Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bảng báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp, hỗ trợ và bổ sung cho bảng cân đối kế toán cũng như bảng báo cáo thu nhập. Vậy bạn có biết báo cáo lưu chuyển tệ là gì? Ý nghĩa, mục đích và các phương pháp lập như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây!
1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tên gọi tiếng anh là Cash Flow Statement (CFS). Đây là loại báo cáo tài ghi lại toàn bộ sự dịch chuyển của các dòng tiền cũng như các khoản tương đương tiền (CCE) trong doanh nghiệp.
Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp doanh nghiệp đo lường được mức độ quản lý tiền mặt như thế nào, từ đó hoàn thiện các nghĩa vụ trả nợ và tài trợ cho một số hoạt động tài chính khác của công ty.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong những bảng báo cáo quan trọng hỗ trợ và bổ sung cho bảng cân đối kế toán cũng như bảng báo cáo thu nhập.
2. Cấu trúc của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Khi nắm được khái niệm báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì, thì tiếp theo bạn cần xác định được cấu trúc của một bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Nó sẽ bao gồm 3 hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau như sau:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Là dòng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh và sản xuất của một doanh nghiệp gồm tiền vào và tiền ra. Tiền vào là lợi nhuận có được từ việc buôn bán hàng hóa ra thị trường. Còn tiền ra là các loại thuế, tiền mua nguyên liệu thô và lương trả cho nhân viên.
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thường được dùng để đánh giá khả năng tài chính của một doanh nghiệp. Nếu dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương, nghĩa là hoạt động kinh doanh của công ty đó có lợi nhuận. Nếu dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm, điều này cho thấy công ty đang gặp khó khăn về tài chính.
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Là các khoản tiền thu và tiền chi phát sinh từ các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Tiền thu vào của doanh nghiệp được tính từ việc mua, bán hoặc chuyển nhượng các tài sản cố định. Khoản chi của doanh nghiệp được xác định là khoản tiền chi cho các hoạt động đầu tư như: mua sắm trang thiết bị cần thiết trong quá trình sản xuất, đầu tư vào doanh nghiệp khác.
- Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Là tiền liên quan đến việc tăng hoặc giảm vốn của chủ sở hữu bao gồm các khoản thu và chi phát sinh từ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: vay mượn, trả nợ, trả cổ tức hoặc phát hành cổ phiếu
3. Ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp giúp các nhà quản trị nắm bắt và phân tích việc thu và chi của doanh nghiệp vào mục đích gì.
Nhờ báo cáo lưu chuyển tiền tệ mà nhà quản lý doanh nghiệp có thể biết được mối quan hệ giữa dòng tiền thuần và lợi nhuận. Báo cáo cũng phản ánh rõ ràng lý do của sự chênh lệch giữa dòng tiền tệ vào và ra như thế nào giúp quản trị doanh nghiệp cân đối thu chi hiệu quả.
Bên cạnh đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn giúp nhà quản trị nhận định và đánh giá chính xác khả năng tạo ra tiền từ yếu tố nội hay ngoại sinh trong tương lai và cả khả năng trả nợ đúng hạn, nhu cầu vốn bổ sung của doanh nghiệp nữa.
4. Các phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Hiện nay có 02 phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đó là lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ phương pháp trực tiếp và lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ phương pháp gián tiếp.
Hai phương pháp này căn cứ trên hai thông tư đó là Thông tư 200 và Thông tư 300. Và khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 2 phương pháp này, người lập cần tuân theo những nguyên tắc quan trọng này:
Đối với phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp
Nguyên tắc lập: Theo phương pháp gián tiếp, các luồng tiền vào và các luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế TNDN của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh và các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, gồm:
- Các khoản chi phí không bằng tiền, như: Khấu hao TSCĐ, dự phòng.
- Các khoản lãi, lỗ không phải bằng tiền, như: Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện.
- Các khoản lãi, lỗ được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, như: Lãi, lỗ về thanh lý nhượng bán TSCĐ và bất động sản đầu tư, tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia.
- Chi phí lãi vay đã ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được điều chỉnh tiếp tục với sự thay đổi vốn lưu động, chi phí trả trước dài hạn và các khoản thu, chi khác từ hoạt động kinh doanh, như:
- Các thay đổi trong kỳ báo cáo của khoản mục hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh
- Các thay đổi của chi phí trả trước
- Lãi tiền vay đã trả
- Thuế TNDN đã nộp
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh
>> Xem thêm: Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ phương pháp gián tiếp
Đối với phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp
Lập báo cáo tiền tệ theo phương pháp trực tiếp, các dòng tiền vào và ra được xác định và trình bày bằng việc tổng hợp và phân tích trực tiếp từ những khoản tiền chi và vào theo mỗi nội dung thu và chi từ chi tiết của doanh nghiệp và từ các sổ kế toán.
>> Xem thêm: Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ phương pháp trực tiếp
Theo đó, khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ bạn cần đảm bảo những nguyên tắc nêu trên nhằm đảm bảo tính chính xác, hợp pháp của báo cáo.
Trên đây là nội dung báo cáo lưu chuyển tệ là gì? Ý nghĩa, mục đích và các phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nắm vững báo cáo này sẽ giúp kế toán cũng như nhà quản lý hiểu rõ doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn về báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tham khảo ngay khóa lập Báo cáo tài chính của visio.edu.vn tại đây: https://forms.gle/QTgar7Vyx84VhTD26