Cách tính và hướng dẫn nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

Thuế Giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là một loại thuế khá đặc. Doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu từ nước ngoài về Việt Nam sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Vậy thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu sẽ được tính như thế nào, nộp thuế ở đâu? Hãy cùng VisioEdu tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

1. Tìm hiểu về khái niệm thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

Điều 3, Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 và Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng được miễn thuế.

Đối với các hàng hóa nhập khẩu (NK) thì thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu là số tiền thuế tính được dựa trên tổng giá trị của lô hàng nhập khẩu, đã bao gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có).

Do đó, thuế GTGT hàng nhập khẩu là số thuế mà doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá phải trả. Giá trị tính thuế bao gồm: thuế nhập khẩu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.

2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu

Căn cứ tại Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì thuế suất thuế GTGT hiện nay có 3 mức: 0%, 5%, 10%.

Cụ thể, theo quy định tại Thông tư 83/2014/TT-BTC thì thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu hầu hết sẽ ở mức 10%. Một số ít hàng hoá được quy định chỉ phải chịu thuế suất 5%. Một số loại hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 0% nhưng không phải là hàng hóa nhập khẩu.

3. Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

Thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ được tính như sau:

Giá tính thuế GTGT = Giá nhập tại cửa khẩu + Chi phí thuế nhập khẩu + Chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt + Chi phí thuế bảo vệ môi trường

Trong đó:

– Giá nhập tại cửa khẩu là giá cần phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.

– Chi phí thuế nhập khẩu = Giá nhập tại cửa khẩu x thuế suất thuế nhập khẩu

– Chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt) = (Giá nhập tại cửa khẩu + chi phí thuế nhập khẩu) x thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

– Chi phí thuế bảo vệ môi trường = Số lượng hàng hóa tính thuế x mức thuế trên một đơn vị hàng hoá.

Nếu loại thuế nào không phải nộp thì sẽ chi phí thuế đó bằng 0.

Như vậy có thể thấy thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu khác so với hàng hóa thông thường là sẽ phải tính thêm một số chi phí theo quy định của Pháp luật.

>>> Xem thêm: Những điểm mới của mẫu tờ khai thuế Giá trị gia tăng theo Thông tư 80

4. Nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu ở đâu?

Thuế GTGT hàng nhập khẩu nộp tại cơ quan thuế địa phương nơi sản xuất kinh doanh. Hoặc có thể nộp bằng cách chuyển khoản ngân hàng.

Doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện kê khai tờ khai hải quan và xác định số thuế phải nộp. Bao gồm số thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Sau đó tiến hành nộp thuế bằng tiền gửi như sau:

– Căn cứ vào số thuế phải nộp, nhân viên mua hàng làm đề nghị chuyển khoản nộp thuế hàng nhập khẩu

– Kế toán viên lập Giấy nộp tiền vào ngân sách, có chữ ký của Kế toán trưởng và Giám đốc

– Ngân hàng căn cứ vào Giấy nộp tiền vào ngân sách sẽ chuyển tiền cho cơ quan Thuế

5. Thuế GTGT hàng nhập khẩu có được hoàn không

Hoàn thuế GTGT là hoạt động mà cơ quan nhà nước hoàn cho doanh nghiệp khoản thuế GTGT mà doanh nghiệp đã nộp trước đó. Đây là trường hợp thường thấy với các doanh nghiệp sản xuất, chế xuất nếu đủ điều kiện hoàn thuế và có đề nghị hoàn với cơ quan thuế. Thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ được hoàn trong các trường hợp sau:

– Hàng nhập khẩu với mục đích để sản xuất hoặc tiêu dùng trong nước

– Nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không có đơn hàng trước

– Hàng nộp thừa thuế, nhầm thuế

Hàng hoá nhập khẩu thuộc các trường hợp trên sẽ được hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên, để được hoàn thuế, doanh nghiệp cần đáp ứng được những điều kiện sau:

– Doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh hợp pháp được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền

– Doanh nghiệp đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

– Doanh nghiệp đã lập sổ kế toán, lưu giữ sổ và chứng từ đúng quy định

– Doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi ngân hàng

– Một số trường hợp có thể cần thêm tờ khai hải quan, hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hoá đúng theo quy định.

