Soát xét Báo cáo Tài chính là gì?

Soát xét Báo cáo Tài chính là công việc mà hầu hết các kế toán thuế và kế toán trưởng cần làm. Để vượt qua kỳ quyết toán Thuế dễ dàng, kế toán cần nắm được các rủi ro tiềm ẩn trên Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp mình và điều chỉnh các yếu tố có thể dẫn đến rủi ro.

Vậy soát xét Báo cáo Tài chính là làm gì và tại sao kế toán cần thực hiện công việc này trước khi nộp quyết toán thuế, cùng VisioEdu tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Soát xét Báo cáo Tài chính là gì?

Soát xét Báo cáo Tài chính là hoạt động nhằm đưa ra ý kiến kết luận là không (hoặc có) phát hiện ra sự kiện trọng yếu nào làm cho kiểm toán viên cho rằng Báo cáo Tài chính không được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc chuẩn mực kế toán được chấp nhận, xét trên mọi khía cạnh trọng yếu.

Việc soát xét Báo cáo Tài chính không cung cấp tất cả bằng chứng kiểm toán và cũng không đưa ra sự đảm bảo hợp lý như một cuộc kiểm toán Báo cáo Tài chính. Vì vậy, soát xét Báo cáo Tài chính có mức độ chính xác, cũng như yêu cầu thấp hơn kiểm toán.

2. Soát xét Báo cáo Tài chính dưới góc độ rủi ro về Thuế

Dưới góc độ rủi ro về Thuế, soát xét Báo cáo Tài chính là hoàn toàn cần thiết. Việc soát xét Báo cáo Tài chính này giúp kế toán sớm nhận ra các rủi ro tiềm ẩn trong Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp, kịp thời sửa đổi trước khi nộp quyết toán thuế. Từ đó giúp doanh nghiệp tránh bị thanh tra, kiểm tra thuế trong kỳ tiếp theo.

Soát xét dưới góc độ rủi ro về Thuế là việc soát xét các số liệu trên Báo cáo Tài chính và bảng cân đối số phát sinh có rủi ro tiềm ẩn về thuế hay không, giúp doanh nghiệp phòng tránh các sai phạm không đáng có trong kỳ quyết toán thuế.

3. Các chỉ tiêu soát xét Báo cáo Tài chính dưới góc độ rủi ro về Thuế

Tiếp theo, VisioEdu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các chỉ tiêu khi soát xét Báo cáo Tài chính. Khi kế toán thực hiện soát xét Báo cáo Tài chính trước mỗi kỳ quyết toán thuế, kế toán thường thực hiện soát xét với các chỉ tiêu sau:

+ Tiền mặt:

Tiền mặt tại quỹ có bị dư quá nhiều hay không? Các tài khoản tiền mặt có được đối chiếu không? Các séc được viết nhưng không được gửi qua đường bưu điện có được phân loại là nợ phải trả không? Có sự điều chỉnh chuyển nhượng giữa các công ty không?

+ Các khoản phải thu:

Có dự phòng đầy đủ cho các tài khoản đáng ngờ không? Có bất kỳ khoản phải thu nào được cầm cố, chiết khấu hay không? Có bất kỳ khoản phải thu dài hạn nào không?

+ Hàng tồn kho:

Số lượng hàng tồn kho thực tế có được thực hiện không? Hàng hóa ký gửi có được xem xét trong quá trình kiểm kê không? Những yếu tố chi phí nào được bao gồm trong giá vốn hàng tồn kho?

+ Doanh thu và chi phí:

Chính sách ghi nhận doanh thu là gì? Các khoản chi phí có được ghi nhận trong kỳ báo cáo chính xác không? Kết quả của các hoạt động ngừng hoạt động đã được báo cáo đúng trong Báo cáo Tài chính chưa?

+ Các khoản đầu tư:

Giá trị hợp lý được xác định như thế nào đối với các khoản đầu tư? Lãi và lỗ được ghi nhận như thế nào sau khi thanh lý một khoản đầu tư? Làm thế nào để bạn tính toán thu nhập đầu tư?

+ Tài sản cố định:

Lãi và lỗ do thanh lý tài sản cố định được ghi nhận như thế nào? Tiêu chí để vốn hóa chi tiêu là gì? Những phương pháp khấu hao nào được sử dụng?

+ Tài sản vô hình:

Những loại tài sản nào được ghi nhận là tài sản vô hình? Việc khấu hao có được áp dụng một cách thích hợp không? Các khoản lỗ giảm giá đã được ghi nhận chưa?

+ Ghi chú chi phí phải trả:

Có đủ các khoản tích lũy chi phí không? Các khoản vay có được phân loại đúng cách không?

+ Dự phòng và cam kết:

Có những đảm bảo nào mà đơn vị đã cam kết không? Có bất kỳ nghĩa vụ hợp đồng vật chất nào không? Có trách nhiệm đối với việc xử lý môi trường không?

Nếu kế toán cho rằng Báo cáo Tài chính có sai sót trọng yếu, cần thực hiện quy trình bổ sung, thu thập bằng chứng để tránh việc phải chỉnh sửa báo cáo. Nếu báo cáo thật sự có sai sót trọng yếu, kế toán phải lựa chọn giữa việc giải trình sai sót đó trong báo cáo đi kèm với Báo cáo Tài chính, hoặc rút khỏi công việc soát xét.

4. Tại sao kế toán cần thực hiện soát xét Báo cáo Tài chính trước khi nộp quyết toán thuế?

Tiếp theo, cùng Visio.edu.vn tìm hiểu lý do tại sao soát xét Báo cáo Tài chính lại quan trọng nhé.

Soát xét Báo cáo Tài chính giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro về Thuế và phòng tránh việc bị Cơ quan Thuế thanh tra, kiểm tra thuế vào kỳ kế toán tài chính năm sau. Mặc dù Báo cáo Tài chính và số liệu trên bảng cân đối số phát sinh luôn “cân”, nhưng vẫn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro về Thuế. Dựa vào các chỉ tiêu trên Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp, Cơ quan thuế sẽ tiến hành phân tích nhận định các rủi ro tiềm tàng và đưa ra danh sách các doanh nghiệp có nguy cơ cao về Thuế để tiến hành thanh tra, kiểm tra tại bàn hoặc tại trụ sở.

Vì vậy, kế toán luôn cần thực hiện việc soát xét Báo cáo Tài chính 1 cách cẩn thận và nghiêm túc dưới góc độ của thuế để hạn chế tối đa rủi ro cho doanh nghiệp, tránh nguy cơ bị thanh tra, kiểm tra thuế vào kỳ tiếp theo.

Kế toán thực hiện soát xét Báo cáo Tài chính giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí thuê đơn vị soát xét độc lập.  Bên cạnh đó, còn giúp kế toán chủ động kiểm soát mọi rủi ro và tự tin giải trình số liệu trước cơ quan thuế. Việc kế toán tự thực hiện thủ tục soát xét Báo cáo Tài chính dưới góc độ rủi ro về Thuế là hoàn toàn có thể nếu kế toán nắm vững Luật Thuế và Chuẩn mực kế toán.

Khóa học Soát xét và xử lý rủi ro Báo cáo Tài chính tại VisioEdu giúp kế toán:

– Nắm trọn bộ 39 chỉ tiêu đánh giá rủi ro trên Báo cáo Tài chính của cơ quan thuế chỉ có tại VisioEdu.

– Kỹ năng rà soát BCTC tuân thủ các quy định của Pháp luật về Thuế và đảm bảo chuẩn mực kế toán;

– Hiểu rõ bản chất, mối liên hệ giữa BCTC và Tờ khai Quyết toán thuế Thu nhập để hạch toán chính xác số liệu;

– Soát xét mọi dấu hiệu rủi ro trên BCTC, chuẩn hóa công tác lập quyết toán TNDN … Giúp kế toán không còn lo lắng khi làm xong 1 bản cân đối phát sinh, BCTC mà không biết số liệu của mình Đúng/Sai mặc dù số liệu đó vẫn luôn “cân”.

– Nắm rõ bộ tiêu chí đánh giá rủi ro của Cơ quan Thuế để chủ động rà soát số liệu BCTC, phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp trước khi nộp;

– Vững vàng tri thức thực tiễn về Thuế để tự tin giải trình trước Cơ quan Thuế khi có thanh tra, kiểm tra tại đơn vị.

>>> Tìm hiểu thông tin chi tiết về khóa học: Nhận diện rủi ro Báo cáo Tài chính

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    chi phí được trừ khi tính thuế tncn

    Các khoản chi phí được trừ khi tính Thuế TNCN

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    26 Th7 2024

    Thuế Thu nhập Cá nhân (TNCN) là khoản thuế bắt buộc mà mỗi cá nhân có thu nhập trên mức…

    Báo cáo tài chính hợp nhất là gì

    Báo cáo tài chính hợp nhất là gì? Những điều kế toán cần biết

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    25 Th7 2024

    Báo cáo tài chính hợp nhất là công cụ quan trọng giúp đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả…

    xử lý sai sót trên báo cáo tài chính

    Xử lý sai sót trên Báo cáo Tài chính tránh rủi ro về Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    24 Th7 2024

    Trong quá trình lập và trình bày Báo cáo Tài chính, kế toán khó có thể tránh khỏi những sai…

    Phương pháp hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

    Phương pháp hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    22 Th7 2024

    Hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là nghiệp vụ do ảnh hưởng của chính sách thuế và…

    Bài cùng tác giả
    Khóa học hành nghề thuế chuyên sâu

    Khóa học Hành nghề Thuế chuyên sâu – Đào tạo sâu nhất về Thuế

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    29 Th2 2024

    Để trở thành một người tư vấn Thuế chuyên nghiệp, kế toán cần hiểu biết chuyên sâu về tất cả…

    Hóa đơn GTGT của hàng hóa xuất khẩu

    Chuyên mục hỏi đáp về hóa đơn giá trị gia tăng và điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    20 Th11 2022

    Hòm thư của VisioEdu có nhận được một số câu hỏi liên quan đến hóa đơn Giá trị gia tăng…

    Tuyển dụng trợ lý đào tạo

    Giảng viên: Tác giả: Mr Author
    17 Th1 2022

      VisioEdu là tổ chức hàng đầu có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn, cung…

    Lan man nhánh suy tư: Grab và Kế toán

    Giảng viên: Tác giả: admin
    12 Th10 2021

    Một câu hỏi lạ: Grab và Kế toán, hai nghề này có quan hệ gì với nhau nhỉ?

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành