Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tối ưu lợi ích kinh tế nên thường thuê các cơ sở làm dịch vụ về thuế bên ngoài. Vì vậy, kế toán hành nghề thuế cần phải đảm bảo tính chuyên nghiệp, cẩn thận, tỉ mỉ cao và đáp ứng đủ điều kiện từ Tổng cục Thuế. Trong bài viết dưới đây, VisioEdu sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi khi nhân viên Đại lý Thuế được hành nghề tư vấn và làm thủ tục về thuế.
1. Nhân viên Đại lý Thuế được hành nghề khi nào?
Thông tư số 10/2021/TT-BTC quy định, kế toán hành nghề về thuế phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú và làm việc tại Việt Nam, không thuộc đối tượng không được làm nhân viên Đại lý Thuế quy định tại khoản 4 Điều 105 Luật Quản lý thuế.
- Có chứng chỉ Đại lý Thuế do Tổng cục Thuế cấp.
- Là người đại diện theo pháp luật của Đại lý Thuế hoặc có hợp đồng lao động làm việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ về thuế.
- Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức chứng chỉ Đại lý Thuế theo quy định.
Kế toán làm dịch vụ về thuế được hành nghề kể từ ngày được Cục Thuế thông báo đủ điều kiện hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Tại một thời điểm, kế toán có chứng chỉ Đại lý Thuế chỉ được hành nghề tại 01 cơ sở kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, không được hành nghề trong thời gian bị đình chỉ hoặc bị chấm dứt hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Đại lý Thuế cung cấp thông tin kế toán hành nghề thuế tại doanh nghiệp của mình cho Cục Thuế khi đăng ký cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế của Đại lý Thuế theo quy định hoặc khi thông báo thay đổi thông tin nhân viên.
>>> Xem thêm: Ôn thi chứng chỉ Đại lý Thuế có khó không?
2. Trường hợp bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
Theo Thông tư 10/2021/TT-BTC, Đại lý Thuế sẽ bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế nếu thuộc một trong năm trường hợp sau:
- Không đáp ứng được điều kiện có ít nhất 2 kế toán được cấp chứng chỉ Đại lý Thuế, làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp trong 3 tháng liên tục kể từ ngày Thông tư số 10/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì Cục Thuế các tỉnh, thành phố thực hiện đình chỉ kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế đối với Đại lý Thuế.
- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu cho cơ quan thuế theo quy định.
- Tiết lộ thông tin gây thiệt hại về vật chất, tinh thần và uy tín của người nộp thuế sử dụng dịch vụ Đại lý Thuế (trừ trường hợp người nộp thuế đồng ý hoặc pháp luật có quy định).
- Sử dụng, quản lý nhân viên hành nghề về thuế không đúng theo quy định tại Thông tư này.
- Không thực hiện thông báo, báo cáo theo quy định tại Khoản 8 Điều 24 Thông tư này từ 15 ngày trở lên so với thời hạn báo cáo hoặc thời hạn thông báo của cơ quan thuế (quy định mới).
Thời hạn đình chỉ được tính từ ngày quyết định đình chỉ của Cục thuế có hiệu lực cho đến khi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ về thuế khắc phục được sai phạm, nhưng tối đa không quá 90 ngày kể từ ngày quyết định đình chỉ có hiệu lực.
Trên đây, VisioEdu đã chia sẻ cho kế toán những điều kiện để thực hiện làm dịch vụ về thuế cũng như các trường hợp bị đình chỉ kinh doanh Đại lý Thuế. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn để tránh khỏi những sai sót không đáng có.
Nếu bạn vẫn cần thêm bất cứ thông tin gì, đừng ngần ngại, hãy liên lạc với VisioEdu để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Nâng tầm danh vị kế toán với khóa học Ôn thi Đại lý Thuế tại VisioEdu
>>> Quy định cập nhật kiến thức với kế toán có chứng chỉ Đại lý Thuế