Chứng chỉ CPA và chứng chỉ ACCA là 2 loại chứng chỉ được kế toán đặc biệt quan tâm trong hành trình phát triển sự nghiệp. Đây đều là các chứng chỉ được đánh giá cao, được công nhận rộng rãi và nhiều doanh nghiệp chào đón kế toán có chứng chỉ này. Việc thi và sở hữu các chứng chỉ này không chỉ tốn kém và thời gian, công sức và chi phí bỏ ra để ôn thi cũng khá lớn. Vậy kế toán nên lựa chọn chứng chỉ ACCA hay CPA Úc hay CPA Việt Nam là tốt nhất?
Cùng VisioEdu tìm hiểu về 3 loại chứng chỉ này, điểm giống và khác nhau cũng như ưu nhược điểm của từng chứng chỉ nhé!
1. Khái niệm
- Chứng chỉ ACCA là gì?
ACCA là viết tắt của Association of Chartered Certified Accountants, là một chứng chỉ kế toán công chứng được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc ACCA (The Association of Chartered Certified Accountants) – một tổ chức nghề nghiệp danh tiếng toàn cầu được thành lập từ năm 1904. Hiện nay ACCA đã có hơn 536.000 học viên và 233.000 hội viên tại hơn 180 quốc gia trên thế giới.
Chứng chỉ ACCA cung cấp cho người học kiến thức cùng kỹ năng chuyên môn sâu rộng trong các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, kỹ năng lãnh đạo, quản trị chiến lược, quản lý rủi ro, luật kinh doanh, báo cáo tài chính, thuế,… giúp họ có thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng và thăng tiến nhanh hơn trong sự nghiệp.
- Chứng chỉ CPA là gì?
Chứng chỉ CPA là viết tắt của từ Certified Public Accountants có nghĩa là chứng chỉ kiểm toán viên. Đây là chứng chỉ dành cho những người hành nghề kế toán, kiểm toán được công nhận bởi các Hiệp hội trong nước và quốc tế.
Tại Việt Nam, hiện có 2 loại chứng chỉ CPA đang được cộng đồng kế toán quan tâm lớn nhất gồm Chứng chỉ CPA Úc và Chứng chỉ CPA Việt Nam. Chứng chỉ CPA Úc do Hiệp hội Kế toán công chứng Úc (CPA Australia) cấp phép và chứng chỉ CPA Việt Nam do Bộ Tài chính Việt Nam công nhận và cấp phép.
2. Kế toán sở hữu Chứng chỉ ACCA và CPA để làm gì?
2.1. Giá trị của chứng chỉ ACCA và CPA đối với cá nhân người sở hữu
Cả hai chứng chỉ ACCA và CPA đều có giá trị lớn đối với kế toán sở hữu. Nhìn chung, khi sở hữu chứng chỉ kế toán có thể:
- Cơ hội việc làm mở rộng và thăng tiến: Khi sở hữu chứng chỉ ACCA hoặc CPA, kế toán mở rộng cơ hội việc làm hơn cũng như tăng khả năng thăng tiến trong công việc. Các chứng chỉ này được công nhận rộng rãi và được đánh giá cao trong ngành kế toán, vì thế, rất nhiều doanh nghiệp săn đón kế toán có chứng chỉ này.
- Nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn: Các khóa học ACCA và CPA đều bao gồm nhiều chủ đề liên quan đến kế toán, tài chính và quản trị kinh doanh. Việc hoàn thành các khóa học này sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình, từ đó giúp bạn hoạt động tốt hơn trong công việc.
- Đạt mức thu nhập mong muốn: Việc có các chứng chỉ ACCA hoặc CPA giúp kế toán dễ dàng đàm phán mức lương khi tham dự kỳ thi tuyển dụng. So với người không có chứng chỉ ACCA và CPA, kế toán sở hữu các chứng chỉ này luôn có mức thu nhập cao hơn đáng kể.
2.2. Giá trị của chứng chỉ ACCA và CPA đối với tổ chức
Chứng chỉ ACCA và CPA có giá trị lớn với tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán.
Ở Việt Nam, doanh nghiệp chỉ được làm dịch vụ kiểm toán khi có đủ 5 nhân sự sở hữu chứng chỉ CPA Việt Nam, trong đó giám đốc cũng là 1 trong 5 người sở hữu chứng chỉ này.
