nam thì phải ghi đủ mã số thuế, mã định danh của người nộp thuế, nếu không có thì phải ghi rõ lý do.

– Cột (5): Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số …../2020/NĐ-CP, người nộp thuế phát sinh giao dịch liên kết sẽ kê khai hình thức quan hệ liên kết bằng cách đánh dấu “x” vào ô tương ứng với các bên liên kết. Trường hợp bên liên kết thuộc nhiều hơn một hình thức quan hệ liên kết, thì người nộp thuế sẽ đánh dấu “x” vào các ô tương ứng.

Mục II. Các trường hợp được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết:

+) Trường hợp được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Điều 19 Nghị định số …../2020/NĐ-CP tại Cột (2) thì người nộp Thuế đánh dấu “x” vào ô thuộc diện miễn trừ tương ứng tại Cột (3).

+) Trường hợp được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số …../2020/NĐ-CP, người nộp Thuế đánh dấu vào ô tương ứng tại Cột (3) và không phải kê khai các mục III và IV Phụ lục I kèm theo Nghị định số …../2020/NĐ-CP.

+) Trường hợp được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều 19 Nghị định số …../2020/NĐ-CP, người nộp thuế sẽ kê khai các mục III và IV theo hướng dẫn tương ứng tại các phần Đ.1 và E.

+) Trường hợp được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số …../2020/NĐ-CP, người nộp thuế kê khai theo hướng dẫn tương ứng tại các phần Đ.2 và E.

2.2 Hướng dẫn lập phụ lục giao dịch liên kết IV: Kê khai thông tin báo cáo lợi nhuận liên quốc gia

Theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì người nộp Thuế sẽ thực hiện kê khai phụ lục IV theo hướng dẫn lập phụ lục giao dịch liên kết với một số chỉ tiêu sau:

  1. Kỳ tính thuế: Ghi thông tin tương ứng với kỳ tính thuế của Tờ khai quyết toán Thuế TNDN. Kỳ tính Thuế xác định theo quy định tại Luật Thuế TNDN.
  2. Thông tin chung của người nộp Thuế: Ghi thông tin từ chỉ tiêu [01] đến chỉ tiêu [10] tương ứng với thông tin đã ghi tại Tờ khai quyết toán Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mục I. Tổng quan hoạt động phân bổ thu nhập, Thuế và hoạt động kinh doanh theo quốc gia cư trú:

Theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp, các nội dung kê theo đơn vị tiền tệ sẽ được quy đổi đơn vị tính thành đồng Việt Nam. Trường hợp, nếu bên liên kết thuộc tập đoàn có năm tài chính khác nhau thì báo cáo lợi nhuận sẽ lập theo số liệu, thông tin tại báo cáo của năm tài chính liền kề trước kỳ tính Thuế của người nộp thuế.

– Chỉ tiêu “Quốc gia”: Ghi tên Quốc gia, vùng lãnh thổ nơi các bên liên kết là đối tượng cư trú và nơi đặt cơ sở thường trú, cơ sở kinh doanh, sản xuất, mà thông qua cơ sở này các bên liên kết tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh, sản xuất của người nộp thuế và các bên liên kết thuộc tập đoàn (bao gồm cả trường hợp các bên liên kết này không xác định được là đối tượng cư trú của quốc gia, vùng lãnh thổ nào).

+) Trường hợp công ty mẹ tối cao và bên liên kết cư trú thuế ở nhiều nước thì phải thực hiện xác định nơi cư trú thuế theo hướng dẫn của Hiệp định Thuế liên quan.

+) Trường hợp không có Hiệp định Thuế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ liên quan thì ghi nước hoặc vùng lãnh thổ bên liên kết đăng ký kinh doanh hoặc ghi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi các bên liên kết có cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này các bên liên kết tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.

Trên đây là hướng dẫn lập phụ lục giao dịch liên kết mà các kế toán có thể tham khảo và áp dụng cho công việc thực hiện Kê khai giao dịch liên kết.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề kê khai và lập phụ lục giao dịch liên kết hãy đăng ký tham gia ngay Khóa học: Kê khai giao dịch liên kết, chuyển giá tại VisioEdu. Khóa học này sẽ hướng dẫn bạn lập phụ lục giao dịch liên kết, hiểu đúng kỹ thuật kê khai, giúp các Kế toán doanh nghiệp tránh các rủi ro về Thuế. 

=> Tìm hiểu và đăng ký tham gia khóa học với ưu đãi lên đến 20% ngay tại đây: https://bit.ly/DangkyKhoaGDLK

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Nên học kế toán hay kiểm toán

    Điểm khác biệt giữa kế toán và kiểm toán, nên lựa chọn phương án nào?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    13 Th5 2024

    Kế toán và kiểm toán là 2 ngành học đang rất hot tại Việt Nam, thu hút nhiều học viên…

    học kế toán Thuế ở đâu tốt

    Học kế toán thuế ở đâu tốt nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    11 Th5 2024

    Là một kế toán thuế muốn nâng cấp sự nghiệp và tài chính, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến…

    Kế toán thuế làm những gì? Các công việc của kế toán thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    10 Th5 2024

    Kế toán thuế là một trong những vị trí vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong hầu hết…

    vay ngân hàng có phải giao dịch liên kết

    Vay ngân hàng có phải giao dịch liên kết hay không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    08 Th5 2024

    Vay ngân hàng là một trong những hình thức vay vốn phổ biến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh,…

    Bài cùng tác giả
    thoi han quyet toan thue thu nhap doanh nghiep

    Đừng bỏ lỡ Thời hạn Quyết toán Thuế TNDN

    Giảng viên: Tác giả: Edu Visio
    29 Th2 2024

    Bạn cần thời gian để hoàn thành hồ sơ Quyết toán Thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng không biết chính…

    Khóa học Ôn thi môn kế toán chuyên sâu - Tự tin đạt điểm cao kỳ thi Đại lý Thuế

    Khóa học Ôn thi môn kế toán chuyên sâu – Tự tin đạt điểm cao kỳ thi Đại lý Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th4 2023

    Khóa ôn thi môn Kế toán chuyên biệt cho kỳ thi Đại lý Thuế của VisioEdu sẽ giúp bạn khái…

    quy trinh ke toan ban hang

    Quy trình kế toán bán hàng hoàn hảo dành cho doanh nghiệp

    Giảng viên: Tác giả: Edu Visio
    08 Th3 2024

    Khám phá bí quyết xây dựng quy trình kế toán bán hàng hoàn hảo, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa…

    Kinh nghiệm ôn thi chứng chỉ CPA hiệu quả

    7 bí quyết giúp bạn chinh phục chứng chỉ CPA dễ dàng hơn

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    14 Th4 2023

    Ôn thi CPA là một quá trình tốn nhiều thời gian đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực liên…

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành