EBITDA là một trong những chỉ số tài chính quan trọng được sử dụng để đo lường, đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp và hỗ trợ quá trình ra quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, EBITDA là chỉ số quan trọng để kế toán có thể xác định chính xác khoản lãi vay được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hãy cùng VisioEdu tìm hiểu về chỉ tiêu này và cách tính chính xác trong bài viết sau đây nhé.
1. EBITDA là gì?
EBITDA (Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization) là lợi nhuận trước khi trừ các khoản chi phí lãi vay, thuế, khấu hao và phân bổ tài sản không hữu hình của doanh nghiệp. Chỉ số này được sử dụng để đánh giá tổng quan hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về EBITDA, hãy xem xét hai yếu tố quan trọng: D – Depreciation (khấu hao) và A – Amortization (phân bổ).
Depreciation: Đây là khoản khấu hao của các tài sản vật lý cố định của doanh nghiệp, như máy móc, thiết bị, và tài sản vật lý khác.
Amortization: Amortization là việc khấu hao các tài sản vô hình của doanh nghiệp, chẳng hạn như bằng sáng chế hoặc quyền sở hữu.
Trong một số tình huống, EBITDA có thể được sử dụng thay thế cho lợi nhuận ròng:
Khi cần so sánh hiệu suất của doanh nghiệp với ngành công nghiệp để hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của nó.
Trong các ngành có tỷ trọng lớn về tài sản dẫn đến mức khấu hao cao.
Trong mô hình định giá như tỷ lệ giá trị doanh nghiệp so với EBITDA (EV/EBITDA) hoặc khi cần thay thế cho chỉ số dòng tiền hoạt động trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư.
Trong các chỉ số tài chính như tỷ lệ lợi nhuận EBITDA trên doanh số, tỷ lệ nợ so với EBITDA, hoặc EBITDA so với tổng chi phí lãi vay để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2. Ý nghĩa của chỉ số EBITDA
Chỉ số EBITDA có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phân tích tài chính, cụ thể như sau:
- Chỉ số EBITDA phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Các yếu tố như lãi vay, thuế và khấu hao là những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, nhưng chúng không phản ánh trực tiếp khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Do đó, đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- Chỉ số EBITDA có thể được sử dụng để so sánh khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Chỉ số EBITDA của các doanh nghiệp trong cùng ngành thường tương đồng với nhau. Do đó, nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số này để so sánh khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong cùng ngành, từ đó lựa chọn được những doanh nghiệp có khả năng sinh lời tốt.
- Chỉ số EBITDA có thể được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu chỉ số EBITDA cao hơn chi phí lãi vay, điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ vay.
3. Vai trò của chỉ số EBITDA
EBITDA có vai trò quan trọng đối với cả chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư bởi nó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và dự đoán tiềm năng phát triển trong tương lai.
Giúp các nhà đầu tư loại trừ được các chi phí trả lãi vay, thuế, khấu hao – đây là những yếu tố khiến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không được phản ánh chính xác. Từ đó, nhà đầu tư có cái nhìn bao quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp đang được quan tâm.
Đối với danh nghiệp có giao dịch liên kết, chỉ số EBITDA vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lãi vay được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, đây là chỉ tiêu quan trọng mà mọi kế toán cần nắm được chính xác cách tính.
Đối với các doanh nghiệp thuộc những ngành có tỷ trọng tài sản lớn như sản xuất, công nghệ thông tin, lợi nhuận ròng thường sẽ thấp. Tuy nhiên, ở những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có tỷ trọng tài sản lớn (phải đầu tư mặt bằng, máy móc, trang thiết bị, công nghệ để sản xuất kinh doanh) dẫn đến có khấu hao cao, làm cho EBITDA cao lên khiến kết quả kinh doanh ảo hơn thực tế.
Đối với doanh nghiệp đang có sự chênh lệch về thuế thu nhập doanh nghiệp lớn thì EBITDA giúp đánh giá đúng về tiềm năng phát triển, nhờ đó nhà đầu tư sẽ có lựa chọn tối ưu.
4. Cách tính EBITDA mới nhất
EBITDA sẽ được tính theo công thức như sau:
EBITDA = Lợi nhuận sau thuế + Thuế TNDN + Chi phí lãi vay + Khấu hao
Trong công thức ở trên, có thể thấy công thức tính EBIT:
EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao + Chi phí lãi vay
Như vậy, có thể rút ngắn công thức tính EBITDA thành công thức như sau:
EBITDA = EBIT + Khấu hao
Trong đó, EBIT (Earnings Before Interest and Taxes) có nghĩa là lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Công thức tính:
EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi Vay
Lưu ý: Các thông tin như lợi nhuận sau thuế, thuế, khấu hao và chi phí lãi vay được trình bày trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà cụ thể là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Có thể bạn quan tâm:
=> Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?
=> Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp
=> Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp
=> Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp
Trên đây là những nội dung quan trọng nhất về EBITDA và cách tính. Hy vọng với những chia sẻ này, kế toán tại doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp có giao dịch liên kết sẽ nắm vững công thức tính, xác định chính xác các khoản chi phí được trừ khi lập hồ sơ quyết toán thuế TNDN.
Để tìm hiểu rõ hơn về giao dịch liên kết, hãy tham khảo ngay khóa học Kê khai Giao dịch liên kết tại VisioEdu. Link khóa học tại: https://forms.gle/n7jBw5jsvRSXMDUp9
Hoặc liên hệ hotline 0973.551.661 – 0394.551.661 để được tư vấn miễn phí.