Xét về mặt tổng quát, chứng chỉ ACCA và CPA có nhiều giá trị khác nhau với tổ chức, bao gồm:
- Đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán: Như đã nói ở trên, doanh nghiệp Việt Nam muốn kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì cần 5 người sở hữu chứng chỉ CPA Việt Nam.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Kế toán sở hữu chứng chỉ ACCA và CPA đảm bảo năng lực làm việc đạt tiêu chuẩn của Bộ Tài chính Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế, vì thế, việc có nhiều nhân sự có chứng chỉ giúp công ty nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.
- Tăng tính chuyên nghiệp: Việc có nhân viên đạt được các chứng chỉ ACCA hoặc CPA có thể giúp công ty hoặc doanh nghiệp của bạn tăng tính chuyên nghiệp. Các chứng chỉ này được công nhận toàn cầu và đánh giá cao trong ngành kế toán, từ đó giúp công ty của bạn có thể tạo được sự tin tưởng từ khách hàng và đối tác.
- Tăng khả năng cạnh tranh: Tổ chức có càng nhiều nhân sự có chứng chỉ ACCA hoặc CPA càng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Dễ dàng chốt các hợp động kiểm toán giá trị cao.
- Giảm chi phí đào tạo nội bộ: Việc có nhân viên đạt được các chứng chỉ ACCA hoặc CPA có thể giúp giảm chi phí đào tạo trong doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Sự giống và khác nhau giữa chứng chỉ CPA ÚC và CPA Việt Nam
3. Khác biệt giữa chứng chỉ ACCA và CPA
3.1. Số lượng môn thi
Chứng chỉ ACCA và CPA có số lượng môn thi khác nhau, lượng kiến thức học trong các môn cũng khác nhau khá nhiều. Dưới đây là chi tiết số lượng môn thi chứng chỉ ACCA và CPA Việt Nam, CPA Úc.
- Với chứng chỉ CPA Việt Nam:
Kỳ thi CPA Việt Nam có 7 môn thi. Tuy số lượng môn thi ít nhưng đây được đánh giá là kỳ thi khá khó nhằn với kế toán, kiểm toán. Hàng năm, có tới gần 4000 thí sinh dự thi, nhưng tỷ lệ đỗ chứng chỉ CPA Việt Nam chỉ rơi vào khoảng 20%. Kỳ thi này gồm 7 môn sau:
– Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
– Kế toán tài chính, Kế toán quản trị nâng cao
– Pháp luật về kinh tế và Luật Doanh nghiệp
– Thuế và quản lý thuế nâng cao
– Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao
– Phân tích hoạt động tài chính nâng cao
– Ngoại ngữ (tiếng Anh).
- Với chứng chỉ CPA Úc
Hệ thống môn học để đạt chứng chỉ CPA Úc bao gồm 18 môn học tại 2 cấp độ khác nhau, yêu cầu hoàn thành 12/18 môn học.
- Cấp độ Foundation bao gồm 6 môn: Kinh tế và Thị trường, Cơ sở Kế toán, Luật Doanh nghiệp Căn bản, Tài chính Doanh nghiệp, Báo cáo Tài chính và Báo cáo Kế toán Quản trị.
- Cấp độ Professional bao gồm 4 môn bắt buộc (Đạo đức và Quản trị, Kế toán Quản trị Chiến lược, Báo cáo Tài chính, Lãnh đạo Chiến lược Toàn cầu) và chọn 2 trong 8 môn tự chọn (Thuế Nâng cao, Quản lý Rủi ro Tài chính, Kiểm toán và Đảm bảo Nâng cao, Vấn đề Kinh doanh Đương đại, Cơ sở Quản lý Tài chính, Kế hoạch Nghỉ hưu và Quản lý Đầu tư, Chiến lược Đầu tư, Tư vấn Rủi ro và Bảo hiểm).
Đây cũng là 1 kỳ thi khó nhằn với kế toán. Nhưng khi sở hữu chứng chỉ CPA Úc, bạn không chỉ được công nhận tại Việt Nam mà còn được công nhận trên nhiều quốc gia khác.
- Với chứng chỉ ACCA
Hệ thống môn thi ACCA bao gồm 15 môn thi ở 3 cấp độ khác nhau, yêu cầu hoàn thành 13/15 môn.
Cấp độ Applied Knowledge bao gồm: Kinh doanh và Công nghệ (BT/AB/F1 ACCA), Kế toán Quản trị (MA/F2 ACCA), Báo cáo Tài chính (FA/F3 ACCA).
Cấp độ Applied Skills bao gồm: Luật Doanh nghiệp và Thương mại (LW/F4 ACCA), Quản lý Hiệu suất (PM/F5 ACCA), Thuế (TX/F6 ACCA), Báo cáo Tài chính (FR/F7), Kiểm toán và Đảm bảo (AA/F8 ACCA), Quản lý Tài chính (FM/F9 ACCA).
Cấp độ Strategic Professional bao gồm: 2 môn bắt buộc (Lãnh đạo Chiến lược Doanh nghiệp SBL ACCA, Báo cáo Tài chính Chiến lược SBR ACCA) và chọn 2 trong 4 môn tự chọn (Quản lý Tài chính Nâng cao AFM/P4 ACCA, Quản lý Hiệu suất Nâng cao APM/P5 ACCA, Thuế Nâng cao ATX/P6 ACCA, Kiểm toán và Đảm bảo Nâng cao AAA/P7 ACCA).
3.3. Sự khác biệt về điều kiện dự thi, hình thức thi và các tiêu chí khác
Tiếp theo, cùng VisioEdu tìm hiểu về sự khác nhau của chứng chỉ ACCA và chứng chỉ CPA Úc, CPA Việt Nam về một số tiêu chí quan trọng trong bảng so sánh dưới đây.
Tiêu chí | Chứng chỉ ACCA | Chứng chỉ CPA Úc | Chứng chỉ CPA Việt Nam |
Điều kiện dự thi | Đăng ký thi các môn ACCA không yêu cầu bằng cấp hay chuyên ngành cụ thể. Bất kỳ ai là sinh viên đại học, người tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng đều có thể đăng ký thi
. |
Các điều kiện để tham gia kỳ thi CPA Úc bao gồm: sở hữu bằng đại học, bằng cao học hoặc các chứng chỉ quốc tế được công nhận bởi CPA Úc | Đối với bằng tốt nghiệp đại học, yêu cầu chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài chính – Ngân hàng.
Đối với bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác, cần có ít nhất 7% nội dung học liên quan đến Kế toán – Kiểm toán – Tài chính – Thuế – Phân tích hoạt động tài chính hoặc sở hữu chứng chỉ quốc tế được quy định |
Kinh nghiệm | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Yêu cầu ít nhất 36 tháng kinh nghiệm làm việc thực tế trong lĩnh vực Kế toán, Tài chính, kiểm toán. |
Hình thức thi | Một số môn thi trên máy tính và có thể đăng ký bất kỳ lúc nào trong năm như: cấp độ Applied Knowledge và môn LW/F4 UK/Global cấp độ Applied Skills
Các môn thi trên máy tính theo 4 kỳ thi diễn ra vào các tháng 3, 6, 9, 12 là các môn còn lại cấp độ Applied Skills Với môn Strategic Professional chuyển từ hình thức thi trên giấy sang thi trên máy tính từ tháng 6/2021 |
Các kỳ thi được tổ chức linh hoạt và thí sinh có thể lựa chọn thi trên giấy hoặc máy tính | Hình thức thi trên giấy và tổ chức mỗi năm ít nhất 1 lần, thường là vào cuối năm, khoảng tháng 12. |
Số lượng môn học | 15 môn học với 3 cấp độ | 18 môn học với 2 cấp độ | 7 môn học |
Yêu cầu đầu vào | Dễ dàng | Cần có bằng cấp được CPA Úc công nhận | Tốt nghiệp Đại học đủ chỉ tiêu + 36 tháng kinh nghiệm làm việc |
Số môn học cần hoàn thành | 13/15 môn | 12/18 môn | 7 môn |
Thời gian dự kiến của chương trình học | 2 – 3 năm | 1,5 – 3 năm | 6 – 8 tháng |
Chi phí ôn thi | 70.000.000 – 140.000.000 VNĐ | 180.000.000 – 240.000.000 VNĐ | 14.000.000 – 20.000.000 VNĐ |
Yêu cầu để nhận chứng chỉ | Có 36 tháng kinh nghiệm liên quan và đã tham gia bài thi Đạo đức nghề nghiệp | Bằng cấp được công nhận bởi CPA Úc và yêu cầu hoàn thiện 4 kỹ năng gồm: kỹ năng Kỹ thuật, Hiệu quả cá nhân, Kinh doanh và Lãnh đạo | – Đạt tổng điểm từ 38 điểm trở lên cho 6 môn thi (Không bao gồm môn ngoại ngữ)
– Và mỗi môn thi đạt từ điểm 5 trở lên |
4. Đánh giá và lựa chọn giữa chứng chỉ ACCA và CPA
4.1. Điều gì cần xem xét khi lựa chọn giữa hai chứng chỉ?