6. Các trường hợp doanh nghiệp không được hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu

Doanh nghiệp sẽ không được hoàn thuế GTGT nếu thuộc các trường hợp sau: 

Nhập khẩu hàng hoá, sau đó lại xuất khẩu

Nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu theo đơn hàng có trước

Hàng nhập khẩu không có đủ giấy tờ theo quy định

7. Thuế GTGT hàng nhập khẩu có được khấu trừ không?

Để doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu hay còn gọi là khấu trừ thuế đầu vào, cần đáp ứng điều kiện sau:

Có hoá đơn thuế GTGT hợp lệ

Hoá đơn mua hàng nhập khẩu lớn hơn 20 triệu cần có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

Có chứng từ chứng minh hoạt động chuyển tiền từ ngân hàng

Như vậy, trên đây là giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về: Thuế GTGT hàng nhập khẩu là gì? Các tính Thuế GTGT hàng nhập khẩu. Hi vọng, những thông tin này sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu và xác định được số thuế GTGT hàng nhập khẩu, từ đó thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ thuế, tránh được rủi ro không đáng có.

Có thể bạn cũng quan tâm:

>>> Khóa học Hành nghề Thuế chuyên sâu – Giải đáp mọi vướng mắc về hoàn thuế và nhiều sắc thuế quan trọng khác

>>> Hoàn Thuế Giá trị gia tăng khi mua xe cho Doanh nghiệp

 

THEO DÕI

NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành

    Thảo luận với chúng tôi

    Bài cùng chủ đề
    Nguyên tắc và lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200

    Nguyên tắc và lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    18 Th10 2024

    Lập báo cáo tài chính là công việc đòi hỏi kế toán không chỉ vững chuyên môn mà còn cần…

    Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo quy định mới nhất tại Thông tư 200

    Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo quy định mới nhất tại Thông tư 200

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Lập Bảng cân đối kế toán là bước đột phá mở ra cơ hội thăng tiến cho kế toán. Là…

    Khóa học chi tiết, hệ thống nhất giúp kế toán Trình bày và lập Báo cáo Tài chính chuẩn chỉnh

    Khóa học chi tiết, hệ thống nhất giúp kế toán Trình bày và lập Báo cáo Tài chính chuẩn chỉnh

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Lập Báo cáo Tài chính là công việc mà mọi kế toán đều phải thực hiện trước các kỳ quyết…

    Hệ thống các báo các tài chính theo quy định của Thông tư 200 mới và chuẩn nhất

    Hệ thống các báo cáo tài chính theo quy định của Thông tư 200 mới và chuẩn nhất

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th10 2024

    Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng để doanh nghiệp nộp lên Cơ quan Thuế và công bố…

    Bài cùng tác giả
    Hợp đồng đặt cọc có phải công chứng không

    Hợp đồng đặt cọc có phải công chứng không?

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    12 Th10 2024

    Hợp đồng đặt cọc là một phần quan trọng trong quá trình giao dịch, nhất là khi liên quan đến…

    Vốn chủ sở hữu trong là gì? Cách xác định và tính toán

    Vốn chủ sở hữu là gì? Công thức tính vốn chủ sở hữu

    Giảng viên: Tác giả: Edu Visio
    04 Th3 2024

    Trong bất cứ doanh nghiệp nào, dù là công ty nhỏ lẻ hay tập đoàn đa quốc gia, vốn luôn…

    Đề thi CPA 2023 môn Kế toán

    Đề thi CPA 2023 môn Kế toán

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    17 Th5 2024

    Kỳ thi CPA năm nay đang đến gần và môn Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao…

    Có nên thi chứng chỉ đại lý thuế không

    Giảng viên: Tác giả: visio.admin
    08 Th1 2024

    Để nâng cao năng lực, khẳng định bản thân và đáp ứng tốt nhu cầu công việc cho kế toán….

    Khóa Học Liên Quan

    Pháp luật Hợp đồng

    Giúp kế toán vững vàng, tự tin xử lý tất cả các loại hợp đồng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, mở rộng cơ hội phát triển công việc.

    Đăng ký tư vấn
    1024×768_cpa

    Ôn thi chứng chỉ CPA

    Sở hữu lộ trình ôn thi CPA, APC hiệu quả nhất từ chuyên gia đầu ngành cùng VisioEdu giúp bạn tự tin tham dự kỳ thi và nhận chứng chỉ sau 1 khóa học.

    Đăng ký tư vấn

    NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT

    Nhanh chóng, kịp thời cập nhật những thông tin và đánh giá của chuyên gia trong ngành