Tùy thuộc vào mục đích và dự định công việc, bạn có thể lựa chọn chứng chỉ CPA hoặc ACCA phù hợp. Cụ thể:
- Nếu bạn là sinh viên hoặc tốt nghiệp cao đẳng và muốn gia nhập ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài chính – Thuế, chứng chỉ ACCA là phù hợp vì yêu cầu đầu vào không quá khắt khe về bằng cấp và kinh nghiệm.
- Nếu bạn muốn có chứng chỉ được công nhận rộng rãi trên toàn cầu, chứng chỉ ACCA là lựa chọn tốt vì được công nhận tại 179 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Nếu bạn bắt buộc phải có chứng chỉ CPA Việt Nam như Kế toán trưởng, người được làm thuê dịch vụ sổ sách kế toán, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán, người hành nghề kế toán trong các doanh nghiệp kế toán, chủ sở hữu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, bạn cần thi chứng chỉ CPA Việt Nam hoặc sở hữu chứng chỉ ACCA, CPA Úc để thi 1 kỳ thi sát hạch chuyển đổi.
- Nếu bạn muốn có nhiều chứng chỉ để làm đẹp CV và thể hiện năng lực, chứng chỉ ACCA là sự lựa chọn tốt vì nó cung cấp 8 chứng chỉ, bằng cấp cho người học.
- Nếu xét đến tiêu chí chi phí, chứng chỉ CPA Việt Nam là tốt nhất vì chỉ tốn khoảng 14.000.000Đ – 18.000.000Đ chi phí ôn thi 7 môn và 250K/môn lệ phí tham dự kỳ thi, hoặc chi phí kỳ thi sát hạch chuyển đổi. So sánh với chứng chỉ ACCA và CPA Úc, chi phí của chứng chỉ ACCA thì thấp hơn.
4.2. So sánh Hiệp hội cấp chứng chỉ ACCA và CPA Úc
Tiêu chí | Chứng chỉ ACCA | Chứng chỉ CPA Úc |
Trụ sở chính của hiệp hội | London, Anh | Melbourne, Australia |
Năm thành lập của hiệp hội | 1904 | 1886 |
Số lượng văn phòng/quốc gia của hiệp hội | 44 | 16 |
Quốc gia công nhận | 179 | 118 |
Số lượng hội viên toàn cầu | Trên 219.000 hội viên | 166.166 hội viên |
Số lượng hội viên Việt Nam | Hơn 1.300 | Hơn 1.000 |
Yêu cầu để nhận chứng chỉ | Có 36 tháng kinh nghiệm liên quan và đã tham gia bài thi Đạo đức nghề nghiệp | Bằng cấp được công nhận bởi CPA Úc và yêu cầu hoàn thiện 4 kỹ năng gồm: kỹ năng Kỹ thuật, Hiệu quả cá nhân, Kinh doanh và Lãnh đạo |
Khả năng chuyển đổi giữa các chứng chỉ | Sau khi hoàn thành kỳ thi chuyển đổi kiến thức, sẽ được cấp chứng chỉ CPA Việt Nam. Hiện vẫn chưa có thỏa thuận công nhận thành viên, việc chuyển đổi sẽ được xem xét cho từng trường hợp riêng biệt, có những trường hợp sẽ được miễn thi tới 9/12 môn nếu đã có chứng chỉ CPA Úc | Để đạt được chứng chỉ CPA Việt Nam, chỉ cần thi đậu 01 bài kiểm tra duy nhất. Bên cạnh đó, nếu đã có chứng chỉ ACCA ở cấp độ Applied Knowledge và Applied Skills, sẽ được miễn thi tới 9 môn tương ứng trong kỳ thi của CPA Úc |
Thời hạn yêu cầu | 7 năm cho các môn cấp độ Strategic Professional | 6 năm |
Trên đây là toàn bộ điểm giống và khác nhau giữa chứng chỉ ACCA và CPA Úc, CPA Việt Nam. Hy vọng với bài viết này, kế toán sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất, tạo tiền đề bứt phá sự nghiệp trong tương lai.
>>> Tìm hiểu thêm: Khóa ôn thi CPA online uy tín toàn quốc tại: https://docs.google.com/forms/